b. Biện pháp thực hiện chủ yếu
3.2.4 NÂNG CAO KỸ NĂNG PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ KHOẢN VAY
Kỹ năng phân tích và đánh giá khoản vay là một yếu tố cấu thành trong quá trình phân tích và đánh giá khoản vay vì mọi cái đã có nhưng không có kỹ năng phân tích và đánh giá khoản vay thì không có kết quả. Trong nhiều trường hợp thực tiễn: có tư liệu, có thông tin, có chính sách… tốt nhưng người phân tích không có kỹ năng nên kết quả đánh giá sai lệch. Đó chính là đòi hỏi phải có kỹ năng phân tích và đánh giá khoản vay.
- Việc phân tích và đánh giá khoản vay phải chặt chẽ theo đúng quy trình, đảm bảo an toàn và hiệu quả; đặc biệt là các khoản vay các doanh nghiệp; các khoản vay lớn; các khoản vay có nhiều NHTM cùng tham gia đầu tư vào một khách hàng; các khoản vay vượt mức phán quyết cho vay tối đa đối với một khách hàng theo phân cấp.
- Trong phân tích và đánh giá một khoản vay đối với doanh nghiệp phải chú trọng kiểm tra bám sát và đi sâu phân tích tài chính doanh nghiệp, phân tích tính pháp lý của hồ sơ vay, tính khả thi của dự án, phương án SXKD, khả năng trả nợ, tài sản bảo đảm…kiểm soát được việc sử dụng khoản vay và gắn với việc xếp loại doanh nghiệp theo A,B,C theo quy chế giám sát và đánh giá hiệu quả của doanh nghiệp, kịp thời phát hiện những rủi ro trong hoạt động cho vay để xử lý thu hồi vốn kịp thời.
Điều này cần cụ thể hóa tại NHNo&PTNT KCN Tiên Sơn theo các nội dung chủ yếu sau:
Một là: Đánh giá tình hình tài chính khách hàng.
Một trong những nội dung phân tích đánh giá khoản vay, CBTD phải đánh giá được tài chính của khách hàng vay vốn, qua đó xác định thực trạng năng lực của
khách hàng cũng như dự đoán xu hướng phát triển kinh doanh. Từ trước tới nay, việc phân tích và đánh giá các chỉ tiêu tài chính mới chỉ dừng lại ở so sánh biến động qua các thời kỳ. Việc đánh giá như vậy là chưa toàn diện, bởi vì chưa so sánh với mặt bằng chung của ngành. CBTD khi thẩm định dự án sau khi tính toán các chỉ tiêu, chưa có cơ sở hay tiêu chuẩn chung để đánh giá như: đối với loại hình doanh nghiệp kinh doanh thương mại dịch vụ thì các chỉ tiêu về khả năng thanh toán, vòng quay vốn lưu động, kỳ hạn thu tiền bình quân như thế nào là tốt, đối với doanh nghiệp hoạt động trên các lĩnh vực khác nhau thì các tiêu chuẩn đánh giá khác nhau. Như vậy, để có chất lượng phân tích đánh giá về năng lực tài chính được toàn diện đầy đủ, cần gắn với so sánh với hệ thống chuẩn về chỉ tiêu đánh giá tài chính cho các doanh nghiệp theo từng loại hình kinh tế, từ đó làm cơ sở khi đánh giá trong phân tích và đánh giá khoản vay.
Hai là: Phân tích đánh giá tính hiệu quả của dự án SXKD.
• Tính pháp lý của phương án, dự án SXKD.
Hoạt động của NHTM luôn đòi hỏi tính pháp lý cao. Do vậy, khi cho vay vốn vào các phương án, dự án SXKD phải lựa chọn các phương án, dự án có đầy đủ tính pháp lý nhằm bảo đảm cho phương án, dự án SXKD đó sẽ được thực hiện hợp pháp. Một phương án, dự án SXKD có tính pháp lý phải thỏa mãn các điều kiện: mục đích đầu tư phải phù hợp với mục đích được ghi trong giấy phép hoạt động đã được cấp có thẩm quyền cấp; phải được cấp có thẩm quyền duyệt hoặc cho phép thực hiện.
• Tính khả thi hiệu quả của phương án, dự án SXKD.
Cán bộ TD, cán bộ thẩm định cần phải xem xét các điều kiện cần và đủ để cho một phương án, dự án SXKD được thực thi, đó là các điều kiện:
Nguồn nguyên vật liệu: Phải đảm bảo nguồn cung cấp có tính ổn định về giá cả, chất lượng nguyên vật liệu, tính thông dụng, khả năng thay thế…các yếu tố này đều có ảnh hưởng tới kết quả hoạt động của doanh nghiệp.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm: Phải xem xét các sản phẩm của phương án, dự án SXKD có phù hợp với thị trường không. Thị trường tiêu thụ rất quan trọng vì nó quyết định khả năng tạo ra nguồn thu của phương án, dự án SXKD.
Phân tích giá thành ản phẩm: Khi xem xét giá thành sản phẩm, phải xem xét tổng giá thành và chi phí cấu tạo nên giá thành và giá bán trên thị trường, bảo đảm giá thành sản phẩm phải luôn luôn được giảm thấp.
Hiệu quả kinh tế của phương án, dự án SXKD.
Khả năng đáp ứng vốn cho phương án, dự án SXKD: Phải làm rõ các nghiệp vụ được sử dụng cho phương án, dự án SXKD có vốn tự có tham gia đủ lớn, điều đó bắt buộc doanh nghiệp phải sử dụng triệt để khả năng của mình, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Về phía Ngân hàng, có thể đầu tư một cách hợp lý, tránh lãng phí, sử dụng vốn kém hiệu quả.
Phân tích nguồn trả nợ của phương án, dự án SXKD: Phải xem xét nguồn trả nợ cụ thể của khách hàng, khả năng ổn định, thời điểm có nguồn thu so với thời điểm trả nợ…
Việc phân tích tốt phương án, dự án SXKD sẽ giúp ngân hàng lựa chọn được các dự án có hiệu quả, có khả năng thực thi cao từ đó quyết định cho vay đúng đắn, hạn chế rủi ro trong kinh doanh.
• Tiếp tục khai thác các thông tin cần thiết từ hệ thống thông tin tín dụng phục vụ cho công tác phân tích và đánh giá khoản vay.
• Trong điều kiện cạnh tranh giữa các TCTD trên địa bàn, cần có sự phối hợp với các NHTM trong việc phân tích và đánh giá khoản vay khi cùng đầu tư vào một khách hàng nhằm có sự thống nhất trong việc quản lý khoản vay, chia sẻ rủi ro.