Sự phụ thuộc của HHG vào góc định phương

Một phần của tài liệu Sóng hài từ ion hóa xuyên hàm bằng laser siêu ngắn với việc nhận biết cấu trúc động phân tử (Trang 50 - 52)

Như trên đã trình bày, để có thể thu nhận hình ảnh đám mây điện tử lớp ngoài cùng HOMO, ta cần thông tin HHG được đo ứng với 19 góc định phương từ 00 đến 900. Hình 2.1 cho thấy sự thay đổi của cường độ HHG theo phương song song với vectơ phân cực của laser ứng với các góc định phương khác nhau.

Hình 2.1 Cường độ HHG phát ra từ N2được đo theo phương song song với vectơ phân cực của chùm laser ứng với 10 góc định phương từ 00đến 900.

Kết quả này cho phép ta khảo sát sự phụ thuộc của HHG theo góc định phương một cách cụ thể. Hình 2.2 cho thấy sự phụ thuộc vào góc định phương của HHG ứng với các bậc dao động đang xét là 21, 29 và 37.

Hình 2.2 Sự phụ thuộc của HHG phát ra từ N2theo góc định phươngθ.

Theo hình 2.2 ta thấy đối với thành phần song song, HHG có cường độ lớn nhất ứng với góc định phương 00, trong khi đó thành phần vuông góc sẽ đạt giá trị lớn nhất ở góc định phương 350 – 400. Sở dĩ thành phần song song với phương vectơ phân cực của HHG phát ra từ N2 đạt cực đại ứng với góc định phương 00 là do tính đối xứng của đám mây điện tử của lớp ngoài cùng. Do phân tử N2 có đối xứng dạng g (như hình 2.3) nên HHG phát ra sẽ cho giá trị lớn nhất khi trục phân tử song song với vectơ phân cực của chùm laser [83], [118], [142].

Hình 2.3 HOMO của phân tử N2

với phương pháp DFT và hệ hàm cơ sở 6-31+G(d,p).

Trong luận án này, để có được hàm sóng mô tả HOMO khi mô phỏng quá trình tương tác, chúng tôi sử dụng phần mềm Gaussian ứng dụng trong hóa lượng tử [33].

Một phần của tài liệu Sóng hài từ ion hóa xuyên hàm bằng laser siêu ngắn với việc nhận biết cấu trúc động phân tử (Trang 50 - 52)