Quan hệ Việt Nam với Lào và Campuchia

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Lịch sử Quan hệ Việt Nam - ASEAN giai đoạn năm 1995 đến nay (Trang 60 - 69)

Quan hệ Việt Nam, Lào, Campuchia là mối quan hệ gắn liền với lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ba nước có cùng một mục tiêu là đánh đuổi thực dân, đế quốc, giành độc lập dân tộc. Sau khi giải phóng hoàn toàn đất nước, trong những năm 80 của thế kỷ XX, nhân dân ba nước lại đoàn kết trong một mặt trận chung chống lại các lực lượng thù địch trong vấn đề Campuchia. Hội nghị Pari năm 1991, về giải pháp hòa bình cho Campuchia đã mở ra một thời kỳ mới trong quan hệ giữa ba nước trên bán đảo Đông Dương. Trong thập niên

90, ba nước Đông Dương đều trở thành thành viên của ASEAN, quan hệ giữa ba nước còn mang thêm một nét mới, đó là quan hệ giữa các nước thành viên ASEAN, Ba nước đều nằm trong lưu vực sông Mê Công, nên đều là thành viên của Ủy ban sông Mê Công, đều tham gia các chương trình phát triển lưu vực sông Mê Công, các vùng nghèo thuộc hành lang Đông - Tây của ASEAN.

Đồng thời đều là nước chậm phát triển trong khu vực, ba nước có thể chia sẽ kinh nghiệm cùng nhau trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và tham gia hợp tác ASEAN. Bước sang thế kỷ XXI, ba nước đã triển khai việc thành lập tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia nhằm phát huy thế mạnh của từng nước, hợp tác cùng phát triển, cùng đối phó với những tác động tiêu cực của toàn cầu hóa, xây dựng một bán đảo Đông Dương hòa bình, ổn định, đoàn kết và phát triển.

2.2.1.1 Quan hệ Việt Nam - Lào

Việt Nam và Lào có quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện, được các nhà lãnh đạo hai nước dày công vun đắp. Lãnh đạo hai Đảng và hai Nhà nước thường xuyên có có các cuộc gặp cấp cao hàng năm để trao đổi về tình hình khu vực, quốc tế và định hướng cho quan hệ hữu nghị đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai nước.

Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và Mỹ (1945-1975), quan hệ giữa hai nước là liên minh chiến đấu đặc biệt trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung. Năm 1962, hai nước chính thức thiết lập mối quan hệ ngoại giao. Từ đó thắng lợi trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và có những thành tựu trong sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc. Từ năm 1992, cả hai đều là quan sát viên của ASEAN, sau đó lần lược trở thành thành viên chính thức của tổ chức này.Quan hệ giữa hai nước vừa mang ý nghĩa truyền thống, vừa là quan hệ giữa các nước thành viên trong đại gia đình ASEAN.

Về chính trị - an ninh: Các cuộc thăm viếng và tiếp xúc giữa các nhà lãnh đạo

Đảng, Nhà nước hai nước ngày càng góp phần cũng cố và làm sâu đậm quan hệ chính trị - an ninh đặc biệt giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước. Trong thập niên 90, trước những chuyển biến phức tạp của tình hình khu vực và thế giới, lãnh đạo hai Đảng, hai Nhà nước luôn nhất trí với nhau về tư tưởng, đường lối, tin cậy lẫn nhau.

Tháng 1/2002, tại cuộc họp giữa hai Bộ Chính trị, Chủ tịch Khămtay Xiphănđon khẳng định “Chúng tôi luôn coi quan hệ đoàn kết đặc biệt và sự hợp

tác toàn diện Việt Nam - Lào có truyền thống mẫu mực, trong sáng, hiếm có trong quan hệ quốc tế là nhân tố cơ bản để quyết định thắng lợi trong cuộc đấu tranh cứu nước của hai nước hơn nữa thế kỷ qua, là tài sản vô giá của hai Đảng, hai nhà nước và nhân dân hai nước chúng ta” [9; 254]. Vì vậy, hai nước đã

thường xuyên tổ chức các kỳ họp, ký kết nhiều thỏa thuận hợp tác. Đồng thời hai nước còn phối hợp chặt chẽ với nhau trong hoạt động của ASEAN, trên các diễn đàn khu vực, quốc tế và trong hội nhập.

Tháng 02/2001, Uỷ ban liên Chính phủ họp lần thứ 23 tại Hà Nội và họp phiên giữa kỳ vào tháng 7/2001 tại Viêng Chăn. Trước khi Đại hội IX Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra, Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu dự Đại hội VII của Đảng Nhân dân cách mạng Lào (tháng 3/2001). Tháng 7/2001 Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh thăm chính thức Lào, đưa quan hệ hai Đảng, hai Nhà nước lên bước phát triển mới. Hai bên đã ra tuyên bố chung nêu đường lối chỉ đạo cho quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào. Tiếp đó Thủ tướng mới của Lào Bunnhăng Volachít đã chọn Việt Nam là nước đầu tiên đồng chí sang thăm trong cương vị mới (tháng 7/2001).

Tháng 01/2004, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh thăm Lào và dự họp hai Bộ Chính trị, tháng 4/2004 Thủ tướng Lào sang thăm chính thức Việt Nam. Tháng 7/2004, Thường trực Uỷ ban Quốc phòng an ninh Việt Nam và Lào tổ chức tọa đàm với chủ đề: Tổ chức và hoạt động của Uỷ ban Quốc phòng an ninh của Quốc hội Việt Nam và Uỷ ban An ninh quốc phòng của Quốc hội Lào, được tổ chức tại Nghệ An dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch Quốc hội nước ta Nguyễn Phước Thanh. Cùng trong năm 2004 ta đã giúp Lào tổ chức thành công Hội nghị cấp cao ASEAN 10. Tháng 3/2005 Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh thăm chính thức Lào, hai bên đã đạt được thỏa thuận và phối hợp chặt chẽ trong việc tôn tạo, tăng dày cột mốc biên giới, ta hỗ trợ Lào tổ chức thành công AIPO 26, AMM 38. Ngoài ra hai bên thường xuyên trao đổi đoàn cán bộ, ban, ngành các cấp.

Hai bên đã hợp tác có hiệu qủa trong việc phối hợp bảo vệ an ninh biên giới, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, đào tạo cán bộ, chuyên gia quân

sự...Bộ thông tin hai nước đã thường xuyên trao đổi thông tin nhằm đánh bại âm mưu xâm nhập, chiến tranh tâm lý của các thế lực phản động, bảo vệ an ninh quốc gia, tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Bên cạnh hợp tác về an ninh – chính trị thì Việt Nam và Lào đã ký kết nhiều văn kiện quan trọng trong đó có bản thỏa thuận Chiến lược hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật giữa 2 Chính phủ giai đoạn 2001- 2010; Hiệp định hợp tác kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật giữa 2 Chính phủ thời kỳ 2001 - 2005. Tuy nhiên, quan hệ hợp tác kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật giữa hai nước chưa xứng với tiềm năng và mong muốn của cả hai bên. Hoạt động đầu tư, hợp tác, liên doanh giữa hai nước tập trung vào một số công trình giao thông cầu đường và nông lân – thủy lợi ở Lào. Về giao thông vận tải phía Việt Nam đã bàn giao công trình cải tạo, nâng cấp đường số 9 trên lãnh thổ Lào, từ Savanakhét đến biên giới Lao Bảo. 12/2005 phía Việt Nam cũng đã bàn giao công trình nâng cấp đường 18B cho nước bạn.

Về quốc phòng - an ninh, hai bên sẽ nhân rộng trên toàn tuyến mô hình hợp tác tuần tra chung của lực lượng biên phòng, phấn đấu hoàn thành cơ bản tăng dần và tôn tạo hệ thống mốc biên giới Việt Nam – Lào vào năm 2013, để tiến tới hoàn thành dứt điểm dự án này vào năm 2014.

Về kinh tế: Hai bên đã ký kết các kế hoạch hợp tác trung hạn, dài hạn như: Chương trình hợp tác 1992-1995; 1996-2000; 2001-2005..., chiến lược hợp tác 2001-2010 và định hướng đến năm 2020.

Trong quan hệ thương mại: Năm 1996 chiếm 188 triệu USD, 340 triệu

USD năm 1999 và gần 400 năm 2000. Kim ngạch xuất nhập khẩu song phương giai đoạn 2001 - 2005 đạt khoảng 687,8 triệu USD, bình quân 137,5 triệu USD/năm. Trong đó Việt Nam nhập siêu 55,2 triệu USD, bằng 8,02% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng năm. Riêng năm 2005, kim ngạch buôn bán hai chiều giữa hai nước đạt 165 triệu USD [32]. Hiện nay hàng hóa Việt Nam chiếm khoảng 25 - 30% thị trường Lào.

Năm 2008, Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hai nước đạt 423 triệu USD, tăng 35% so với năm 2007. Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Lào 9 tháng đầu năm 2009 đạt 310 triệu USD, đến năm 2010 đạt 1 tỷ USD, phấn đấu năm

2015 đạt 2 tỷ, năm 2020 đạt 5 tỷ. Tháng 01/2009, hai bên đã ký Bản thỏa thuận về ưu đãi thuế suất thuế nhập khẩu Việt - Lào năm 2009; tiếp tục thực hiện miễn giảm thuế từ 0-50% đối với mặt hàng có xuất xứ của hai nước.

Năm 2011 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước tăng trưởng mạnh, đạt 734 triệu USD, tăng 50% so với cùng kỳ năm 2010, trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Lào đạt 274 triệu USD, tăng 38%; nhập khẩu từ Lào đạt 460 triệu USD, tăng 58% so với cùng kỳ năm 2010. Cơ cấu hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang Lào, chiếm tỷ trọng lớn nhất là xăng dầu tái xuất (khoảng 24%), tiếp theo là sắt thép, phương tiện vận tải, hàng dệt may, than đá, máy móc thiết bị, dây điện và cáp điện.

Hoạt động đầu tư diễn ra sôi nổi, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm tới thị trường Lào. Doanh nghiệp Việt Nam tiếp tục được duy trì ở một trong 3 vị trí dẫn đầu về đầu tư tại Lào. Tính đến cuối tháng 9 năm 2009, Chính phủ Lào đã cấp phép 190 dự án với số vốn cấp phép là 2.167 triệu USD. Đầu tư của Việt Nam tại Lào thông qua nhiều loại hình hoạt động, ở nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó đầu tư vào năng lượng và nông nghiệp chiếm khoảng 75% [32].

Đến thời điểm tháng 4 năm 2012, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 2 trong số các nhà đầu tư nước ngoài tại Lào, tập trung vào các lĩnh vực như năng lượng (thủy điện), khai khoáng, nông, lâm nghiệp. Lào cũng là nước thu hút vốn từ Việt Nam nhiều nhất trong tổng số 55 quốc gia và vùng lãnh thổ có hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam. Những số liệu trên cho thấy quan hệ hợp tác kinh tế thương mại và đầu tư Việt Nam - Lào ngày càng được tăng cường.

Hiện nay, Việt Nam có 435 dự án với tổng vốn đầu tư trên 5,2 tỷ USD, đứng ở tốp đầu trong số 53 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Lào. Kim ngạch thương mại hai chiều trong những năm qua tăng liên tục, cả năm 2011 đạt 734 triệu USD; riêng 6 tháng đầu năm 2012, đạt 465,7 triệu USD, tăng 33,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Hai nước phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 1 tỷ USD năm 2012 và đạt 2 tỷ USD năm 2015

Trong lĩnh vực ngân hàng: Ngân hàng liên doanh Lào - Việt Nam do Ngân

chủ quản hoạt động ngày càng hiệu qủa và có những chính sách để phát triển kinh tế hai nước.

Trên lĩnh vực Giáo dục và đào tạo: Việt Nam luôn dành cho Lào một số

khoản viện trợ tập trung cho đào tạo cán bộ và sinh viên đại học học tại Việt Nam (mỗi năm khoảng 1.000 người). Phần lớn cán bộ cao cấp của Lào đã từng học tập tại Việt Nam. Ngoài ra, Việt Nam còn cử nhiều chuyên gia sang làm cố vấn, giảng dạy, và trao đổi kinh nghiệm. Chính phủ Việt Nam sẽ dành cho Chính phủ Lào khoản viện trợ không hoàn lại năm 2013 là 592 tỷ đồng, trong đó tập trung kinh phí cho việc đào tạo lưu học sinh Lào tại Việt Nam.

Hiện nay, Việt Nam là nước đầu tư vào Lào đứng thứ 14 trong tổng số 36 nước. ngoài ra Việt Nam còn trợ không hoàn lại cho Lào trong các lĩnh vực như giáo dục – đào tạo; nông, lâm nghiệp với tổng số là 70,4 tỷ đồng và 20 triệu USD trong những năm 1992-2000 [9; 255].

Nhìn chung trong nhiều năm qua, quan hệ Việt Nam - Lào không ngừng được cũng cố và phát triển qua những biến động thăng trầm của tình hình khu vực và thế giới. Đó là những cơ sở vững chắc để hai nước tiếp tục tăng cường quan hệ hữu nghị, đặc biệt là hợp tác toàn diện vào thế kỉ XXI, nhằm thúc đẩy sự nghiệp đổi mới, hội nhập của hai bên và góp phần vào quá trình phát triển Đông Nam Á.

2.2.1.2 Quan hệ Việt Nam - Campuchia

Việt Nam và Campuchia là hai nước láng giềng gần gũi, quan hệ ngoại giao Việt Nam - Campuchia được thiết lập từ ngày 24/6/1967, từ đó đến nay quan hệ giữa hai nước không ngừng cũng cố và phát triển. Quan hệ với Campuchia được đổi mới theo hướng mở rộng, nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế, phối hợp giải quyết các vấn đề an ninh, biên giới, lãnh thổ trong khuôn khổ các tổ chức khu vực và quốc tế. Từ sau Đại hội IX ta đã tiếp tục chủ động thúc đẩy mạnh quan hệ hữu nghị và hợp tác với Campuchia trên các lĩnh vực và đã đạt được những kết quả tích cực.

Về chính trị - an ninh: Quan hệ chính trị giữa hai nước được cũng cố và tăng cường thông qua việc lãnh đạo hai nước thường xuyên trao đổi các cuộc thăm viếng, tiếp xúc, trao đổi đề ra nguyên tác thỏa thuận phương hướng và ký

kết nhiều hiệp định, thỏa thận hợp tác quan trọng. Đặc biệt trong chuyến thăm Campuchia của Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Việt Nam Lê Khả Phiêu tháng 6/1999, hai bên đã tuyên bố chung khẳng định phương châm với 16 chữ: “Hợp tác láng giềng tốt đẹp, đoàn kết hữu nghị truyền thống, ổn định lâu dài”, làm

định hướng cho quan hệ hai nước trong thế kỷ XXI. Hai bên thỏa thuận cùng nhau ngăn ngừa âm mưu phá hoại quan hệ hữu nghị truyền thống hai nước, trực tiếp giải quyết vấn đề hai nước bằng thương lượng hoà bình.

Từ ngày 26 - 28/11/2001, Chủ tịch nước Trần Đức Lương thăm Campuchia, hai bên đã ký thỏa thuận giữa Bộ Ngoại giao Việt Nam và Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia; Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư; Hiệp định buôn bán trao đổi hàng hoá và dịch vụ thương mại khu vực biên giới Việt Nam - Campuchia; từ ngày 3 - 5/11/2002, Thủ tướng Phan Văn Khải dự Hội nghị Cấp cao ASEAN 8 tại Campuchia; từ ngày 23 đến 26/12/2002. Từ ngày 12 đến 22/2/2005, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Di Niên dự kỳ họp lần thứ 7 Uỷ ban Hỗn hợp 2 nước tại Phnômpênh. 3/2005 Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh thăm chính thức Campuchia.

Về phía Campuchia có chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia Hô Nam Hông ngày 5/02/2001; tháng 10/2005, Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Xămđéc Hunxen thăm chính thức Việt Nam, hai nước đã ra tuyên bố chung Việt Nam - Campuchia, đã cũng cố và đưa quan hệ láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện Việt Nam - Campuchia lên bước phát triển mới. Đưa quan hệ hai nước lên tầm cao mới. Hai nước đã ký bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới năm 1985 và phối hợp triển khai Bản ghi nhớ về việc giải quyết vấn đề người thiểu số Tây Nguyên vượt biên trái phép sang Campuchia với Uỷ ban Tị nạn của Liên hợp quốc.

Từ năm 2005 đến nay, quan hệ hai nước ngày càng phát triển toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Đặc biệt trong năm 2012, hai nước đã tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 45 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Campuchia. Trong suốt quá trình lịch sử đó, nhân dân hai nước đã kề vai sát cánh, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau, trong kháng chiến chống đế quốc vì độc lập dân tộc.

Hợp tác giữa hai nước trên lĩnh vực an ninh - quốc phòng được tăng cường, tháng 8/2002 Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam thăm Campuchia đã ký thỏa thuận hợp tác với Bộ Quốc phòng Campuchia, trong đó có việc phối hợp tuần tra

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Lịch sử Quan hệ Việt Nam - ASEAN giai đoạn năm 1995 đến nay (Trang 60 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w