1. Khái niệm phá sản :
Danh từ “phá sản” bắt đầu từ chữ “ruin” trong tiếng la tinh nghĩa là sự khánh tận, là sự mất cân đối giữa thu và chi của một chủ doanh nghiệp, sự mất cân đối ấy chính là mất khả năng thanh toán nợ đến hạn.
Điều 3 Luật Phá sản quy định: “doanh nghiệp, hợp tác xã không có khả năng
thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi các chủ nợ có yêu cầu thì coi là lâm vào tình trạng phá sản”.
* Nguyên nhân phá sản :
- Yếu kém năng lực tổ chức, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh. - Thiếu khả năng thích ứng với hoạt động trên thương trường
- Vi phạm chế độ, thể lệ quản lý.
Phá sản gây hậu quả kinh tế xã hội lớn, ảnh hưởng xấu đến việc phát triển sản xuất, đời sống, việc làm và thu nhập của người lao động, tuy nhiên, nó là giải pháp hữu hiệu trong việc cơ cấu nền kinh tế , góp phần hình thành và duy trì sự tồn tại của doanh nghiệp đủ sức đứng vững trong điều kiện cạnh tranh ngày càng nghiệt ngã.
2. Phân loại phá sản:
2.1 Phá sản trung thực, phá sản gian trá:
- Phá sản trung thực: Hậu quả của việc mất khả năng thanh toán do những nguyên nhân khách quan hoặc rủi ro bất khả kháng gây ra.
- Phá sản gian trá: Hậu quả, thủ đoạn gian trá, có sự sắp đặt trước nhằm chiếm đoạt tài sản người khác (gian lận không ký kết hợp đồng, tẩu tán tài sản, cố tình báo cáo sai ⇒ qua đó tạo ra lý do phá sản không đúng, sai sự thật)
2.2 Phá sản bắt buộc, phá sản tự nguyện:
- Phá sản bắt buộc: Thực hiện theo yêu cầu chủ nợ.
- Phá sản tự nguyện: Do con nợ tự đề nghị khi thấy mình mất khả năng thanh toán.
3. Phân biệt phá sản, giải thể :
Phá sản Giải thể
1. Lý do:
- Mất khả năng thanh toán nợ đến hạn
- Cơ sở sx chấm dứt hoạt động sản xuất kinh doanh nếu thấy mục tiêu đề ra không thể đạt được hoặc hoàn thành xong mục tiêu đó.
- Bị thu hồi giấy phép hoạt động do VPPL
2. Cơ quan thẩm quyền thực hiện:
- Thẩm quyền toà án
- Do chủ cơ sở tự mình quyết định - Cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập quyết định.
3. Thủ tục tiến hành:
- Thủ tục tư pháp do toà án có thẩm quyền tiến hành theo quy định pháp luật phá sản
- Thủ tục hành chính
4. Kết quả:
- Thay đổi chủ sở hữu doanh nghiệp ( có thể không chấm dứt hoạt động)
- Chấm dứt hoạt động
- Xóa tên cơ sở sản xuất kinh doanh
5. Thái độ nhà nước đối với chủ sở hữu hữu
- Cấm chủ sở hữu, người quản lý điều hành cơ sở sản xuất kinh doanh bị phá sản không được hành nghề trong một thời gian
- Hạn chế quyền tự do kinh doanh không được đặt ra .
4. Khái niệm pháp luật phá sản:
4.1 Khái niệm: Là tổng thể các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành,
điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.
4.2 Đối tượng điều chỉnh: