Quan hệ Việt Nam ASEAN trong lĩnh vực hợp tác kinh tế

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Lịch sử Quan hệ Việt Nam - ASEAN giai đoạn năm 1995 đến nay (Trang 47 - 54)

Những thành công của hợp tác chính trị Việt Nam – ASEAN trong những năm qua đã tạo ra cơ sở vững chắc để tăng cường quá trình hợp tác và hội nhập Việt Nam – ASEAN về kinh tế. Hợp tác kinh tế ASESN rất phong phú, bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau, ở đây chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực: Quan hệ thương mại, quan hệ đầu tư và tiến trình thực hiện AFTA.

So với các nước thành viên cũ của ASEAN thì trình độ phát triển của Việt Nam đang còn ở mức thấp. Điều đó đã tạo ra một chênh lệch không đồng đều về trình độ phát triển kinh tế giữa các nước trong Hiệp hội. Tuy nhiên sự chênh lệch đó tạo nên một mô hình hợp tác mới giữa các nước có trình độ phát triển cao với các nước có trình độ phát triển thấp hơn có thể tham gia vào quá trình hội nhập khu vực và Việt Nam là nước đầu tiên khai thông mô hình hợp tác mới đó. Trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực, Việt Nam đã gặp không ít khó khăn, thử thách và đây là điều tất yếu vì nước ta xuất phát từ một nước có nền kinh tế thấp, lạc hậu.

Việt Nam cùng với các nước ASEAN đề ra nhiều sáng kiến mới, nhằm khắc phục những mặt yếu kém, trì trệ trong ASEAN, thúc đẩy hợp tác khu vực phát triển. Cụ thể là Việt Nam đã tổ chức thành công Hội nghị ASEAN lần thứ VI tại Hà Nội (12/1998), với một “Chương trình Hành động Hà Nội” (HPA) được thông qua, vừa mang tính định hướng vùa đưa ra giải pháp cho việc hiện thực hóa “Tầm nhìn 2020”, nền tảng tư tưởng cho Cộng đồng ASEAN sau đó (10/2003).

Với “Tuyên bố Hà Nội về thu hẹp khoảng cách phát triển, nhằm tăng

cường liên kết ASEAN” được đưa ra tại Hội nghị Bộ trưởng ASEAN lần thứ 34

năm 2001, đã được các nước trong Hiệp hội ủng hộ và hoan nghênh. Chú ý hơn hết là chương trình hợp tác phát triển khu vực Mê Công với mục đích lôi cuốn các vùng kém phát triển của các nước ASEAN vào luồng phát triển chung của khu vực, xóa dần khoảng cách giữa ASEAN - 6 và ASEAN - 4. Trong hợp tác tiểu vùng Mê Công, Việt Nam đã có sáng kiến về hợp tác phát triển giữa các nước nằm dọc hành lang Đông -Tây nằm trên lãnh thổ Việt Nam, Lào, đông bắc Thái Lan, và Mianma nhằm mục đích xóa đói giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách

phát triển giữa các nước và các vùng trong khu vực đã được đưa vào Chương trình Hành động Hà Nội.

Việt Nam đã tổ chức Diễn đàn Hợp tác phát triển sáng kiến liên kết ASEAN lần thứ 2 (IDCF-2) từ ngày 12-13/6/2007 tại Hà Nội, với chủ đề “Chiến lược

mới về thu hẹp khoảng cách phát triên trong ASEAN”, phát biểu tại Hội nghị

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Gia Khiêm nhấn mạnh: “Thu hẹp khoảng cách phát triển là một trong những chương trình hàng đầu có ý

nghĩa quyết định đối với thành công của tiến trình xây dựng một Cộng đống ASEAN năng động, gắn bó và liên kết mạnh mẽ và cách tiếp cận sáng tạo nhằm đat được mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển trong hợp tác nội khối ASEAN cũng như giữa ASEAN với các đối tác bên ngoài [12; 201].

Trong quá trình hội nhập về kinh tế, Việt Nam cùng với các nước ASEAN thảo luận các biện pháp tăng cường hợp tác kinh tế ASEAN, tập trung vào các lĩnh vực công nhiệp, thương mại, dịch vụ và đầu tư. Trên cơ sở đó, Việt Nam đã cùng với các nước ASEAN ký Hiệp định khung về Hợp tác dịch vụ ASEAN 1995, Chương trình Hợp tác Công nghiệp mới (AICO) năm 1996 và Hiệp định khung thành lập khu vực đầu tư ASEAN (AIA) năm 1998, các Hiệp định về Hợp tác trong lĩnh vực giao thông vận tải, Hiệp định khung về e - ASEAN (11/2000)....

Bước sang năm 2010 quan hệ Việt Nam - ASEAN đã phát triển lên một tầm cao mới, quan hệ để hướng tới thực hiện chủ đề“Năm ASEAN 2010:Biến tầm

nhìn thành hành động”, Việt Nam đã có nhiều sáng kiến quan trọng nhằm thúc

đẩy việc thực hiện AEC và tăng cường hiệu qủa hội nhập kinh tế như: Trong lĩnh vực thương mại dịch vụ và đầu tư, ngoài việc hoàn thành gói cam kết thứ 7. Ngày 28/10/2010, các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN đã ký nghị định thư thực hiện gói cam kết thừ 8 thuộc Hiệp định khung ASEAN về thương mại dịch vụ (AFAS). Việc thực hiện Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN được thúc đẩy mạnh mẽ. Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc hiện thực hóa mực tiêu tạo ra dòng luân chuyển tự do của dịch vụ và đầu tư trong thương mại nội khối.

Trong năm 2013, đã có nhiều Hội nghị cấp cao ASEAN liên quan đến kinh tế diễn ra. Đặc biệt là Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 19 và các Hội

nghị liên quan được Bộ Công thương Việt Nam tổ chức từ ngày 6 – 9/3/ 2013 tại Hà Nội. Hội nghị có sự tham dự của 10 Bộ trưởng Kinh tế ASEAN, Tổng Thư ký ASEAN, Cao ủy thương mại EU cùng khoảng 600 đại diện của giới doanh nghiệp, nghiên cứu của ASEAN và EU. Việc tổ chức Hội nghị là một trong những hoạt động cụ thể hóa chính sách chủ động, tích cực tham gia xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) của Việt Nam.

Trong lĩnh vực thương mại: Tổng kim ngạch xuất khẩu giữa Việt Nam và

ASEAN đã tăng lên đáng kể tới 20% ngay năm đầu tiên thực hiện CEPT(1996) và liên tục tăng cao vào các năm sau với tốc độ trung bình 15,8% mỗi năm trong giai đoạn 1996 – 2003.

Về phương diện mậu dịch tính chung từ 1995 đến nay, buôn bán giữa Việt Nam và các nước ASEAN tăng với tốc độ trung bình là 26,8% và hiện nay chiếm tới 32,4% (tức gần 1/3) toàn bộ kim ngạch ngoại thương của Việt Nam. Nếu so với năm 1995, trước khi Việt Nam trở thành thành viên của ASEAN, kim ngạch buôn bán giữa Việt Nam và ASEAN đã tăng gấp 2,54 lần về quy mô tốc độ giá trị, đạt tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm rất cao, gần 7,7%. Mức tăng trưởng bình quân thời kỳ 1992 - 1995 là 26%, chiếm hơn 25% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam.

Quan hệ thương mại tăng lên hết sức nhanh chống, từ năm 1997 đến năm 2002, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường ASEAN tăng từ 1,9 tỉ USD lên 2,5 tỉ USD, còn kim ngạch nhập khẩu tăng từ 3,1 tỉ USD lên 4,5 tỉ USD.

ASEAN đã trở thành bạn hàng quan trọng vào loại bậc nhất của Việt Nam. Trong tổng số các bạn hàng ASEAN, Xingapo, Thái Lan và Inđônêxia là những đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Đặc biệt, Xingapo từ năm 1996 đã trở thành bạn hàng lớn của Việt Nam, với tổng kim ngạch hai chiều tăng lên nhanh chống đạt 3,3 tỉ USD (1998), 3,9 tỉ USD năm 2003 [4; 48].

Tổng kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam và ASEAN tăng gấp 40 lần từ 2003 đến 2011 đạt 35,3 tỷ USD. Năm 2012, tăng lên đến 38 tỷ USD (Xuất khẩu chiếm 23%; nhập khẩu chiếm 19%). Trong đó Xingapo có kim ngạch xuất nhập khẩu lớn nhất chiếm 33% (2012); Malaixia tăng gấp 40 lần (1995 đạt 110,6 triệu USD tăng lên 4,5 tỷ USD năm 2012); kim ngạch thương mại 2 chiều Thái

Lan – Việt Nam ngày càng tăng năm 1995 (541,1 triệu USD) tăng lên 8,6 tỷ USD ( 2012).

Trong lĩnh vực đầu tư: Việt Nam đã ký Nghị định thư sửa đổi Hiệp định

khuyến khích và bảo hộ đầu tư ASEAN (9/1996) và Hiệp định khung về thiết lập khu vực đầu tư ASEAN - AIA (10/1998). AIA ra đời nhằm khắc phục tình trạng giảm sút đầu tư sau khủng hoảng tài chính tiền tệ 1997. Việc ký kết và triển khai Hiệp định AIA có ý nghĩa chính trị và kinh tế to lớn, thể hiện quyết tâm của ASEAN trong việc tăng cường hội nhập, liên kết kinh tế xây dựng khu vực ASEAN thành khu vực đầu tư có sức hấp dẫn cạnh tranh cao. Sau khi ký kết, Việt Nam đã tiến hành các thủ tục phê duyệt, đã nộp “Danh mục tạm thời loại

trừ (TEL)”,“Danh mục nhạy cảm (SL)” và đang nghiên cứu các bước đi, biện

pháp nhằm khai thác có hiệu qủa nhất sự tham gia hợp tác trong AIA.

Cùng với việc Mỹ bỏ cấm vận Việt Nam tháng 2/1993 và khi Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN ngày 28/7/1995 thì đầu tư của các nước ASEAN vào Việt Nam mới tăng vọt. Tính đến năm 1996, tổng số vốn đầu tư (đã đăng ký) của các nước ASEAN vào Việt Nam là gần 4,7 tỷ USD với 292 dự án, chiếm khoảng 20% toàn bộ vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Trong giai đoạn (1995 - 2000), các nước ASEAN đầu tư vào Việt Nam 437 dự án, với tổng số vốn đăng ký là 9,2 tỉ USD, chiếm 36% tổng số dự án đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

Đến nay nhìn lại 18 năm hợp tác, quan hệ thương mại và đầu tư giữa ASEAN và Việt Nam tăng lên rõ rệt, điều đó thể hiện rõ tính hiệu qủa trong liên kết khu vực giữa các nước không có trình độ kinh tế tương đồng. Đầu tư trực tiếp của các nước ASEAN vào Việt Nam tăng rất nhanh. Đến tháng 6/1995, các nước ASEAN đầu tư vào Việt Nam gần 200 dự án với tổng số vốn pháp định trên 2 tỉ USD, chiếm 15% FDI vào Việt Nam thời điểm đó. Đến năm 2004, các nước khác trong ASEAN đã đầu tư trên 600 dự án với tổng số đăng ký trên 10 tỉ USD, chiếm 27% FDI vào Việt Nam. Xingapo tư nhiều năm nay đã trỡ thành nước đầu tư số một vào Việt Nam với gần 400 dự án, số vốn đắng trên 8 tỉ USD đến cuối năm 2004. Malaixia, Thái Lan cũng là những nước đầu tư lớn, xếp thứ 11, 12 với tổng số vốn đăng ký trên 1 tỉ USD [25].

Đến năm 2012, đã có 2.046 dự án, chiếm 14,3% tổng dự án đầu tư nước ngoài (FDI) vào Việt Nam, với tổng số vốn đăng ký là 46 tỷ USD, chiếm 22,3%. Trong đó đầu tư lớn nhất vào nước ta là Xingapo với 1.080 dự án, chiếm 23,7 tỷ USD, sau đó là Malaixia với tổng số là 430 dự án, chiếm 11 tỷ USD [43].

Trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam luôn phấn đấu phát triển kinh tế đạt tốc độ cao với tỷ lệ tăng trưởng trung bình khoảng 7%. Tuy vẫn còn là nước nghèo, nhưng Việt Nam đã rút ngắn được một khoảng cách tụt hậu về kinh tế so với các nước ASEAN 6 (Thái Lan, Xingapo, Malaixia, Inđônêxia Philippin, Brunây). Từ năm 1994 đến năm 2000, Việt Nam đã rút ngắn khoảng cách GDP/đầu nguối với các nước trong khu vực (so với Xingapo từ 17,1 lần xuống còn 15 lần, với Malaixia từ 5 lần xuống còn 4,2 lần, với Thái Lan từ 4,4 lần xuốn còn 3,4 lần, với Philippin từ 2,5 lần xuống còn 1.9 lần, với Inđônêxia từ 2,3 lần xuống còn 1,7 lần).

Với những nỗ lực trên, cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực, bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tỷ trọng các nghành kinh tế khu vực I (Nông, lâm, ngư nghiệp) giảm đáng kể, năm 2004 còn 21,76% ; khu vực II (Công nghiệp, xây dựng) tăng lên 40,09%; khu vực III (thương mại, dịch vụ) tăng 38,15%. Đời sống của tầng lớp nhân dân được cải thiện, chính sách xã hội xóa đói giảm nghèo đạt được những thành tựu đáng kể, được cộng đồng quốc tế ghi nhận [25].

Về lộ trình thực hiện khu vực mậu dịch tự do ASEAN - AFTA. Ngay sau khi trở thành viên chính thức (1995), Việt Nam triển khai các hoạt động để tham gia vào chương trình hợp tác kinh tế lớn nhất ASEAN. Trong thực hiện khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), các nước thành viên phải đặt ra lộ trình giảm thuế thuế Hiệp định về chương trình thuế ưu đãi hiệu lực chung CEPT. Đối với Việt Nam, nghĩa vụ cắt giảm thuế nhập khẩu hàng hóa xuống mức 0 - 5% phải hoàn thành vào năm 2006, và sau đó hoàn tất 100% dòng thuế có thuế suất 0% vào năm 2015 (linh hoạt đến năm 2018). Tính đến năm 2003, Việt Nam về cơ bản đã hoàn thành việc đưa trên 6000 trong tổng số 6.400 mặt hàng vào danh mục thực hiện CEPT với mức thuế giảm bình quân còn khoảng 7,0% và sau đó tiếp tục giảm xuống 0-5% vào năm 2006 theo cam kết [9; 248].

Tiến trình hội nhập AFTA đã mở rộng thị trường xuất khẩu, nhập khẩu cho Việt Nam. Trong vòng 10 năm (1993 – 2003), xuất khẩu nước ta tăng 5,5 lần, nhập khẩu tăng 7 lần, giá trị xuất nhập khẩu xấp xỉ chiếm 50% GDP. Đồng thời, khả năng thu hút đầu tư tăng lên. Cho đến nay, Việt Nam đã thông qua hơn 3000 dự án, trị giá 42 tỷ USD vốn đăng ký và thực hiện được gần 20 tỷ từ nước ngoài. Tuy nhiên, AFTA cũng đặt ra khó khăn, thách thức phía trước cho Việt Nam. Từ năm 1995 đến năm 2000, Việt Nam đã đưa vào danh sách CFPT 4.233 mặt hàng, chiếm 67% trong tổng số 6.332 trong biểu thuế nhập khẩu ưu đãi MFN. Năm 2006, về cơ bản Việt Nam đã hoàn thành những cam kết trong AFTA về việc cắt giảm thuế quan theo lộ trình CEPT, Việt Nam đã loại bỏ hàng rào phi thuế quan và cắt giảm thuế cho hơn 10 nghìn mặt hàng, chiếm 95% tổng số các dòng thuế của Việt Nam (trong đó 74% dòng thuế đạt mục tiêu thuế suất 0-5%). Ứng với thời gian trên, mức cắt giảm thuế quan đối với danh mục loại trừ tạm thời giảm xuống 19,9% xuống 3,9%. Ngoài ra Việt Nam cũng có những đóng góp tích cực vào việc thực hiện các cam kết chung trong ASEAN về nhiều lĩnh vực khác nhau.

Đến năm 2010, Việt Nam đã hoàn thành nghĩa vụ xóa bỏ thuế quan đối với 99,65% số dòng thuế tham gia CEPT/AFTA của các nước ASEAN 6; Cắt giảm thuế quan xuống mức 0 - 5% đối với 98,86% số dòng thuế tham gia CEPT/AFTA của các nước ASEAN 4, Việt Nam đã đưa Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN (ATIGA) vào thực hiện ngày 17/5/2010. Đây là những thành tích quan trọng để thực hiện mục tiêu tạo ra dòng luân chuyển tự do của hàng hóa.

Trên lĩnh vực tài chính: Quan hệ Việt Nam - ASEAN được đẩy mạnh hơn, vì vậy mà Việt Nam đã tích cực tham gia các chương trình hợp tác tài chính tiền tệ ASEAN và thu được nhiều kết quả thiết thực, tạo điều kiện trao đổi thông tin và kinh nghiệm với các nước trong khu vực về các chính sách tài chính tiền tệ, giúp Việt Nam ổn định hề thống tài chính trong nước và phát triển nền kinh tế vĩ mô. Những năm gần đây, Việt Nam cùng các thành viên ASEAN cố gắng thiết lập một Diễn đàn giữa các Ngân hàng Trung ương của các nước thành viên để theo dõi các vấn đề tài chính quốc tế có thể ảnh hưởng đến ASEAN để kịp thời có biện pháp xử lý. Ngoài ra, các Ngân hàng thương mại tư nhân ASEAN cũng

hợp tác với nhau khá chặt chẽ thông qua Hiệp hội Ngân hàng ASEAN và Công ty Tài chính ASEAN (AFC: ASEAN Finacial Company) để tài trợ cho các giao dịch thương mại và dự án liên doanh.

Dịch vụ: Việt Nam đã tham gia các chương trình soạn thảo, ký kết Hiệp định khung và các Nghị định thư. Đồng thời, Việt Nam đã cùng với các nước ASEAN cam kết triển khai hợp tác về dịch vụ trên 7 lĩnh vực (Hàng không, vận tải biển, xây dựng, tài chính, kinh doanh, du lịch và bưu chính viễn thông).

Nông - Lâm nghiệp: Việt Nam và ASEAN đã tăng cường thảo luận việc tăng cường an ninh lương thực ASEAN thông qua duy trì cơ chế Qủy dự trử gạo khẩn cấp ASEAN; tham gia các chương trình, dự án triển khai và áp dụng công nghệ tiên tiến vào nông nghiệp. Ngoài ra, Việt Nam cũng hợp tác với ASEAN nhằm nâng cao khả năng tiếp cận của hàng nông - lâm sản ASEAN trên thị trường quốc tế và thực hiện kế hoạch hành động về phát triển nông thôn xóa đói giảm nghèo trong ASEAN.

Kể từ giữa năm 1997 tới nay, ASEAN đang tập trung vào chương trình lương thực, an ninh lương thực của khu vực, trong đó Thái Lan và Việt Nam có nhiệm

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Lịch sử Quan hệ Việt Nam - ASEAN giai đoạn năm 1995 đến nay (Trang 47 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w