Phần này sẽ đi vào quan hệ Việt Nam với một số nước tiêu biểu như: Inđônêxia, Thái Lan, Xingapo.
2.2.2.1 Quan hệ Việt Nam - Inđônêxia
Quan hệ Việt Nam - Inđônêxia trong lịch sử tuy có những bước thăng trầm, nhưng cả hai luôn mềm dẻo, có thái độ tích cực trong việc giải quyết những vấn đề vướng mắc, luôn dành cho nhau sự giúp đỡ trong lúc gặp khó khăn. Trong các nước thành viên sáng lập ASEAN, Việt Nam có quan hệ sớm nhất với Inđônêxia. Năm 1964, hai nước thành lập quan hệ ngoại giao trên cơ sở hữu nghị truyền thống và sự hợp tác tích cực trong một số vấn đề quốc tế. Hai nước đã hợp tác giải quyết vấn đề Campuchia thông qua các cuộc họp không chính thức JIM 1, JIM 2 và IMC do Inđônêxia chủ trì. Từ đầu thập niên 90, đến nay quan hệ giữa hai nước nâng lên một tầm cao mới trên nhiều lĩnh vực.
Về chính trị: Lãnh đạo hai nước đã thường xuyên tiến hành các chuyến thăm
nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau và thúc đẩy hợp tác giữa hai nước. Từ năm 2001 đến nay, hai nước đã trao đổi nhiều đoàn cấp cao sang thăm lẫn nhau. Tháng 11/2001 và tháng 4/2005, Chủ tịch nước Trần Đức Lương sang thăm Inđônêxia; chuyến thăm Inđônêxia của Phó Thủ tướng Nguyễn Mạnh Cầm năm 2002.
Về phía Inđônêxia, Tổng thống Megawati Sukarnopuchi thăm Việt Nam ngày 22/8/2001. Trong chuyến thăm này, 2 bên đã ký thoả thuận về cung cấp gạo giữa 2 bên. Từ ngày 25 - 27/6/2003, Tổng thống Megawati Sukarnopuchi thăm Việt Nam. Hai nước đã ký nhiều Hiệp định hợp tác, đồng thời ký “Tuyên bố về
khuôn khổ hợp tác hữu nghị và toàn diện bước vào thế kỷ XXI”. Chuyến thăm
này thể hiện nỗ lực phối hợp của hai nước để phát triển hơn nữa quan hệ song phương tốt đẹp, dựa trên nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau và cùng có lợi. Thủ tướng Inđônêxia Susilo Bambăng Yudhoyono thăm Việt Nam tháng 5/2005. Các nhà lãnh đạo 2 nước thường xuyên gặp song phương bên lề một số Hội nghị quốc tế quan trọng. Hai nước cũng trao đổi nhiều đoàn của Quốc hội và các bộ, ngành. Đây là nền tảng để tăng cường hơn nữa quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Inđônêxia.
Về vấn đề Biển Đông, hai nước tái khẳng định tầm quan trọng của hòa bình, ổn định, an toàn, an ninh và tự do hàng hải tại Biển Đông; giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, kiềm chế, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực; tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS); thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm hoàn thành Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC).
Trong vấn đề quốc tế và khu vực, hai nước tiếp tục tăng cường tham vấn và phối hợp lập trường chặt chẽ giữa hai nước tại các Diễn đàn khu vực và quốc tế, đặc biệt là trong ASEAN và Liên hợp quốc; nhất trí cùng phối hợp với các nước thành viên ASEAN khác nỗ lực hoàn thành mục tiêu xây dựng Cộng đồng vào năm 2015. Việt Nam khẳng định tiếp tục ủng hộ Inđônêsia trong vai trò Chủ tịch APEC 2013; cảm ơn và mong muốn Inđônêsia tiếp tục ủng hộ Việt Nam đăng cai APEC 2017.
Hai nước đã ký các Hiệp định hợp tác song phương như: Hiệp định thương mại, Hiệp định hợp tác kinh tế, khoa học kỹ thuật, Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, Hiệp định vận tải biển, Hiệp định vận chuyển hàng không dân dụng, Hiệp định hợp tác lâm nghiệp, Hiệp định tránh đánh thuế hai lần, Hiệp định Phân định ranh giới thềm lục địa Việt Nam - Inđônêxia.
Về quan hệ kinh tế - thương mại: Kim ngạch buôn bán 2 chiều giữa hai
nước không ngừng tăng từ 469 triệu USD năm 2001 (tăng hơn so với năm 1994 chỉ có 250 triệu USD) và tăng lên 810 triệu USD năm 2002; năm 2003 đạt 1,018 tỷ USD; (trong đó Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Inđônêxia 467,4 triệu USD); năm 2004 đạt 1,18 tỷ USD (trong đó giá trị xuất khẩu của Inđônêxia sang thị trường Việt Nam đạt 662 triệu USD, giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Inđônêxia là 438 triệu USD). Đến tháng 11/2005 kim ngạch thương mại 2 chiều đạt 1,2 tỷ USD [26].
Đầu tư của Inđônêxia vào Việt Nam tăng nhanh cả về số vốn và số dự án. Năm 2003, Inđônêxia có 19 dự án đầu tư vào Việt Nam giá trị 320 triệu USD. Năm 2004, Inđônêxia đứng thứ 24 trong danh sách các nước đầu tư vào Việt Nam. Việt Nam đã đầu tư nhiều dự án lớn trong lĩnh vực thương mại và khai thác mỏ tại Inđônêxia với tổng giá trị 9,4 triệu USD. Tính đến hết năm 2005, Inđônêxia có 13 dự án đầu tư tại Việt Nam còn hiệu lực với tổng số vốn khoảng 130 triệu USD, đứng thứ 27/ 69 quốc gia, vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam, tập trung nhiều vào lĩnh vực dịch vụ, công nghiệp và xây dựng [26].
Việt Nam đã quyên góp tặng các nạn nhân của trận động đất, sóng thần ở Inđônêxia (tháng 12/2004) 150.000 USD cùng nhiều thuốc men thể hiện truyền thống của dân tộc ta “lá lành đùm lá rách”. Quan hệ Việt Nam - Inđônêxia trên một số lĩnh vực như: An ninh - quốc phòng, nông lâm ngư nghiệp, văn hoá, giáo dục, thể thao cũng đã có bước phát triển. Hai nước đã ký bản ghi nhớ về hợp tác phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm và ghi nhớ về hợp tác giáo dục trong dịp Tổng thống Susilô thăm chính thức Việt Nam năm 2005.
Quan hệ Việt Nam – Inđônêxia bắt nguồn từ tình cảm sâu sắc của hai dân tộc, có những nét tương đồng trong lịch sử. Mối quan hệ này sẽ được tiếp tục
cũng cố và mở rộng trong thế kỷ XXI, cũng như vì lợi ích chung của khu vực Đông Nam Á.
2.2.2.2 Quan hệ Việt Nam - Thái Lan
Quan hệ chính trị: Từ năm 1991, sau khi Hiệp định Pari về Campuchia
được ký kết, quan hệ Việt Nam –Thái Lan từng bước được cải thiện và mở rộng. Tháng 11/1991 đoàn Đại biểu Cấp cao Việt Nam do Thủ tướng Võ Văn Kiệt dẫn đầu sang thăm Thái Lan. Hai bên đã trao đổi và khẳng định, Thái Lan và Việt Nam nhất trí khép lại quá khứ, hướng tới tương lai tốt đẹp. Thái Lan là một trong những nước trong tổ chức ASEAN tích cực vận động Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN. Quan hệ hai nước phát triển mạnh mẽ khi Việt Nam trở thành viên chính thức của ASEAN năm 1995. Hai bên xúc tiến các vòng đàm phán để đi đến ký kết Hiệp định về biên giới biển Việt Nam - Thái Lan tháng 8/1997, kết thúc nhiều năm tranh cải về giải thích và áp dụng luật biển trong phân định vùng chống lấn Việt Nam - Thái Lan, tạo điều kiện mở rộng hợp tác hai nước.
Trong những năm tiếp theo, hai bên đã thường xuyên trao đổi trên tinh thần hợp tác, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau. Tháng 4/2001 Thủ tướng Thaksin thăm Việt Nam; Tháng 2/2004 Thủ tướng Thái Lan Thaksin thăm Việt Nam; 9/2003 Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An thăm Thái Lan; ngày 20 đến 21/2/2004, Thủ tướng Phan Văn Khải thăm và làm việc tại Thái Lan cùng với Thủ tướng Thaksin Sinawatra, Chính phủ hai nước đã tiến hành cuộc họp Nội các chung lần thứ I tại Thành phố Đà Nẵng và tỉnh Nakhon Phanom chứng kiến lễ ký kết 10 Hiệp định, thỏa thuận; 8/11/2005, Phó Thủ tướng Thái Lan Visanu Kreangam thăm và làm việc tại Việt Nam. Các chuyến viếng thăm lẫn nhau của lãnh đạo Đảng, Nhà nước hai nước đã thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai nước.
Nhận lời mời của Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã thăm chính thức Vương quốc Thái Lan, từ ngày 25 đến ngày 27 tháng 6 năm 2013. Trong chuyến thăm này, hai nước cam kết làm sâu sắc hơn mối quan hệ hợp tác giữa hai nước để xây dựng một Cộng đồng ASEAN thống nhất, gắn kết và vững mạnh và tăng cường các khuôn khổ của ASEAN như ASEAN+1, ASEAN+3, Diễn đàn Khu vực và các cuộc họp cấp Bộ trưởng Quốc phòng
ASEAN. Hai nhà lãnh đạo cũng nhất trí thúc đẩy tham vấn và hợp tác tại các diễn đàn đa phương khu vực và quốc tế như ACMECS, Tiểu vùng sông Mekong, Hội nghị thượng đỉnh Đông Á, Liên hợp quốc, WTO, APEC, ASEM…, cùng nhau giữ gìn và thúc đẩy hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển và phồn vinh ở khu vực và trên thế giới.
Hai nhà lãnh đạo nhất trí về sự cần thiết phối hợp chặt chẽ trong việc duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông; tăng cường tin cậy và lòng tin lẫn nhau thông qua hợp tác hàng hải, thúc đẩy an ninh hàng hải bao gồm tự do hàng hải và qúa cảnh; thực hiện kiềm chế không sử dụng vũ lực; giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982 và DOC và tiến tới sớm thông qua COC.
Quan hệ kinh tế - thương mại: Kim ngạch buôn bán 2 chiều tăng nhanh
chóng: Từ 969 triệu USD năm 1998, tăng lên khoảng 900 triệu USD năm 1999. Năm 2001 đạt trị giá 1,12 tỷ USD; năm 2002 đạt 1,18 tỷ USD; năm 2003 đạt 1,6 tỷ USD; năm 2004 đạt 2,349 tỷ USD; năm 2005 đạt 3,2 tỷ USD. Tính đến tháng 12/2005, Thái Lan có 125 dự án và trị giá vốn đầu tư đạt 1,436 tỷ USD đứng thứ 10 trong tổng số 72 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam và đứng thứ 3 trong số các nước ASEAN [27].
Tại phiên họp kinh tế trong kỳ họp Nội các chung Việt Nam - Thái Lan (2/2004), hai bên đã thỏa thuận tăng cường hợp tác nông nghiệp, đặc biệt là gạo, tôm, cao su...Tại đây, hai nước cũng bàn bạc về việc thành lập Tiểu ban du lịch, thúc đẩy dự án du lịch trong tiểu vùng sông Mê Công mở rộng (GMS), tạo thuận lợi giao thông đường bộ hai nước, đặc biệt là tuyến đường hành lang Đông - Tây. Thái lan hổ trợ Việt Nam gia nhập WTO và dành cho Việt Nam thêm các danh mục ưu đãi trong hệ thống ưu đãi thuế quan ASEAN.
Tính đến hết tháng 8/2011, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước đạt hơn 5,46 tỷ USD, dự kiến cả năm sẽ đạt hơn 7 tỷ USD. Đến nay Thái Lan có 257 dự án đầu tư trực tiếp còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 5,73 tỷ USD, đứng thứ 10 trong tổng số 93 quốc gia và vùng lãnh thổ có hoạt động đầu tư tại Việt Nam. Riêng 10 tháng đầu năm 2011, Thái Lan đã có 18 dự
án đầu tư tại Việt Nam, tổng vốn đăng ký cấp mới là 120,23 triệu USD; có 5 lượt dự án tăng vốn với tổng số vốn đăng ký tăng thêm là 8,28 triệu USD [41].
Về văn hóa, xã hội hai bên đã nhất trí đi đến thành lập Hành lang Công nghệ Thông tin Thái Lan - Việt Nam - Lào, thúc đẩy chương trình trao đổi văn hóa và phòng chống các bệnh dịch như SARS, cúm gia cầm...
Đánh giá chặng đường lịch sử 35 năm qua (6/8/1976 - 6/8/2011), Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Vinh nhấn mạnh: “Quan hệ hai nước đã vượt
qua những thách thức, không ngừng được củng cố, vun đắp và ngày càng phát triển mạnh mẽ trên các lĩnh vực, kể cả trên bình diện hợp tác song phương và đa phương” [44].
Có thể nói rằng, quan hệ Việt Nam – Thái Lan vốn có những bước thăng trầm. Nhưng từ khi Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN, quan hệ hai nước đã bước sang một trang mới, đến nay đã có những điều kiện thuận lợi để xây dựng mối quan hệ đối tác lâu dài và bền vững trong thế kỷ XXI.
2.2.2.3 Quan hệ Việt Nam - Xingapo
Việt Nam và Xingapo có quan hệ hữu nghị, hợp tác tốt đẹp. Hai nước đã thiết lập quan hệ ngoại giao từ 01/8/1973.Tuy nhiên, quan hệ hai nước đã trãi qua những bước thăng trầm dưới tác động của nhân tố bên trong và bên ngoài khu vực. Từ năm 1991, quan hệ giữa hai nước đã bước sang một thời kỳ mới, sau khi Việt Nam gia nhập Hiệp ước Bali (7-1992) và trở thành hành viên của ASEAN(7-1995) quan hệ hai nước được tăng cường trên tất cả lĩnh vực.
Về chính trị - an ninh: Từ sau năm 1995, các nhà lãnh đạo cấp cao hai nước
thường xuyên trao đổi, gặp gỡ, đi đến nhận thức chung nhằm tăng cường quan hệ hợp tác giữa hai nước. Từ năm 2001 - 2005, hai nước đã trao đổi nhiều đoàn cấp cao. Về phía Việt Nam có các chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An (12/2003). Tháng 3/2004 Thủ tướng Phan Văn Khải thăm và làm việc tại Xingapo. Hai Thủ tướng đã ký Tuyên bố chung giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hoà Xingapo về khuôn khổ hợp tác toàn diện trong thế kỷ XXI. Tháng 7/2004 và từ 5 đến 07/12/2005, Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm và làm việc tại Xingapo. Hiệp định khung về kết nối kinh tế giữa Việt Nam và Xingapo được được Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển và Bộ trưởng
Thương mại Xingapo Lim Heng Kiêng ký 6/12/2005. Theo Hiệp định này, hai bên nhất trí tiến hành kết nối 6 lĩnh vực bao gồm đầu tư, thương mại - dịch vụ, giao thông vận tải, tài chính, giáo dục và đào tạo.
Về phía Xingapo, có các chuyến thăm của Tổng thống Sellapan Rama Nathan tháng 02/2001; Bộ trưởng Ngoại giao S.Giayakuma thăm Việt Nam 11/2002. Thủ tướng Gôchốc Tông thăm Việt Nam tháng 3/2003. Tháng 5/2004 Đoàn Đại biểu Quốc hội Singapo do Phó Chủ tịch Quốc hội Lim Hwee Hua dẫn đầu thăm Việt Nam; 7/2004 Đoàn Đại biểu Quốc hội Xingapo do Chủ tịch Abdullah Tamugi thăm Việt Nam, đánh dấu bước phát triển mới giữa ngành lập pháp 2 nước; Tháng 12/2004, Thủ tướng Xingapo Lý Hiển Long thăm Việt Nam.
Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng nước Cộng hòa Xingapo Lý Hiển Long và Phu nhân đã thăm chính thức Việt Nam từ ngày 11-13/ 9/2013. Chuyến thăm là sự kiện quan trọng kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Xingapo. Trong các cuộc trao đổi, hai bên khẳng định quan hệ hữu nghị bền chặt, hợp tác toàn diện và tin cậy lẫn nhau giữa Việt Nam và Singapo trong nhưng chặng đường tiếp theo và nhất trí tiếp tục triển khai các thỏa thuận song phương đã ký kết, trong đó có Tuyên bố chung về Khuôn khổ Hợp tác Toàn diện trong thế kỷ 21 (2004), Hiệp định khung về kết nối (2005) nhằm thúc đẩy hơn nữa hợp tác song phương giữa hai nước.
Hai bên tiếp tục phát huy thỏa thuận Hợp tác Quốc phòng (2009) và tăng cường hơn nữa quan hệ quốc phòng, hiểu biết và tin cậy lẫn nhau bằng việc thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực như trao đổi quân sự và đào tạo ở cả hai nước, hợp tác đa phương trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN (ADMM) và ASEAN mở rộng (ADMM+), cũng như thông qua trao đổi quan điểm về các vấn đề an ninh cùng quan tâm.
Hợp tác kinh tế, thương mại giữa Việt Nam - Xingapo ngày càng phát triển, kim ngạch thương mại giữa hai nước tăng lên nhanh chống từ khi Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN đến nay, và Xingapo luôn là một trong những bạn hàng lớn nhất của Việt Nam. Năm 1995, kim ngạch buôn bán hai chiều là 1,8 tỉ USD. Từ năm 1996, Xingapo là bạn hàng lớn nhất của Việt Nam với tổng kim ngạch hai chiều là
2,16 tỷ USD.Năm 1998, mặc dù gặp khó khăn do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực, tổng kim ngạch hai chiều vẫn đạt 3,4 tỷ USD. Đến 2003, kim ngạch