1. Khái niệm và đặc điểm của doanh nghiệp Nhà nước:
1.1. Khái niệm:
- Khoản 1 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2005:
• Doanh nghiệp Nhà nước là tổ chức kinh tế có tên riêng • Có tài sản
• Có trụ sở giao dịch ổn định
• Đăng ký kinh doanh có mục đích thực hiện hoạt động kinh doanh - Điều 1 Luật DNNN 2003:
• Doanh nghiệp Nhà nước là tổ chức kinh tế do nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc cổ phần;
• Vốn góp chi phối được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty TNHH.
- Điều 166 Luật doanh nghiệp 2005 quy định:
Doanh nghiệp Nhà nước phải chuyển đổi theo lộ trình hàng năm mà thời hạn cuối cùng 01/7/2010 sang các loại hình công ty TNHH, công ty cổ phần để áp dụng luật thống nhất, bảo đảm sự bình đẳng của các doanh nghiệp, chấp hành sự cam kết chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường.
1. 2. Đặc điểm của Doanh nghiệp Nhà nước:
* Doanh nghiệp Nhà nước do Nhà nước đầu tư vốn và thành lập:
- Vốn đầu tư ban đầu hoàn toàn là vốn của Nhà nước;
- Nhà nước là sáng lập viên duy nhất và giữ quyền quyết định thành lập Doanh nghiệp Nhà nước;
- Nhà nước vừa là nhà kinh doanh thực hiện quyền tự do như những nhà đầu tư khác vừa là chủ thể quyền lực công thực hiện những thủ tục hành chính cần thiết.
các mục tiêu kinh tế- xã hội do Nhà nước giao:
- Doanh nghiệp Nhà nước là đối tượng quản lý Nhà nước như các doanh nghiệp khác;
- Doanh nghiệp Nhà nước là công cụ để Nhà nước thực hiện điều tiết nền kinh tế theo định hướng vạch ra. Quyền của Nhà nước trong việc thực hiện tổ chức quản lý đối với các doanh nghiệp bao gồm:
• Nhà nước quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ cấu tố chức trong doanh nghiệp như Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc, Ban kiểm soát, Đại hội công nhân viên chức, các tổ chức Đảng và đoàn thể xã hội và mối quan hệ giữa các cơ cấu tổ chức này trong nội bộ với Nhà nước.
• Thẩm quyền, trình tự, thủ tục của việc Nhà nước bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức vụ quan trọng.
* DNNN có tư cách pháp nhân, có quyền quản lý vốn và tài sản do NN giao:
- Tài sản của pháp nhân phải tách bạch, độc lập với người đầu tư cũng như mọi chủ thể pháp luật khác và do pháp nhân độc lập chi phối;
- Tài sản của pháp nhân phải đạt tới mức tối thiểu như đã đăng ký và cam kết.
2. Nhóm Công ty:
Nhóm công ty là tập hợp các công ty có mối quan hệ gắn bó lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác.
Nhóm công ty bao gồm các hình thức sau đây:
2.1 Công ty mẹ- Công ty con là hình thức chuyển đổi các Tổng công ty Nhà
nước (hình thành trên cơ sở sáp nhập doanh nghiệp Nhà nước và các xí nghiệp liên hiệp theo những tiêu chí như: Cùng ngành nghề, liên kết dọc hoặc liên kết hỗn hợp).
- Các công ty mẹ- công ty con có thể hình thành theo cách sau đây:
* Tập hợp các công ty lại với nhau theo một tiêu chí nhất định (như cùng ngành nghề kinh doanh, liên kết dọc,...) sau đó chọn một công ty làm công ty mẹ cách thức này tồn tại khá phổ biến trong giai đoạn đầu triển khai mô hình công ty mẹ- công ty con, đây là hình thức liên kết đơn giản kiểu hành chính dẫn đến tình trạng các công ty hoạt động kém hiệu quả.
* Các công ty đang hoạt động kết hợp lại với nhau bằng cách các chủ nhân của từng công ty (gọi là công ty con) bán cổ phần cho công ty mới lập- công ty nắm vốn (gọi là công ty mẹ). Sau khi trả tiền, công ty mẹ sẽ là trung tâm quyền lực của các công ty con, quyết định các vấn đề quan trọng tại đó.
* Một công ty làm ăn hiệu quả, có phương pháp quản trị tốt, có nhiều vốn bỏ tiền lập ra nhiều công ty khác và áp dụng cơ cấu tổ chức của mình vào công ty con.
* Các cổ đông thành lập công ty mẹ, rồi công ty mẹ bỏ vốn ra thành lập các công ty con hay góp cổ phần chi phối vào các công ty khác. Tập đoàn FPT hình thành theo cách thức này.
- Tổ hợp công ty mẹ- công ty con không có tư cách pháp nhân, chỉ có bản thân công ty mẹ và từng thành viên của công ty con đều có tư cách pháp nhân. (Nghị định 111/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007)
2.2 Tập đoàn kinh tế:
dẫn tiêu chí, tổ chức quản lý và hoạt động của tập đoàn kinh tế (Điều 149 Luật DN) Trên thực tế, các tập đoàn kinh tế thuộc các lĩnh vực kinh tế đã hình thành và đang hoạt động với nhiều tranh cãi chưa thống nhất.
- Khái niệm chính thống về tập đoàn kinh tế hiện nay theo Điều 38 NĐ 102/2010/NĐ-CP ngày 01/10/2010 (thay thế khoản 1 Điều 26 NĐ 139 ngày 5/9/2007) như sau: Tập đoàn kinh tế bao gồm nhóm các công ty có quy mô lớn, có tư
cách pháp nhân độc lập, được hình thành trên cơ sở tập hợp, liên kết thông qua đầu tư, góp vốn, sáp nhập, mua lại, tổ chức lại hoặc các hình thức liên kết khác; gắn bó lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác tạo thành tổ hợp kinh doanh có từ hai cấp doanh nghiệp trở lên dưới hình thức công ty mẹ- công ty con.
3. Cổ phần hóa Doanh nghiệp Nhà nước:
3.1. Khái niệm:
Cổ phần hóa là phương thức thực hiện xã hội hóa sở hữu, chuyển hình thái kinh doanh một chủ với sở hữu Nhà nước trong doanh nghiệp thành công ty cổ phần với nhiều chủ sở hữu để tạo ra một mô hình doanh nghiệp phù hợp với nền kinh tế thị trường và đáp ứng được yêu cầu của kinh doanh hiện đại.
4.2. Đặc điểm:
- Cổ phần hóa là quá trình chuyển đổi hình thức hoạt động từ Doanh nghiệp Nhà nước sang công ty cổ phần;
- Cổ phần hóa là biện pháp chuyển doanh nghiệp từ sở hữu Nhà nước sang sở hữu nhiều thành phần;
- Cổ phần hóa là biện pháp duy trì sở hữu Nhà nước đối với tư liệu sản xuất dưới hình thức công ty cổ phần Khi thực hiện cổ phần hóa, Nhà nước không tiến hành chuyển tất cả các doanh nghiệp Nhà nước đang tồn tại thành công ty cổ phần thuộc sở hữu nhiều thành phần mà Nhà nước chỉ chuyển một bộ phận doanh nghiệp Nhà nước không giữ vị trí then chốt, trọng yếu trong nền kinh tế quốc dân và có khả năng có lãi. Hầu hết trong các Doanh nghiệp Nhà nước khi cổ phần hóa, Nhà nước
cũng luôn là một cổ đông (giữ một số cổ phần nhất định trong công ty cổ phần, chỉ trừ các doanh nghiệp mà Nhà nước không tham gia cổ phần);
- Cổ phần hóa chỉ diễn ra đối với loại hình doanh nghiệp Nhà nước, đó là quá trình chuyển các doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước thành các công ty cổ phần thuộc sở hữu của các cổ đông gồm nhiều thành phần kinh tế khác nhau. Quá trình cổ phần hóa được tiến hành thông qua hình thức Nhà nước bán một phần hay toàn bộ cổ
phần trong doanh nghiệp theo các phương pháp sau:
+ Bán cổ phần cho công chúng: Nhà nước bán toàn bộ hay một phần sở hữu
của Nhà nước trong doanh nghiệp cho công chúng.
+ Bán cổ phần cho tư nhân: Nhà nước bán một phần hay toàn bộ số cổ phần
của doanh nghiệp thuộc sở hữu một phần hay hoàn toàn của Nhà nước cho một số cá nhân hay một nhóm nhà đầu tư thông qua đấu thầu có tính cạnh tranh hay những người mua đã được xác định trước.
+ Những người quản lý và lao động mua doanh nghiệp: Thực hiện đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ, nó tạo ra sự khuyến khích lớn đối với việc tăng năng suất lao động, đồng thời cũng là cách giải quyết vấn đề lao động trong trường
hợp doanh nghiệp sắp bị giải thể.