Tiến trình cải thiện quan hệ với các nước Đông Na mÁ và gia nhập ASEAN của Việt Nam (1991 1995)

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Lịch sử Quan hệ Việt Nam - ASEAN giai đoạn năm 1995 đến nay (Trang 31 - 35)

ASEAN của Việt Nam (1991 - 1995)

Bước sang giai đoạn (1991 - 1995) quan hệ Việt Nam - ASEAN bắt đầu có chuyển biến tích cực. Tháng 10/1991, Hiệp định Pari về Campuchia được ký kết đã mở ra một thời kỳ mới trong quan hệ hợp tác và xu thế liên kết trong khu vực. Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, tình hình thế giới và khu vực chuyển biến một cách nhanh chống: CNXH ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, trật tự thế giới hai cực Xô - Mỹ tan rã, trật tự thế giới mới đang trong quá trình hình thành. Trong bối cảnh đó, đặt ra cho cả Việt Nam và ASEAN nhiều cơ hội và thách thức mới và việc phát triển với quan hệ với Việt Nam cũng như các nước Đông Dương trở thành chính sách quan trọng của tổ chức ASEAN.

Lợi ích lớn nhất của Việt Nam lúc này là duy trì hòa bình, ổn định khu vực, tạo dựng môi trường thuận lợi cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Về kinh tế, vấn đề đặt ra đối với Việt Nam là hội nhập từng bước vào nền kinh tế khu vực và thế giới, tránh nguy cơ tụt hậu về kinh tế. Do vậy, việc đẩy mạnh quan hệ ASEAN là mục tiêu hàng đầu của Việt Nam, vì ASEAN là một tập hợp các nước vừa và nhỏ, có xuất phát điểm gần giống Việt Nam nhưng chỉ sau một thời gian ngắn đã có bước phát triển vượt bậc. Đồng thời, với cơ chế hợp tác sẵn có của ASEAN, Việt Nam sẽ có điều kiện thuận lợi tham gia các cơ chế hợp tác với các nước công nghiệp phát triển, các trung tâm kinh tế - chính trị lớn ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và trên thế giới.

Trong bối cảnh đó, Đại hội VII của ĐCS Việt Nam (1991), đã khẳng định đường lối đối ngoại mở rộng, đa dạng hóa, đa phương hóa, thực hiện chủ trương“Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn

đấu vì hòa binh, độc lập và phát triển” [15; 147]. Đối với khu vực Đảng ta nhấn

mạnh:“Việc phát triển quan hệ hữu nghị với các nước ĐNÁ và Châu Á - Thái Bình

Dương, phấn đấu cho một ĐNÁ hòa bình, hữu nghị và hợp tác” [6; 324].

Thực hiện đường lối đó, từ cuối năm 1991 đến giữa năm 1992, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã lần lượt đi thăm các nước ASEAN: Inđônêxia, Xingapo, Thái

Lan (12/1991), Malaixia (1/1992), Philippin, Brunây (2/1992). Sự kiện này được xem là bước đột phá trong quan hệ Việt Nam với các nước ASEAN thời kỳ sau chiến tranh lạnh. Tiếp theo sau đó là những chuyến thăm cấp cao của các nhà lãnh đạo Thái Lan, Xingapo, Malaixia đến Việt Nam.

Có thể nói rằng trong giai đoạn này, quan hệ Việt Nam - ASEAN phát triển nhanh chống, chỉ trong vòng hai năm 1991-1992, Việt Nam đã ký với ASEAN gần 40 Hiệp định các loại (Hiệp đinh khung về hợp tác kinh tế, khoa học kĩ thuật; Hiệp định về bảo hộ đầu tư; Hiệp định tránh đánh thuế hai lần; Hiệp định về bưu điện, Hiệp định hàng không, hàng hải....) làm cơ sở pháp lý cho mối quan hệ hợp tác đang ngày càng mở rộng. Quan hệ kinh tế - thương mại song phương tăng lên nhanh chống, các nước ASEAN trở thành bạn hàng lớn với các mức tiêu thụ từ 30% đến 40% hàng xuất khẩu của Việt Nam và đầu tư trực tiếp chiếm khoảng 15% trong số tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đầu thập niên 90 [9; 242].

Tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ IV tại Xingapo (1/1992), Thủ tướng Malaixia tuyên bố:“Việt Nam và Lào có thể trở thành thành viên đầy đủ của

ASEAN trong vòng 5 năm tới”. Hội nghị đã nói lên bước chuyển biến mới về

chính sách đối ngoại của các nước ASEAN đối với khu vực. Đặc biệt đối với Việt Nam, Hội nghị đã chính thức tỏ thái độ hoan nghênh Việt Nam ký Hiệp ước Bali và gia nhập vào tổ chức này.

Với thiện chí thúc đẩy quá trình Việt Nam gia nhập vào ASEAN, ngày 29/5/1992, Bộ trương Ngoại giao Philippin tuyên bố: "Không còn trở ngại gì cho

Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN". Về phần mình 6/1992,

Việt Nam khẳng định tham gia Hiệp ước Bali, các diễn đàn đối thoại với ASEAN. Trên cơ sở đó ngày 22/7/1992, tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMM) lần thứ 25, Việt Nam và Lào chính thức tham gia Hiệp ước Bali và trở thành quan sát viên của ASEAN. Từ đây, Việt Nam được mời tham dự các cuộc họp hàng năm của Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN. Ngày 11/8/1992, Việt Nam và Malaixia ký Hiệp định hợp tác và hai nước đã dành cho nhau quy chế tối huệ quốc.

Về kinh tế thì quan hệ giữa Việt Nam với ASEAN năm 1993 phát triển mạnh và có hiệu quả. Buôn bán hai chiều giữa Việt Nam và Xingapo văm 1993

đạt 1,4 tỷ USD (so với năm 1987 là 10 triệu USD), với Inđonêxia trong 9 tháng đầu năm 1993 đạt gần 130 triệu USD. ASEAN đã lập cơ chế hiệp thương giữa Việt Nam và ASEAN. Nhân dịp Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 26 tại Xingapo (1993) Việt Nam được mời tham gia diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) để bàn về vấn đề chính trị an ninh của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Tháng 12/1993, Việt Nam tuyên bố “Sẵn sàng gia nhập ASEAN vào thời

điểm thích hợp” [9; 243]. Tuyên bố này được các nước ASEAN đón nhận, tạo

những thuận lợi cho quan hệ song phương và đa phương.

Bước sang năm 1994, công tác đối ngoại nói chung của Việt Nam được tích cực triển khai trên các hướng đã được khai thông trong năm 1993 với diện rộng hơn, nhiều đối tác hơn. Tháng 2/1994, Mỹ tuyên bố bãi bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam. Việc Việt Nam trở thành thành viên liên kết của Hội đồng hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Việt Nam trở thành quan sát viên đầy đủ của tổ chức Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT). Tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 27 (từ 22 - 23/7/1994) các nước ASEAN đã nhất trí đã ra tuyên bố tập thể sẵn sàng đón nhận Việt Nam là thành viên chính thức của ASEAN. Như vậy đến tháng 7/1994, việc Việt Nam gia nhập ASEAN đã được sự nhất trí cao của các nước thành viên ASEAN. Ngoại trưởng Xingapo Gryacuma cho rằng:“Việt Nam gia nhập ASEAN sẽ là một đóng góp

quan trọng vào việc xây dựng một Đông Nam Á hoà bình, ổn định, hợp tác và phồn vinh” [22].

Năm 1995, hoạt động đối ngoại của nước ta có sự khởi sắc mới. Nhìn tổng thể Việt Nam đã "phủ sóng ngoại giao" suốt từ Bắc tới Nam, từ Đông sang Tây với các sự kiện nổi bật như: Quan hệ Việt - Mỹ chính thức được bình thường hoá từ 11/7/1994, Hiệp định khung hợp tác Việt Nam - EU đã được ký kết, quan hệ Việt Nam với các nước Tây Bắc Âu được mở rộng và phát triển từ sau các cuộc viếng thăm của Thủ tướng Võ Văn Kiệt tới các nước ở khu vực này.

Cho đến ngày 28/7/1995, tại AMM lần thứ 28 ở thủ đô Banđa Sêri Bêgaoan (Brunây), đã diễn ra trọng thể lễ kết nạp Việt Nam làm thành viên thứ bảy của ASEAN. Việt Nam cũng tuyên bố gia nhập khu vực mậu dịch tự do (AFTA). Sự kiện này mở ra một thời kỳ mới trong quan hệ Việt Nam - ASEAN, là chiếc cầu

nối cho sự hội nhập của Việt Nam từ khu vực ra thế giới. Sự kiện này mở ra triển vọng về một ASEAN mở rộng bao gồm tất cả các nước ĐNÁ, một ý tưởng mà ASEAN đã từng ấp ủ ngay từ khi thành lập năm 1967.

Như vậy, quan hệ Việt Nam với các nước thành viên ASEAN và tổ chức ASEAN ngày càng phát triển, được đánh dấu bằng việc Việt Nam trở thành thành viên đầy đủ của tổ chức ASEAN. Về ý nghĩa của việc gia nhập Hiệp hội tổ chức các quốc gia Đông Nam Á, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm nói:"Chúng ta đang chứng kiến xu thế khu vực hóa và quốc tế hóa phát triển

nhanh chóng ở mọi nơi, trong xu thế tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngày càng rõ nét. Trong tình hình đó, hội nhập khu vực và hội nhập thế giới để phát triển trở thành tất yếu khách quan. Việc Việt Nam gia nhập ASEAN là một biểu hiện cụ thể của xu hướng đó” [22]. Từ đây mối quan hệ ASEAN - Việt Nam

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Lịch sử Quan hệ Việt Nam - ASEAN giai đoạn năm 1995 đến nay (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w