Kiến nghị với bộ thương mại

Một phần của tài liệu Hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu viglacera thực trạng và giải pháp (Trang 79 - 80)

Hiện nay, nhìn chung thì năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, của các doanh nghiệp Việt Nam, của hàng hóa và dịch vụ và toàn nền kinh tế nước ta so với yêu cầu chủ động hội nhập kinh tế quốc còn thấp và chuyển biến châm. Trước tình hình này, Bộ Thương Mại phải có những chính sách nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế. Cụ thể:

Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp huy động các nguồn vốn đầu tư để đầu tư theo chiều sâu.

Muốn cạnh tranh và hội nhập thắng lợi thì việc huy động mọi nguồn vốn để đầu tư theo chiều sâu tức là đầu tư vào đổi mới thiết bị, đổi mới công nghệ sản xuất để hoàng hóa sản xuất ra có chất lượng cao hơn, mẫu mã phong phú đẹp hơn với giá thành hạ. Đây là một hướng đầu tư lâu dài và hiệu quả.

Công ty có thể huy động vốn ODA, FDI từ một số các tổ chức nước ngoài, của Chính phủ một số nước như Nhật Bản, Đan Mạch, Hà Lan… hoặc có thể huy động các nguồn vốn của Việt kiều ta ở nước ngoài… Điều quan trọng phải đặt ra đối với các doanh nghiệp là sử dụng các nguồn vốn đó như thế nào cho đạt hiệu quả cao nhất.

Định hướng cho các doanh nghiệp Việt Nam xây dựng chiến lược thị trường.

Đây là cơ sở để các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường quốc tế. Xây dựng một chiến lược thị trường, giúp

cho các doanh nghiệp xuất khẩu ngày cành được mở rộng, người tiêu dùng tại thị trường các nước tiếp cận được với các hàng hóa, dịch vụ mới với chủng loại đa dạng hơn chất lượng tốt hơn, từng bước khẳng định thương hiệu của các sản phẩm Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại, sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có mặt tại thị trường trên thị trường thế giới, ngay cả thị trường khó tính nhất. Kết hợp với chính sách về sản phẩm, giá, phân phối sản phẩm của các doanh nghiệp đã được khách hàng ở các nước như Nhật Bản, Mỹ, EU… ưu chuộng.

Định hướng đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp Việt Nam

Yếu tố con người đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam. Muốn bình đẳng trong hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, các doanh nghiệp phải có đội ngũ kỹ thuật, quản lý giỏi về nghiệp vụ, tốt về phẩm chất chính trị, đạo đức.

Các doanh nghiệp cũng kiến nghị đối với Bộ Thương Mại phải đề ra những biện pháp mạnh chống gian lận thương mại, nhất là hoạt động buôn lậu qua biên giới, để các doanh nghiệp Việt Nam có thể cạnh tranh lành mạnh tại thị trường trong nước. Mặt khác, Bộ Thương Mại phải kết hợp với Chính phủ có biện pháp khẩn trương việc gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp cạnh tranh trong quá trình hội nhập Kinh tế quốc tế.

Một phần của tài liệu Hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu viglacera thực trạng và giải pháp (Trang 79 - 80)