NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THU THẬP THÔNG TIN CỦA KHÁCH HÀNG VAY

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn khu công nghiệp Tiên Sơn (Trang 42 - 44)

b. Biện pháp thực hiện chủ yếu

3.2.2 NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THU THẬP THÔNG TIN CỦA KHÁCH HÀNG VAY

Cho vay vốn của ngân hàng, nhất là đối với cho vay trung - dài hạn, một trong những yêu cầu là đánh giá khách hàng.

Đánh giá khách hàng có ý nghĩa quyết định đảm bảo khoản vay có chất lượng, muốn làm tốt được việc này, trước hết đòi hỏi phải có chất lượng thông tin. Thông tin chính xác sẽ giúp cho các NHTM đánh giá khách hàng một cách toàn diện, chính xác, có thể thấy được những ưu điểm của khách hàng từ đó có những kết luận đúng đắn về bản thân khách hàng. Thông tin đầy đủ nhiều chiều với độ tin cậy cao sẽ góp phần nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư. Từ đó quá trình cho vay sẽ được đảm bảo. Thông tin có thể được thu thập từ các nguồn sau:

*Thông tin từ khách hàng vay vốn:

Trong quá trình hoàn tất hồ sơ, thủ tục xin vay, khách hàng vay vốn có trách nhiệm cung cấp những thông tin cần thiết cho ngân hàng: Dự án, kế hoạch vay vốn, trả nợ, các báo cáo tài chính ở thời điểm gần nhất và thông tin khác.

Đối với các báo cáo tài chính: CBTD căn cứ vào báo cáo tài chính để đánh giá năng lực tài chính của khách hàng vay vốn, tuy nhiên rất khó xác định được độ

chính xác, độ tin cậy của BCTC đó. Hiện nay Bộ tài chính đã ban hành thông tư số 23/2005/TT-BTC hướng dẫn thực hiện 6 chuẩn mực kế toán ban hành theo quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ngày 31/12/2003 “Về ban hành và công bố 6 chuẩn mực kế toán đợt 3”. Những thay đổi đáng chú ý và có ảnh hưởng sâu sắc nhất đối với các đối tượng sử dụng thông tin, trong đó có các NHTM; tuy nhiên việc chấp hành của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn nhiều hạn chế, phần lớn công tác kế toán chưa được thực hiện một cách nghiêm túc, chủ yếu là ghi sổ. Do vậy, đòi hỏi CBTD, cán bộ thẩm định phải chú ý kiểm tra thật kỹ lưỡng BCTC. Muốn xác định tính chính xác của BCTC, CBTD cần kết hợp việc điều tra thực tế tại nơi hoạt động SXKD của khách hàng, để xác minh độ tin cậy của BCTC.

Để đánh giá được khả năng trả nợ của người vay, ngân hàng có thể tiến hành phỏng vấn trực tiếp người xin vay vốn.

Mục đích của cuộc phỏng vấn để xem khách hàng có trung thực hay không, tuy nhiên sẽ không cần thiết nếu khách hàng là người quen thuộc, có tín nhiệm. Cuộc phỏng vấn có thể là trao đổi những khó khăn vướng mắc về thủ tục vay vốn hay những khó khăn trong vấn đề đáp ứng điều kiện vay vốn. Qua đó có thể nhận xét về tư cách, năng lực, phẩm chất đạo đức, kinh nghiệm của người vay, có thể phỏng vấn để làm rõ những những điểm còn mâu thuẫn hoặc chưa rõ ràng trong hồ sơ vay vốn. Qua cuộc phỏng vấn ngân hàng có thể tìm hiểu thêm về lịch sử doanh nghiệp, các sổ sách kế toán, kinh nghiệm cũng như chiến lược kinh doanh, nguồn gốc của sự gia tăng thu nhập hay chi phí và lợi nhuận.

Kết quả thu thập thông tin giúp cho CBTD nắm được về khách hàng:

- Khả năng tạo điều kiện cần và đủ để tạo ra thu nhập và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh từ vốn vay của ngân hàng để trả nợ.

- Các nguồn tiền khác có thể thay thế để trả nợ ngân hàng trong trường hợp phương án xin vay vốn bị rủi ro không có nguồn trả nợ.

- Những khó khăn, thuận lợi và những loại rủi ro có thể xảy ra trong quá trình sử dụng vốn của doanh nghiệp và những biện pháp khắc phục.

*Các thông tin thu thập từ các nguồn khác:

có thể khai thác nhiều nguồn thông tin khác như: thông tin từ các ngân hàng có quan hệ với khách hàng vay vốn, thông tin từ các doanh nghiệp cung cấp và tiêu thụ, thôn tin từ các công ty kiểm toán, từ trung tâm tín dụng hay trung tâm phòng ngừa rủi ro. Nguồn thông tin có nhiều nhưng cán bộ tín dụng phải biết chắt lọc và xử lý thông tin sao cho hiệu quả nhất. Hiệu quả là lấy thông tin từ trung tâm tín dụng vì mọi thông tin về doanh nghiệp vay vốn và ngân hàng khác đều tạp trung tai đây.

Sau khi thu thập được thông tin, cần lưu trữ những thông tin liên quan đến doanh nghiệp vay vốn cùng với hồ sơ vay vốn, làm cơ sở để phân loại khách hàng. Do yêu cầu phải thu thập thông tin nhanh và đầy đủ, việc lưu trữ thông tin và phân loại khách hàng là rất cần thiết. Thực tế, NHNo&PTNT KCN Tiên Sơn đã thực hiện việc lưu trữ và phân loại khách hàng, nhưng về chất lượng thông tin còn nhiều hạn chế (không kịp thời, đầy đủ). Thời gian tới, NHNo&PTNT KCN Tiên Sơn cần thực hiện tốt công tác này, nhằm làm cơ sở cho việc nâng cao chất lượng thẩm định các khoản vay.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn khu công nghiệp Tiên Sơn (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w