Trong 18 năm qua Việt Nam đã tích cực hội nhập với khu vực Đông Nam Á và thế giới, giữ vững bản sắc văn hoá dân tộc, tiếp thu những tinh hoa văn hoá của khu vực và thế giới, giao lưu học hỏi, tăng cường hiểu biến lẫn nhau giữa các nước bạn bè ASEAN. ASEAN lại là một Hiệp hội mà trong đó tất cả các nước thành viên đều có nét tương đồng và có nét văn hoá độc đáo khác nhau. Do vậy, việc mở rộng giao lưu giữa các nước trong khu vực là điều rất cần thiết.
Văn hóa - xã hội - giáo dục Quan hệ Việt Nam – ASEAN trên lĩnh vực này giúp tăng cường sức mạnh đoàn kết, gắn bó chặt chẽ và với sự hiểu biết lẫn nhau
giữa các thành viên trong tổ chức ASEAN, cụ thể: Việt Nam đã đề xuất Tuần văn hóa ASEAN, đây là sáng kiến của Thủ tướng Phan Văn Khải đưa ra tại Hội nghị Cấp cao ASEAN ở Brunây cuối năm 1999, nhằm giới thiệu những văn hóa đặc sắc của dân tộc trong khu vực, thúc đẩy tình hữu nghị và tăng cường sự hiểu biết về ASEAN đối với các nước ngoài khu vực.
Từ khi Việt Nam là thành viên của ASEAN, hoạt động này mới được đẩy mạnh và có chiều sâu hơn. Có thể thấy rằng, trong lĩnh vực giao lưu văn hóa, toàn cầu hóa luôn là một con giao hai lưỡi. Một mặt nó tạo điều kiện các dân tộc xích lại gần nhau, vượt qua những nghi kị và xa cách do qúa khứ để lại. Nhưng mặt khác nó cũng tạo nên nguy cơ về “Sự đồng hóa các hệ thống giá trị, đe dọa
làm suy kiệt khả năng sáng tạo của các nền văn hóa, nhân tố hết sức quan trọng đối với sự tồn tại lâu dài của nhân loại” (UNESCO) [13; 3]. Do vậy, hợp tác vì
một nền hòa bình ASEAN đầy bản sắc và đa dạng trong thống nhất là một mục tiêu cao cả va lớn lao của chính phủ và nhân dân các nước ASEAN đã và đang tiến hành.
Tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMM) tháng 7/2000, ở Bangkok, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Di Niên cùng các Ngoại trưởng ASEAN đã ký bản“tuyên bố ASEAN về Di sản văn hóa ASEAN”. Đây là một văn kiện quan trọng và có nghĩa trong việc tăng cường nhận thức ASEAN, tăng cường sự hợp tác khu vực để bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa các nước ASEAN. Trên tinh thần đó quan hệ văn hóa đa phương ASEAN - Việt Nam thực sự sẽ làm tăng thêm vốn hiểu biết, giúp đỡ nhau cho sự hợp tác giữa các nước trong tổ chức đạt hiệu quả cao hơn.
Ngoài những kết quả đạt được trong quan hệ văn hóa đa phương (COCI) còn có những hợp tác song phương từng nước ASEAN với Việt Nam chẳng hạn: Hiệp định ký kết hợp tác văn hóa Việt Nam - Thái Lan 98/1996) tại Hà Nội; Bản ghi nhớ tại cuộc họp lần thứ 3 của Ủy ban hổn hợp về Hợp tác thông tin giữa hai nước Malaixia - Việt Nam cho 2 năm (2003 và 2004), ký kết ngày 16/10/2001 tại Yangun (Mianma); và nhiều văn bản hiệp định khác giữa các nước Lào, Inđônêxia, Xingapo, Philippin với Việt Nam. Việt Nam đã cùng các nước
ASEAN tham gia những dự án như triển lãm quốc tế về nghệ thuật đương đại ASEAN, Hành trình đô đốc ASEAN, triển lãm di sản văn hóa ASEAN...
Trong những năm 2007- 2008, các đoàn nghệ thuật Việt Nam đã sang biểu diễn ở ASEAN và ngược lại nhiều hoạt động của ASEAN cũng được tổ chức tại Việt Nam như: Tuần lễ phim, hội chợ, Fesival thanh niên Việt Nam với ASEAN.... Thông qua những hoạt động này, các nước trong khu vực có cơ hội để hiểu biết sâu sắc hơn về nền văn hóa của nhau, góp phần tăng cường mối quan hệ hữu nghị, thắt chặt tình đoàn kết giữa các nước trong tổ chức.
Năm 2010, với vai trò là chủ tịch Cộng đồng văn hóa - xã hội ASEAN, Chủ tịch Hội nghị Bộ trưởng Lao động ASEAN lần thứ 21, chúng ta chủ động thúc đẩy việc khởi động và đưa Cộng đồng văn hóa – xã hội đi vào vận hành hiệu qủa, Ủy ban Bảo vệ và thúc đẩy quyền của phụ nữ và trẻ em ASEAN (ACWC) được thành lập và thực sự đi vào hoạt động. Việt Nam cùng ASEAN góp phần thúc đẩy xây dựng một Cộng đồng ASEAN chia sẽ và đùm bọc, hướng tới người dân và vì phúc lợi của người dân.
Nhằm thúc đẩy hơn nữa mục tiêu chung trên, chúng ta đưa ra nhiều đề xuất, sáng kiến về những vấn đề thiết thân của khu vực như: Tuyên bố về phục hồi và phát triển bền vững, Tuyên bố về ứng phó với thách thức do biến đổi khí hậu (Hội nghị Cấp cao ASEAN 16); Tuyên bố tăng cường phúc lợi và phát triển của phụ nữ và trẻ em ASEAN (Hội nghị Cấp cao ASEAN 17); Vừa qua các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN cũng đã thông qua Tuyên bố ASEAN về hợp tác tìm kiếm và cứu hộ người và tàu thuyền gặp nạn trên biển.
Trong nhiệm kỳ là Chủ tịch Cộng đồng văn hóa - xã hội, Việt Nam đã tổ chức thành công Hội nghị Hội đồng Cộng đồng văn hóa – xã hội ASEAN lần thư 3 (ASCC 3) vào ngày 7/4/2010 trước thềm Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 16 tại Hà Nội và Hội nghị Hội đồng Cộng đồng văn hóa - xã hội ASEAN lần thứ 4 tại Đà Nẵng với sự tham gia của Bộ trưởng phụ trách văn hóa - xã hội của các nước ASEAN; Tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Lao động ASEAN lần thứ 21 (ALMM 21) tại Việt Nam, Hội nghị Phát triển Nguồn nhân lực ASEAN lần thứ 2.
Cũng trong năm 2010, trong khuôn khổ của Hội nghị Bộ trưởng Lao động ASEAN lần thứ 21, gần 20 Hội nghị cấp quan chức đã được tổ chức tại Việt Nam
như: Cuộc họp nhóm công tác ASEAN nhằm thực hiện Tuyên bố ASEAN đề bảo vệ và thúc đẩy quyền lao động di cư (ACMW); Hội nghị Thanh tra Lao động ASEAN với khuyến nghị Hạ Long về chia sẽ khinh nghiệm trông công tác thanh tra lao động. Đặc biệt, tại Hội nghị ALMM 21, các Bộ trưởng đã thông qua hai văn kiện quan trọng: Một là, chương trình làm việc của Bộ trưởng Lao động ASEAN giai đoạn 2010-2015 ; Hai là, Bộ hướng dẫn của ASEAN về kinh nghiệm Quan hệ lao động hài hòa làm cơ sở cho các hoạt động mở rộng hợp tác ASEAN trong lĩnh vực lao động.
Nhằm thực hiện được mục tiêu của Cộng đồng văn hóa - xã hội, các nhà lãnh đạo ASEAN đã phê duyệt Kế hoạch Tổng thể Cộng đồng văn hóa - xã hội ASEAN(ASCC) tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 14 tổ chức ngày 1/3/2009 tại Hua Hin, Thái-lan. Như vậy, kế hoạch Tổng thể ASCC được thực hiện chính thức kể từ ngày 2/3/2009.
Sự phát triển của Cộng đồng văn hóa - xã hội được xem xét và đánh giá trên cơ sở việc tổ chức thực hiện và triển khai kế hoạch tổng thể của Cộng đồng văn hóa - xã hội. Kế hoạch Tổng thể ASCC gồm sáu lĩnh vực trọng tâm: Phát triển con người; Phúc lợi và bảo hiểm xã hội; Các quyền và bình đẳng xã hội; Bảo đảm môi trường bền vững; Tạo dựng bản sắc ASEAN. Kế hoạch của Cộng đồng văn hóa - xã hội thực hiện trong giai đoạn 2009-2015 gồm 40 cấu phần với 340 hoạt động.
Với cương vị là Chủ tịch Hội nghị Bộ trưởng Phúc lợi xã hội và Phát triển ASEAN lần thứ VI, Việt Nam đã tích cực tham gia vào quá trình hình thành và ra mắt Ủy ban Bảo vệ và Thúc đẩy quyền của phụ nữ và trẻ em ASEAN (ACWC). Ðây là cơ sở quan trọng cho việc thúc đẩy và phát triển quyền phụ nữ và trẻ em trong ASEAN. Tháng 11/2010, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã tham dự Hội nghị Bộ trưởng Phúc lợi Xã hội và Phát triển ASEAN lần thứ 7 tại Brunây. Tại Hội nghị này, các nước đã đánh giá cao vai trò chủ động, tích cực, có trách nhiệm của Việt Nam trong nhiệm kỳ làm Chủ tịch Hội nghị Bộ trưởng Phúc lợi xã hội ASEAN giai đoạn 2007-2010.
Từ tháng 7/1995 đến năm 2013, sau 18 năm gia nhập ASEAN, hợp tác văn hóa giữa Việt Nam - ASEAN đã đạt nhiều hiệu quả và thu được nhiều thành
công, hứa hẹn nhiều triển vọng tốt đẹp trong tương lai. Việt Nam đã tham gia tích cực và đạt được nhiều thành công tại các hội thảo như: Hội thảo các nhà văn ASEAN, dự án văn hóa ASEAN, Hội nghị về phát triển sách của ASEAN....
Về giáo dục - đào tạo: Hợp tác Việt Nam - ASEAN trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo cũng được thúc đẩy mạnh mẽ. Sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN, Bộ Giáo dục và Đào tạo nước ta đã xem việc mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực Đông Nam Á là một ưu tiên và sau này đã được công nhận là thành viên của Tiểu ban Giáo dục của ASEAN (ASCOE).
Qua các chương trình hợp tác với SEAMEO kể từ năm 1995, trên 700 cán bộ khoa học, cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên của nước ta đã được cử tham dự các khóa đào tạo do các trung tâm đào tạo khu vực của SEAMEO tổ chức. Trong khuôn khổ hợp tác giáo dục đào tạo với ASEAN kể từ năm 1996 đến năm 2000, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tiến hành tuyển chọn và cử 79 học sinh đi học tập tại Xingapo, số học bổng giành cho bậc đại học cũng tăng lên.
Thực hiện cam kết hỗ trợ các nước thành viên đang gặp khó khăn, kể từ năm học 1995 - 2000 chính phủ Xingapo giành hơn 30 xuất học bổng đào tạo nói trên, Một số dự án hợp tác giáo dục song phương giữa Việt Nam và Thái Lan cũng đang đợc triển khai và có hiệu quả tốt. Chỉ tính riêng Viện Công nghệ Châu Á (AIT) đặt tại Hà Lan, hiện có khoảng 100 lưu học sinh Việt Nam đang theo học, với trách nhiệm của một thành viên Tiểu ban Giáo dục của ASEAN, Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam đã tích cực phối hợp với các nước trong khu vực qua nhiều hoạt động và được các bạn đánh giá cao.
Từ ngày 15 - 17/3/2005, Hội nghị lần thứ 40 Hội đồng các Bộ trưởng Giáo dục các nước ĐNÁ được tổ chức tại Hà Nội. Mặc dù mới gia nhập gia đình SEAMEO chưa lâu song Việt Nam luôn luôn cố gắng tới mức cao nhất trong việc tham gia vào các hoạt động của SEAMEO. Hiện nay, một trong những trường viện đang đào tạo trên Đại học của các ngành Châu Á học, Đông phương học. Viện nghiên cứu Đông Nam Á là cơ quan nghiên cứu hàng đầu của cả nước đã công bố hàng chục công trình có giá trị về ĐNÁ, về quan hệ ASEAN - Việt
Nam. Trong năm 2008, với kinh nghiệm đào tạo hiệu trưởng cấp 2, cấp 3 Xingapo đã đào tạo giúp hàng nghìn cán bộ quản lí giáo dục cho Việt Nam.
Trong lĩnh vực khoa học công nghệ: Việt Nam cũng có những đóng góp đáng kể. Cho tới nay, nước ta đã tham gia vào hàng chục dự án hợp tác khoa học công nghệ của ASEAN. Một trong những đóng góp đó của Việt Nam là tổ chức Tuần lễ Khoa học Công nghệ ASEAN lần thứ V tại Hà Nội và Hội nghị Bộ trưởng Khoa học Công nghệ ASEAN. Nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triên khoa học công nghệ của ASEAN, nước ta đã đưa ra sáng kiến thành lập trung tâm công nghệ ASEAN tại Việt Nam. Sáng kiến đã được chấp nhận để trở thành một trong những dự án chung của Hiệp hội.
Như vậy, cùng với việc tham gia tích cực vào tất cả các lĩnh vực hợp tác chuyên ngành của ASEAN như khoa học, công nghệ và môi trường, văn hóa thông tin, phát triển xã hội, phòng, chống ma tuý...Việt Nam còn mạnh dạn nêu các sáng kiến đăng cai tổ chức các nước ASEAN đánh giá cao như việc Việt Nam tổ chức thành công tuần lễ khoa học công nghệ ASEAN (1998), Tuần văn hóa ASEAN lần II theo sáng kiến của Thủ tướng nước ta tại Hạ Long (2004), Hội thi tay nghề ASEAN (2004) và nhiều Hội nghị cấp Bộ trưởng quan trọng khác…
Trên lĩnh vực môi trường: Việt Nam đã hòa nhập và tích cực tham gia vào tất cả các Diễn đàn môi trường trong khuôn khổ ASEAN. Việt nam đã cử đại diện tham gia Hội nghị không chính thức các Bộ trưởng Môi trường ASEAN tại Phukhet (Thái Lan) trong 2 ngày 7 và 8 /1/1997, các cuộc họp của Tổ chức các quan chức Cấp cao về Môi trường (ASOEN), của nhóm cộng tác dưới ASOEN.
Trong cuộc họp không chính thức các Bộ trưởng Môi trường ASEAN lần thứ 4 tổ chức tại Hà Nội tháng 11/1998, Việt Nam đã đưa ra các sáng kiến tổ chức Diễn đàn môi trường giữa các thành viên ASEAN nhằm chia sẽ kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lí và nghiên cứu về môi trường giữa các nước thành viên. Sáng kiến này được Bộ trưởng ủng hộ. Đến năm 2000, Việt Nam tổ chức Hội nghị các Chủ tịch ASOEN. Việt Nam cũng tích cực tham gia dự án môi trường của khu vực như: Phòng chống cháy rừng, bảo vệ đa dạng sinh học...
Trong năm 2013, Tổng cục Môi trường Việt Nam đã chủ trì, phối hợp với đơn vị liên quan trong và ngoài Bộ TN&MT tổ chức thành công các sự kiện trong khuôn
khổ hợp tác ASEAN và trong khu vực gồm hội thảo tập huấn áp dụng mô hình tạo phức sinh học trong quản lý môi trường Châu Á – Thái Bình Dương, Hội thảo cấp cao Đông Á về Thành phố bền vững về môi trường lần thứ 4, Hội nghị Nhóm công tác ASEAN về các công ước đa phương môi trường lần thứ 17.
Trong thời gian qua, Việt Nam đã có những nỗ lực về mặt tài chính cũng như nhân lực để đảm bảo sự hợp tác bình đẳng và hiệu qủa với các nước thành viên khác và đề xuất một số dự án hợp tác. Đặc biệt, sáng kiến “ đối thoại về
thúc đẩy hợp tác thực hiện Hiệp ước ASEAN về phòng chống cháy rừng” của
Việt Nam được các nước thành viên hoan nghênh.
Để đánh giá lại tầm quan trọng trong Hợp tác xây xựng Cộng đồng văn hóa- xã hội ASEAN. Chúng ta mượn câu nói của Bộ trưởng Bộ ngoại giao ông Phạm Bình Minh: “Là một trong những thành viên sáng lập ý tưởng Cộng đồng, văn
hóa- xã hội ASEAN, Chính phủ Việt Nam không ngừng phấn đấu nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần và vật chất của người dân, đồng thời hợp tác chặt chẽ với các nước thành viên nhằm hướng đến xây dựng cộng đồng ASEAN bền vững” [42].
Như vậy, kể từ khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội ASEAN đã đánh đấu một bước chuyển mình quan trọng của Hiệp hội nói chung và của Việt Nam nói riêng trong mối quan hệ hợp tác kinh tế, chính trị, văn hoá không ít khó khăn như nguy cơ gia tăng khoảng cách phát triển giữa bản thân các nước trong Hiệp hội, sự suy giảm khả năng cạnh tranh của ASEAN với các nền kinh tế ngoài khu vực nói chung, các vấn đề mang tính khu vực cần sự phối hợp hợp tác xuyên quốc gia như chống khủng bố, bảo vệ môi trường...Và đặc biệt là những vấn đế quan trọng mang tính định hướng tương lai của Hiệp hội.