Giải pháp thiết lập mục tiêu chiến lược kinh doanh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH Mirabelle (Trang 42 - 47)

Bộ phận hành chính

3.3.1.3 Giải pháp thiết lập mục tiêu chiến lược kinh doanh

Việc xác định mục tiêu chiến lược của công ty phải gắn liền với tầm nhìn chiến lược mà công ty đã xác định. Với tầm nhìn chiến lược đến năm 2020 trở thành nhà hàng đứng số 1 Hà Nội về phục vụ đồ ăn Âu cao cấp. Để đạt được mục tiêu chiến lược đó, Công ty TNHH Mirabelle cần phải xác định mục tiêu chiến lược trong ngắn hạn và dài hạn nhằm từng bước đạt được mục tiêu chiến lược tổng thể và tầm nhìn chiến lược đó.

Xây dựng lợi thế cạnh tranh mang tính bền vững lâu dài: chất lượng phục vụ vượt trội, sự độc đáo, mới lạ trong từng món ăn.

Đảm bảo khả năng tài chính đối với toàn bộ hoạt động của công ty.

Nghiên cứu thị trường nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty, mở rộng tập khách hàng, phát triển tên tuổi của nhà hàng đến gần gũi hơn khách hàng trên địa bàn Hà Nội.

Chú trọng xây dựng đội ngũ nhà quản trị trong công ty đáp ứng yêu cầu về trình độ chuyên môn cũng như trình độ quản lý tốt. Mặt khác, đảm bảo thu nhập cho người lao động, đồng thời tiếp tục thực hiện việc tổ chức cơ cấu lực lương lao động, thuyên giảm lao động quản lý, nâng cao tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn cao.

- Mục tiêu tăng lợi nhuận: mục tiêu đặt ra về lợi nhuận là từ nay đến năm 2020 tăng từ 20 – 30% một năm.

- Mục tiêu phát triển thị phần: Tạo ra một mạng lưới nhà hàng cùng kinh doanh dịch vụ ăn uống đồ ăn Pháp. Trước mắt là tại Hà Nội và xa hơn sẽ là các thành phố du lịch lớn như Nha Trang, Đà Nẵng,…

3.3.1.4 Giải pháp hoàn thiện phân tích môi trường bên ngoài của Công ty TNHH Mirabelle

Để nâng cao hiệu quả phân tích môi trường bên ngoài, một số giải pháp đưa ra, đó là:

Thứ nhất, công ty cần phải triển khai hoạt động phân tích môi trường bên ngoài liên

tục, cập nhật thường xuyên hơn. Từ đó mới theo dõi được quá trình biển đổi của từng nhân tố và đánh giá được mức độ quan trọng của nó đối với hoạt động của công ty.

Thứ hai, công ty nên tăng cường việc hợp tác với cơ quan thuế, Bộ tài chính, tổng

cục thông kê. Điều đó sẽ giúp cho công ty rất nhiều trong việc cập nhật thông tin chính xác về môi trường kinh doanh cũng như nắm bắt được định hướng phát triển lâu dài.

Thứ ba, công ty nên đánh giá tổng hợp các nhân tố bên ngoài thông qua mô thức

EFAS. Các nhân tố được đánh giá là có ảnh hưởng quan trọng nhất tới vị thế chiến lược hiện tại của công ty và doanh nghiệp phản ứng với nhân tố đó là nổi bật nhất thì sẽ có độ quan trọng lớn nhất và có điểm xếp loại cao nhất. Độ quan trọng và điểm xếp loại cho các nhân tố tiếp theo sẽ giảm dần theo mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố. Điểm độ quan trọng được đánh giá từ 1.0 (quan trọng nhất) đến 0.0 (không quan trọng), điểm xếp loại được đánh giá từ 4 (nổi bật) đến 1 (kém).

Dưới đây, em xin đề xuất đánh giá các yếu tố môi trường bên ngoài của Công ty TNHH Mirabelle qua mô thức EFAS như sau:

Bảng 3.1: Mô thức EFAS của công ty TNHH Mirabelle

Các nhân tố Độ quan trọng Xếp loại Tổng điểm quan trọng Cơ hội

1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế 0.1 3 0.3

2. Thị trường ngành còn nhiều tiềm năng và sản phẩm còn thiết yếu trong cuộc sống

3. Số lượng nhà cung ứng lớn 0.05 2 0.1

4. Mức độ đô thị hóa ngày càng cao 0.15 3 0.45

5. Sự phát triển của ngành 0.05 2 0.1

Thách thức

1. Cạnh tranh trong ngành ngày càng gay gắt 0.15 4 0.6

2. Yêu cầu đổi mới sản phẩm 0.05 2 0.1

3. Áp lực từ phía khách hàng 0.1 3 0.6

4. Nền kinh tế tăng trưởng kém ổn định 0.1 3 0.3

5. Lạm phát 0.1 2 0.2

Tổng 1 3.05

(Nguồn: Tác giả)

Nhân tố cơ hội được đánh giá có ảnh hưởng nhất là nhân tố thị trường ngành còn nhiều tiềm năng và sản phẩm còn thiết yếu trong cuộc sống, do đó độ quan trọng là 0.15 và điểm xếp loại là 4. Tiếp đó là cơ hội về mức độ đô thị hóa ngày càng cao và tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng được đánh giá là khá quan trọng nên có mức điểm độ quan trọng là 0.1 và điểm xếp loại là 3. Những nhân tố cơ hội có ảnh hưởng thấp hơn và doanh nghiệp phản ứng với nhân tố này kém hơn là cơ hội phát triển thị trường và sự phát triển của ngành được cho điểm với độ quan trọng là 0.05 và điểm xếp loại là 2.

Với từng nhân tố thách thức cũng được cho điểm như các nhân tố cơ hội. Nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất tới chiến lược của công ty và công ty phản ứng mạnh với nhân tố đó nhất là nhân tố cạnh tranh trong ngành ngày càng gay gắt, do đó có độ quan trọng cao hơn các nhân tố còn lại là 0.15 và điểm xếp loại là 4. Tiếp đó là thách thức về nền kinh tế tăng trưởng kém ổn định và nguồn nhân lực bị thu hút bởi các công ty có vốn đầu tư nước ngoài với độ quan trọng là 0.1 và điểm xếp loại là 3. Thách thức về lạm phát có ảnh hưởng nhiều hơn thách thức về yêu cầu đổi mới sản phẩm nên có độ quan trọng lớn hơn là 0.1, còn độ quan trọng của yêu cần đổi mới sản phẩm là 0.05. Công ty đều phản ứng với hai thách thức này ở mức như nhau nên điểm xếp loại của hai nhân tố là 2.

Với tổng điểm quan trọng của EFAS là 3.05 cho thấy công ty đã có khả năng phản ứng khá tốt trước những thay đổi của môi trường bên ngoài.

3.3.1.5 Giải pháp hoàn thiện phân tích môi trường bên trong của Công ty TNHH Mirabelle Mirabelle

Phân tích môi trường bên trong có kết quả cao đòi hỏi công ty phải đầu tư thời gian và con người tham gia, bằng cách:

Việc đầu tiên là công ty cần phải xem xét lại cơ chế quản lí, đảm bảo cho sự thông thoáng trong việc trao đổi thông tin giữa cấp trên với cấp dưới. Xây dựng kế hoạch phân tích TOWS cụ thể, rõ ràng và truyền đạt tới tất cả thành viên tham gia. Người lãnh đạo cần làm gương về việc thực hiện nghiêm túc, đồng thời có sự kiểm tra, giám sát, điều chỉnh trong quá trình thực hiện.

Tiếp theo, công ty cần quan tâm tới vấn đề nâng cao công tác đãi ngộ, phân bổ chi phí hợp lí hơn nhằm huy động tối đa nguồn lực con người vào công tác này. Sau khi phân tích thấy được các điểm mạnh và điểm yếu đang tồn tại có thể sử dụng mô thức IFAS để đánh giá tổng hợp các nhân tố bên trong. Điểm độ quan trọng và điểm xếp loại của từng nhân tố được đánh giá như sau: Nhân tố nào có tầm quan trọng lớn quyết định đến sự thành công của công ty thì sẽ có điểm độ quan trọng lớn. Mức điểm độ quan trọng được phân loại từ 0.0 (không quan trọng) đến 1.0 (quan trọng nhất). Điểm xếp loại của từng nhân tố được đánh giá căn cứ vào đặc thù của công ty. Điểm xếp loại từ 1 (thấp nhất) đến 4 (cao nhất).

Bảng 3.2: Mô thức IFAS của công ty TNHH Mirabelle

Nhân tố bên trong Độ quan

trọng Xếp loại Tổng điểm quan trọng Điểm mạnh 1. Nguồn nhân lực 0.05 2 0.1 2. Dịch vụ khách hàng 0.15 4 0.6

3. Công ty có uy tín trên thị trường 0.15 4 0.6

4. Sản phẩm chất lượng 0.1 3 0.3

5. Cơ sở hạ tầng tốt 0.05 2 0.1

Điểm yếu

1. Tài chính yếu 0.2 4 0.8

2. Chế độ đãi ngộ kém 0.1 3 0.3

3. Hoạt động marketing còn thấp 0.1 3 0.3

4. Thị trường tiêu thụ hẹp 0.05 2 0.1

5. hệ thống thông tin kém 0.05 2 0.1

Tổng 1 3.3

Qua tổng kết kết quả điều tra ở chương 2, nhận thấy nhân tố điểm mạnh có tầm quan trọng nhất và gắn với đặc điểm của doanh nghiệp rõ nhất là điểm mạnh về công ty có uy tín trên thị trường và dịch vụ khách hàng. Do đó, điểm độ quan trọng và điểm xếp loại của hai nhân tố này là cao nhất ở mức 0.15 và 4. Tiếp đến là điểm mạnh về sản phẩm chất lượng với điểm độ quan trọng được đánh giá là 0.1 và điểm xếp loại là 3. Hai nhân tố điểm mạnh còn lại được đánh giá với điểm độ quan trọng là 0.05 và điểm xếp loại là 2.

Tương tự cho điểm độ quan trọng và điểm xếp loại với từng nhân tố điểm yếu. Công ty đã nhận định rằng điểm yếu có tầm quan trọng nhất và là vấn đề mà công ty đang gặp khó khăn là nhân tố tài chính yếu với mức điểm quan trọng là 0.2 và điểm xếp loại là 4. Tiếp đó là nhân tố về hoạt động marketing còn thấp và chế độ đãi ngộ kém được đánh giá với điểm độ quan trọng là 0.1 và điểm xếp loại là 3. Hai điểm yếu còn lại là thị trường tiêu thụ hẹp và hệ thống thông tin kém có tầm quan trọng thấp nhất nên có độ quan trọng là 0.05 và điểm xếp loại là 2.

Với tổng điểm quan trọng của IFAS là 3.3 chứng tỏ công ty đã phân tích môi trường bên trong khá hiệu quả, công ty đã tận dụng được các nguồn lực của công ty khá tốt.

3.3.1.6 Giải pháp về hoạch định các nội dung chiến lược kinh doanh

Về định hướng phát triển trong dài hạn:

Nhìn chung mức độ tăng trưởng vẫn chưa cao, đại đa số số người cho rằng mục tiêu tăng trưởng của công ty trong 5 năm tới ở mức20% - 30%/ năm. Do vậy, Công ty cần thực hiện vượt mức các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh, phấn đấu vượt tốc độ tăng trưởng trên 30%/ năm.

Về phạm vi hoạt động trên thị trường:

Cần quan tâm trú trọng phát triển cũng như mở rộng thị trường kinh doanh trên địa bàn Hà Nội, có thể đề xuất phương án mở thêm nhà hàng kinh doanh để đáp ứng được tối đa nhu cầu của khách hàng.

Về lợi thế cạnh tranh:

Giá cả cần được điều chỉnh để phù hợp với mức phù hợp để tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ cùng kinh doanh trong ngành, nhằm thu hút nhiều hơn khách hàng có thu nhập tầm trung.

Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, chú ý đến việc làm thỏa mãn khách hàng mục tiêu cũng như khách hàng tiềm năng của công ty.

Về nguồn lực cạnh tranh:

Về nhân lực: Quan tâm chú trọng công tác tuyển dụng, đào tạo và phát triển nhân viên, giúp nhân viên nhanh chóng hội nhập với môi trường làm việc của Công ty, tăng thêm nhân viên do công tác mở rông quy mô kinh doanh.

Về tài chính: Các khoản chi đảm bảo đúng chế độ, đúng nguyên tắc tài chính và kịp thời. Khai thác hiệu quả cơ sở vật chất, chống xuống cấp và tái đầu tư nâng cấp , tăng vòng quay của vốn. Tăng chi phí cho công tác hoạch định chiến lược.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH Mirabelle (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(57 trang)
w