b. Biện pháp thực hiện chủ yếu
3.3.4 KIẾN NGHỊ VỚI CHI NHÁNH NHNo&PTNT TỈNH BẮC NINH
+ Về đào tạo:
- Định kỳ tổ chức các cuộc thi chuyên môn nghiệp vụ trong thao tác các dịch vụ cung cấp cho khách hàng, giao dịch với khách hàng, giữa cán bộ, nhân viên trong NHNo&PTNT tỉnh Bắc Ninh.
-Thường xuyên đào tạo lại theo các hình thức khác nhau, bao gồm đào tạo tại chỗ, cử cán bộ đi theo học các lớp tập huấn, các chương trình đào tạo của NHNo&PTNT Việt Nam. Đồng thời NHNo tỉnh cũng nên khuyến khích cán bộ tự
học, tự đi đào tạo lại theo các hình thức khác nhau theo hướng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
+ Hàng tháng NHNo tỉnh tổ chức bàn về kế hoạch kinh doanh với các Giám đốc Ngân hàng cơ sở từ đó xác định rõ khối lượng đầu tư cụ thể, các đối tượng cần tập trung đầu tư và mức độ dầu tư cho phù hợp với các đối tượng có nhu cầu vay vốn đầu tư. Với mục tiêu đầu tư mới phải có hiệu quả và an toàn hơn, phải lựa chọn khách hàng để đảm bảo an toàn vốn.
+ Tăng cường công tác kiểm tra nhất là trong công tác tín dụng. Phát hiện và xử lý kịp thời các sai sót cả về phía khách hàng và chủ quan của Ngân hàng.
+ Mở rộng mạng lưới thông tin, báo chí để đưa thông tin cần thiết đến tận khách hàng vay vốn, giúp họ hiểu được quyền lợi và trách nhiệm của mình khi quan hệ tín dụng với Ngân hàng, để họ có trách nhiệm hơn đối với đồng vốn, giúp họ sử dụng vốn một cách hiệu quả hơn.
KẾT LUẬN
Ngân hàng có chức năng huy động mọi nguồn vốn trong nền kinh tế để cho vay nên đó là công cụ tích tụ và tập trung vốn để hỗ trợ các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh, thực hiện việc tái sản xuất mở rộng theo chiều rộng và chiều sâu, thực hiện tốt việc tự do di chuyển vốn từ ngành có tỷ suất lợi nhuận thấp sang ngành có tỷ suất lợi nhuận cao. Nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, các ngân hàng cần mở rộng cho vay trung và dài hạn để các doanh nghiệp từng bước đổi mới thiết bị công nghê, mở rộng cho vay đối với tất cả các thành phần kinh tế.
Tín dụng ngân hàng cũng góp phần hút và đẩy tiền ra lưu thông, chống lạm phát, ổn định tiền tệ giá cả, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp.
Để đáp ứng nhu cầu vốn trong nền kinh tế, trước hết tín dụng ngân hàng cần phải có những giải pháp thích hợp để thu hút và mở rộng các hình thức cho vay. Trước tình trạng số dư nợ quá hạn và nợ khó đòi ở các ngân hàng đang tăng cao, các ngân hàng cần đề ra biện pháp để nâng cao chất lượng nghiệp vụ tín dụng, đảm bảo an toàn vốn vay, hạn chế thấp nhất các rủi ro, thiệt hại có thể xảy ra. Chi nhánh cũng luôn nhận thức được điều này nên ngân hàng đã đang tìm cách thu hồi nợ khó đòi từ các năm trước đồng thời nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng, đưa ra quy định chặt chẽ trong cho vay nhằm hạn chế tối đa rủi ro.
Chuyên đề, trên cơ sở nghiên cứu, phân tích những nguyên nhân khả năng có thể dẫn đến rủi ro cho tín dụng ngân hàng đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo cùng cán bộ chi nhánh NHNo&PTNT khu công nghiệp Tiên Sơn đã tận tìn giúp đỡ và hướng dẫn em trong quá trình thực tập.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS. Tô Kim Ngọc, Giáo trình Tiền Tệ - Ngân Hàng, NXB Thống kê, 2008, 415 trang.
2. TS. Hồ Diệu (chủ biên), TS.Lê Thẩm Dương, TS.Lê Thị Hiệp Thương, Th.S Phạm Phú Quốc, CN Hồ Trung Bửu, CN Bùi Diệu Anh; Giáo trình Tín Dụng Ngân Hàng, NXB Thống Kê 2001, 495 trang.
3. Frederic S.Mishkin, Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính, NXB KHKT Hà Nội 1994.
4. GS.TS Nguyễn Văn Tiến, Quản trị rủi ro tín dụng trong kinh doanh Ngân hàng, NXB Thống Kê 2010, 703 trang.
5. Tạp chí ngân hàng năm 2010, 2011, 2012. 6. Tạp chí thị trường tiền tệ năm 2010, 2011, 2012.
7. Báo cáo kết quả hoạt động các năm 2010, 2011, 2012 của chi nhánh NHNo&PTNT khu công nghiệp Tiên sơn.
8. Các website:
- http://www.sbv.gov.vn/