Môi trường vĩ mô

Một phần của tài liệu Phát triển chính sách kênh phân phối sữa Ba Vì của công ty cổ phần sữa Quốc tế trên thị trường miền Bắc (2) (Trang 27 - 30)

* Môi trường nhân khẩu học:

Lực lượng đầu tiên của môi trường cần theo dõi là dân số, bởi con người là yếu tố tạo nên thị trường. Theo thông báo của tổng cục thống kê, đến cuối năm 2011 dân số trung bình cả nước ước tính khoảng 87,84 triệu người tăng 1.04% so với năm 2010. Trong tổng dân số cả nước năm nay, dân số khu vực thành thị là 26,88 triệu người, chiếm 30,6% tổng dân số, tăng 2,5% so với năm trước; dân số khu vực nông thôn là 60,96 triệu người, chiếm 69,4%, tăng 0,41%. Trong đó tỉ lệ trẻ em dưới 15 tuổi chiếm 26%. Việt Nam đang trong thời kì “ dân số vàng”. Việt Nam là thị trường đầy tiềm năng cho ngành sữa phát triển. Tuy nhiên theo nhiều đánh giá 15 - 20 năm Việt Nam sẽ chuyển từ cơ cấu dân số vàng sang cơ cấu dân số già sẽ là thách thức không nhỏ đối với ngành sữa. Nhưng với số dân đứng thứ 14 trên thế giới thì sẽ vẫn có nhiều cơ hội lớn cho ngành sữa nói chung và công ti cổ phần Sữa Quốc tế nói riêng phát triển hơn tại Việt Nam.

Đối với công ty cổ phần sữa Quốc tế, những nhà quản lí hệ thống phân phối của công ty đã quan tâm đặc biệt đến quy mô và dân số ở các tỉnh, thành phố. Đặc biệt trong đó là Hà Nội, Hải Phòng và Đà Nẵng. Đây là ba khu vực mà lượng hàng của công ty được tiêu thụ lớn nhất. Ở đây đều tập trung dân cư, nhiều mẫu gia đình, nhận thức về tiêu dùng khá cao so với một số tỉnh thành. Vì vậy, ba thành phố trên hiện tại đã có nhiều nhà phân phối nhất trên toàn quốc.

* Môi trường kinh tế

Theo Bộ Công thương, năm 2011 nhiều chỉ số vĩ mô của Việt Nam đang tốt lên đáng kể, với tổng GDP ước khoảng 119 tỷ USD. GDP đầu người đạt 1.300 USD/người/năm. Tình hình kinh tế thế giới đang đứng trước nhiều khó khăn thách thức rất lớn, tác động tiêu cực đến nước ta. Ở trong nước, kinh tế vĩ mô chưa vững chắc. Lạm phát vẫn còn ở mức cao sản xuất kinh doanh còn không ít ách tắc, hàng tồn kho lớn , mặc dù có những

Thống kê cũng nhận định, giá hàng hóa trên thị trường thế giới tiếp tục có những biến động khó lường; nguồn cung thực phẩm trên thị trường trong nước tuy đã có dấu hiệu hiệu tích cực nhưng giá một số dịch vụ và mặt hàng thiết yếu sẽ tăng vào những tháng cuối năm Giá tăng làm ảnh hưởng đến các thành viên trong kênh phân phối như tỉ lệ chiết giá, % hoa hồng của các đại lí. Hoa hồng cho các nhà phân phối trên danh nghĩa là không đổi nhưng do lạm phát thì thực tế là % hoa hồng đó đã bị giảm. Điều này gây khó cho các trung gian phân phối của công ty. Vì vậy, nếu không có sự tính toán hoa hồng phù hợp sẽ ảnh hưởng tới sự trung thành của các trung gian phân phối

Đời sống nhân dân, nhất là người nghèo, ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn. Thiên tai, dịch bệnh gây nhiều thiệt hại... Nhìn chung mặt bằng thu nhập của nước ta vẫn còn thấp so với thế giới. Vẫn còn nhiều hộ dân nghèo nên khả năng chi trả cho việc sử dụng sữa còn chưa cao. Sự chênh lệch về mức sống giữa nông thôn và thành thị vẫn còn rất lớn. Mức thu nhập của thành thị cao gấp 5-7 lần ở nông thôn vì vậy mà sức mua vẫn tập trung chủ yếu ở thành thị. Trong đó tỉ lệ người dân sống ở nông thôn chiếm khoảng 70%.Theo các nhà quản trị của IDP, tại thị trường miền Bắc cho thấy người dân Hà Nội, Hải Phòng tiêu thụ khoảng 80% lượng sữa cả miền.Nâng cao mức sống người dân sẽ tăng thêm lượng khách hàng tiêu thụ sữa. Đây là thách thức đối với IDP nhưng cũng đặt ra cho IDP nhiều hướng đi cũng như nhiều cơ hội mới trong việc nâng cao tỉ lệ uống sữa ở nông thôn.

* Môi trường văn hóa – xã hội

Việt Nam không phải là nước có truyền thống sản xuất sữa, vì vậy đại bộ phận dân chúng trước đây chưa có thói quen tiêu thụ sữa. Tuy nhiên từ khi đời sống tăng cao, nhận thức tiêu dùng sữa cũng theo đó mà tăng lên nên nhu cầu tiêu dùng sữa của người Việt tăng lên đáng kể. Người ta chi trả rất nhiều tiền bạc trong việc mua sữa cho trẻ, người ốm hay tất cả mọi người.

Thêm vào đó so với các thực phẩm khác và thu nhập của đại bộ phận gia đình Việt Nam (nhất là ở các vùng nông thôn) thì giá cả của các sản phẩm sữa ở Việt Nam vẫn còn khá cao. Còn ở nhiều nước khác, với mức thu nhập cao, việc uống sữa trở thành một điều không thể thiếu được trong thực đơn hàng ngày.

* Môi trường chính trị, pháp luật

Những quyết định trong kênh phân phối chịu tác động mạnh mẽ của những diễn biến trong môi trường chính trị. Môi trường chính trị trong nước tương đối ổn định. Đây là một lợi thế cho các doanh nghiệp hoạt động trong ngành sữa. Thêm vào đó chính phủ có rất nhiều chính sách hỗ trợ cho ngành sữa phát triển. Trong đó, quyết định số 167/2001/QĐ-TTg ngày 26/10/2001 của Thủ tướng chính phủ về một số biện pháp và chính sách phát triển chăn nuôi bò sữa. Đây là chính sách mang ý nghĩa tầm nhìn và hoạch định chiến lược phát triển của ngành sữa. Vì vậy đối với IDP nói riêng và ngành sữa nói chung có nhiều ưu đãi của pháp luật. Nên việc phân phối sản phẩm sữa trên thị trường có lẽ không gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, chính phủ còn có nhiều chính sách khác liên quan đến việc phát triển giống bò, hỗ trợ tín dụng, phát triển nguồn chăn nuôi thức ăn cho bò…như:

• Dự án “Phát triển giống bò sữa” giai đoạn 2000-2005 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn được triển khai ở 29 tỉnh, thành phố để nhân giống bò sữa cung cấp sản xuất.

• Nghị định số 56/2005/NĐ-CP ngày 26/4/2005 về quy định công tác khuyến nông, khuyến ngư.

• Nghị quyết 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000 về phát triển kinh tế trang trại. * Môi trường tự nhiên – công nghệ

Nguồn nguyên liệu chính cung cấp cho ngành sữa tại Việt Nam khá phong phú, đặc biệt là sữa tươi. Nguồn cung cho công ty cổ phần Sữa Quốc Tế là các hộ dân nuôi bò sữa ở Ba Vì. Hiện nay Ba Vì là địa phương có số lượng bò sữa nhiều nhất của tỉnh Hà Tây và cũng là nơi cung cấp sản lượng sữa chính cho các nhà máy chế biến sữa đóng trên địa bàn tỉnh. Điều kiện tự nhiên được coi là yếu tố hàng đầu mang lại chất lượng cho sữa Ba Vì với khí hậu ôn hoà, mát mẻ, nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm, chất lượng nguồn nước, chất lượng đất, chất lượng cỏ rất tốt và phù hợp cho các giống bò sữa phát triển. Đây là nguồn cung rất đảm bảo về số lượng cũng như chất lượng. Tuy nhiên đối với ngành sữa mà nói thì sẽ gặp khó khăn trong vấn đề xử lí chất thải và đóng gói bao bì. Cộng thêm khí hậu

Việt Nam là khí hậu nóng ẩm nên việc bảo quản sữa nước gặp khó khăn trong điều kiên bình thường .

Sự phát triển của khoa học công nghệ ảnh hưởng không nhỏ đến doanh nghiệp. Phát triển máy móc, thiết bị công nghệ dẫn đến năng suất hiệu quả cao, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Sản phẩm sữa Ba Vì của công ty cổ phần Sữa Quốc tế được sản xuất trên dây truyền chế biến sữa của tập đoàn APV Âu Châu, dây chuyền thiết bị đóng gói khép kín của tập đoàn Tetra Pak Thuỵ Điển. Đây là hệ thống dây chuyền thiết bị công nghệ vào loại hiện đại bậc nhất tại Châu Á và Thế Giới. Công ty đã sử dụng các trang thiết bị hiện đại để sản xuất các sản phẩm Như đối với sản phẩm thanh trùng của Công ty Cổ phần Sữa Quốc Tế được sản xuất từ sữa bò tươi nguyên chất của đàn bò sữa vùng núi Ba Vì bằng công nghệ thanh trùng, trên hệ thống thiết bị hiện đại, không sử dụng chất bảo quản.

Một phần của tài liệu Phát triển chính sách kênh phân phối sữa Ba Vì của công ty cổ phần sữa Quốc tế trên thị trường miền Bắc (2) (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w