Bộ phận hành chính
3.3.2.2 Chính sách về tiền tệ
Tình hình lạm phát ở Việt Nam hiện nay đang là vấn đề trước mắt nhà nước ta quan tâm giải quyết. Mức lạm phát hiện nay ở Việt Nam lên tới mức báo động là 2 con số, vượt qua ngưỡng lạm phát cho phép tối đa là 9% của mỗi quốc gia. Lạm phát cao không chỉ ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân mà còn ảnh hưởng không nhỏ tới các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh. Lạm phát gây ra tình trạng thiếu tiền vì các doanh nghiệp không khai thác được nguồn tín dụng cho việc duy trì sản xuất của mình. Để kiềm chế lạm phát, các biện pháp dành cho chính sách thắt chặt tiền tệ hiện nay cần phải được áp dụng một cách linh hoạt. Xuất phát từ nhận định lạm phát thường xuất hiện khi lượng tiền trong lưu thông tăng, nhà nước cần hạn chế lượng tiền trong lưu thông bằng cách: tăng lãi suất cho vay vốn và lãi suất tái chiết khấu và hạn chế mức tăng tín dụng. Quy định dự trữ bắt buộc hợp lý để vừa bảo đảm an toàn hệ thống đồng thời nâng cao được khả năng thanh khoản trong hoạt động ngân hàng. Thêm nữa là việc phát hành tín phiếu và phân hạn mức mua cho các Ngân hàng Thương mại để rút bỏ bớt tiền khỏi lưu thông.
Đồng thời nhà nước ta nên sử dụng công cụ tỉ giá: nên điều chỉnh tăng nhẹ VND so với USD. Điều này cũng phù hợp với việc đồng đô la Mỹ liên tục bị giảm giá so với các đồng tiền khác. Tăng giá VNĐ sẽ làm giá hàng nhập khẩu giảm, tăng nguồn cung, có tác dụng giảm mức tăng giá trên thị trường nội địa, nhất là trong điều kiện nhập khẩu hiện chiếm tỉ lệ cao trong GDP của nước ta.