QUY ĐỊNH VỀ TRUNG GIAN MÔI GIỚI THƯƠNG MẠI 1 Hoạt động trung gian thương mạ

Một phần của tài liệu Bài giảng môn luật kinh tế (Trang 74 - 78)

1. Hoạt động trung gian thương mại

1.1 Khái niệm: - Theo luật thương mại Việt Nam (điều 3), hoạt động trung gian thương mại là hoạt động của thương nhân để thực hiện các giao dịch thương mại cho 1 hoặc một số thương nhân được xác định, bao gồm hoạt động đại diện cho thương nhân môi giới thương mại, ủy thác mua bán hàng hóa và đại lý thương mại.

Thương nhân tham gia trung gian, bên thuê làm trung gian. 2. Đặc điểm:

- Do 1 chủ thể trung gian thực hiện vì lợi ích của bên thuê dịch vụ để hưởng thù lao. Bên trung gian có vai trò làm cầu nối giữa bên thuê dịch vụ và bên thứ 3, bên trung gian thực hiện việc mua bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ với bên thứ 3 không vì lợi ích của mình, mà vì lợi ích của bên thuê dịch vụ.

- Bên thực hiện nhiệm vụ trung gian phải là thương nhân và phải có tư cách pháp lý độc lập với bên thuê dịch vụ và bên thứ 3.

- Thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản (hoặc hình thức tương đương). 3. Vai trò:

- Do thương mại trung gian hiểu biết rõ về thị trường nên có khả năng đẩy mạnh giao lưu buôn bán, hạn chế rủi ro.

- Giúp cho bên thuê dịch vụ có thể giảm bớt chi phí để mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh, bởi các khoản chi phí này thường lớn hơn nhiều so với các khoản thù lao do doanh nghiệp phải trả.

- Thông qua dịch vụ trung gian thương mại, doanh nghiệp có thể hình thành mạng lưới buôn bán, tiêu thụ hàng hóa dịch vụ và chiếm lĩnh mở rộng thị trường.- Hoạt động trung gian thương mại phát triển làm cho khối lượng hàng hóa lưu thông

trên thị trường tăng lên góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội và chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế.

2. Các hình thức trung gian thương mại

1. Đại diện cho thương nhân (bằng văn bản).

a) Khái niệm, đặc điểm:Một thương nhân nhận ủy quyền (bên đại diện) của

thương nhân khác (bên giao đại diện) để thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa theo sự chỉ dẫn của thương nhân đó và được hưởng thù lao về việc đại diện (144-LTM).

- Về chủ thể: Cả bên đại diện và bên giao đại diện đều là thương nhân.

- Nội dung của hợp đồng đại diện cho thương nhân do các bên tự thỏa thuận về việc thực hiện một phần hoặc toàn bộ các hoạt động thương mại thuộc phạm vi hợp đồng của bên giao đại diện.

- Quan hệ đại diện cho thương nhân phát sinh trên cơ sở hợp đồng đại diện. Thương nhân giao đại diện phải có quyền hoạt động thương mại mà mình ủy quyền, thương nhân đại diện phải có đăng ký kinh doanh dịch vụ đại diện.

b) Quyền và nghĩa vụ các bên (Từ Điều 145 đến 149 Luật Thương mại)

+ Bên giao đại diện:

Quyền và nghĩa vụ của bên giao đại diện thông báo cho bên đại diện về việc giao kết hợp đồng mà bên đại diện đã giao dịch, cung cấp tài liệu, tài sản thông tin cần thiết để cho bên đại diện thực hiện, trả thù lao và các khoản chi phí.

Quyền: Không chấp nhận hợp đồng do bên đại diện ký không đúng thẩm quyền. Yêu cầu bên đại diện cung cấp các thông tin liên quan đến việc thực hiện hợp đồng; đưa ra những chỉ dẫn yêu cầu bên đại diện phải tuân thủ.

+ Bên đại diện:

Nghĩa vụ: thực hiện hợp đồng thương mại với danh nghĩa và vì lợi ích của bên giao đại diện trong phạm vi đại diện, nhân danh bên giao đại diện chứ không nhân danh mình khi thực hiện các hoạt động thương mại, thông báo cho bên giao đại diện về việc thực hiện hợp đồng thương mại được ủy quyền; tuân thủ chỉ dẫn của bên giao đại diện, bảo quản tài liệu; tài sản đượcgiao để thực hiện hợp đồng; không được tiết lộ hoặc cung cấp cho người khác các bí mật liên quan đến hoạt động thương mại của bên giao đại diện trong thời gian làm đại diện.

Quyền: hưởng thù lao, yêu cầu thanh toán các chi phí được giữ tài liệu, tài sản được giao.

2. Môi giới thương mại (không nhất thiết có văn bản).

Khái niệm: Môi giới thương mại là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân làm trung gian (gọi là bên môi giới) cho các bên mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ (gọi là bên được môi giới) trong việc đàm phán, giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ và được hưởng thù lao theo hợp đồng môi giới.

Chú ý: Khi thực hiện môi giới, bên môi giới không được quyền thực hiện trực

tiếp, chỉ đứng ra làm trung gian, còn những vấn đề khác do 2 bên thỏa thuận.

- Đặc điểm: Chủ thể: gồm bên miô giới và bên được mô giới, trong đó bên môi giới phải là thương nhân có đăng ký kinh doanh, còn bên được môi giới không nhất thiết là thương nhân, khi sử dụng dịch vụ môi giới thương mại, bên môi giới nhân danh chính mình để quan hệ với các bên được môi giới và làm nhiệm vụ giới thiệu các bên được môi giới với nhau.

Nội dung: Tìm kiếm và cung cấp càc thông tin cần thiết về các bên đối tác cho các bên biết, tiến hành các hoạt động giới thiệu về hàng hóa, dịch vụ cần môi giới. Bao gồm tất cả các hoạt động môi giới có mục đích kiếm lời như: môi giới mua bán hàng hóa, môi giới chứng khoán …

Hình thức thực hiện: Quan hệ môi giới được thực hiện trên cơ sở hợp đồng

môi giới, tuy nhiên Luật thương mại không qui định cụ thể hình thức hợp đồng, thông thường nội dung hợp đồng thương mại qui định mức thù lao, thời hạn thực hiện quyền, nghĩa vụ các bên, trách nhiệm vi phạm hợp đồng …

Quyền nghĩa vụ các bên:

Đối với bên môi giới: xem điều 151, 153; theo đó bên mô giới được quyền hưởng thù lao và không được tiết lộ, cung cấp thông tin làm phương hại đối với bên được môi giới, bảo quản hàng hóa mẫu, tài liệu được giao.

Đối với bên được môi giới: điều 152, 154 LTM. Theo đó, bên được môi giới có nghĩa vụ trả thù lao thanh toán chi phí, cung cấp thông tin, tài liệu; đồng thời được quyền yêu cầu bên môi giới bảo quản và hoàn trả, mẫu hàng hóa, tài liệu được giao; yêu cầu bảo mật tài liệu.

* Quyền, nghĩa vụ: Điều 155-165 Luật TM 2005.

3. Ủy thác mua bán hàng hóa:

Khái niệm: Là hợp đồng thương mại theo đó bên nhận ủy thác, thực hiện việc

mua bán hàng hóa với danh nghĩa của mình theo những điều kiện đã thỏa thuận với bên ủy thác và được nhận thù lao ủy thác (điều 155 LTM).

Đặc điểm: Chủ thể: bên nhận ủy thác phải là thương nhân kinh doanh mặt

hàng phù hợp với hàng hóa được ủy thác và thực hiện mua bán hàng hóa theo những điều kiện đã thỏa thuận. Bên ủy thác việc mua bán hàng hóa không nhất thiết phải có tư cách thương nhân.

Nội dung: giao kết, thực hiện hợp đồng ủy thác giữa bên ủy thác và bên nhận

ủy thác; và giao kết, thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa, giữa bên ủy thác với bên thứ ba.

Hình thức thực hiện: Việc ủy thác mua bán hàng hóa, phải được xác lập bằng

hợp đồng, dưới hình thức văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương. Thông thường nội dung hợp đồng gồm hàng hóa được ủy thác, mức thù lao, trách nhiệm giải quyết với khách hàng, trách nhiệm tài sản khi vi phạm hợp đồng, thủ tục giải quyết tranh chấp …

Quyền và nghĩa vụ:

Đối với bên nhận ủy thác: điều 164 – 165 LTM. Theo đó bên nhận ủy thác có nghĩa vụ bảo quản tài sản, thanh toán tiền, giao hàng, giữ bí mật thông tin, thực hiện chỉ dẫn của bên ủy thác, thực hiện việc mua bán hàng hóa theo hợp đồng về giá cả và chất lượng (nếu bán giá thấp hơn thì phải đền bù cho bên ủy thác). Đồng thời có quyền hưởng thù lao, yêu cầu thanh toán chi phí, không chịu trách nhiệm về hàng hóa đã bàn giao đúng thỏa thuận cho bên ủy thác (cần thỏa thuận chi tiết vấn đề này với việc nhận ủy thác mua hàng hóa).

Đối với bên ủy thác: điều 162 - 163 LTM. Bên ủy thác có nghĩa vụ cung cấp thông tin thanh toán chi phí, thù lao… không chịu trách nhiệm trong trường hợp bên nhận ủy thác vi phạm pháp luật.

Các trường hợp chấm dứt hợp đồng: Công việc thực hiện xong, hết thời hạn.

- Đối tác: không nhất thiết phải theo đối tượng nào. - Các hình thức đại lý:

+ Đại lý bao tiêu: Là đại lý mà bên giao đại lý ấn định, giá bán, đại lý không được quyền bán trên hoặc giảm giá, và đại lý sẽ ăn huê hồng trên số sản phẩm tiêu thụ.

+ Đại lý độc quyền: Thương nhân bên giao đại lý sẽ giao độc quyền cho đại lý, và đại lý chỉ được ký kết duy nhất với 1 bên giao đại lý. Bên giao đại lý ấn định giá lúc giao, còn giá bán ra là do đại lý quyết định, và phần lợi nhuận đại lý được là phần chênh lệch.

Tổng đại lý, đại lý trực thuộc, chủ thể buộc là 2 thương nhân và nhân danh chính mình khi bán hàng (tổng đại lý)

Tổng đại lý Đại lý cấp 1

Đại lý 1 3 4 5 6 (trực thuộc)

Khi các đại lý trực thuộc bán hàng phải nhân danh tổng đại lý chứ không được nhân danh đại lý trực thuộc.

- Tổng đại lý (khoản 3 điều 169) là hình thức mà bên đại lý tổ chức hệ thống đại lý trực thuộc để thực hiện việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho bên giao đại lý. Các đại lý trực thuộc hoạt động dưới sự quản lý của tổng đại lý và dưới danh nghĩa của tổng đại lý.

Ngoài các hình thức trên, luật thương mại cho phép các bên thỏa thuận các hình thức đại lý khác (đại lý bảo hiểm).

Quyền và nghĩa vụ các bên:

+ Bên đại lý:

Nghĩa vụ: mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo giá do bên giao đại lý ấn định hoặc điều chỉnh giá trong khung thỏa thuận giữa các bên, giao nhận hàng theo thỏa thuận, bảo quản hàng hóa, thực hiện chế độ báo cáo tình hình hoạt động đại lý với bên giao đại lý và chịu sự giám sát, kiểm tra của bên giao đại lý.

Quyền: giao kết hợp đồng đại lý với một hoặc nhiều bên giao đại lý (trừ trường hợp không cho phép), yêu cầu trả thù lao nhận lại tài sản dùng bảo đảm hợp đồng.

+ Bên giao đại lý: Nghĩa vụ: hướng dẫn, cung cấp thông tin cho bên đại lý, trả thù lao, chịu trách nhiệm về chất lượng hiệu quả…

Quyền: ấn định giá giao đại lý, giá mua, giá bán hàng hóa (tùy trường hợp); yêu cầu bên đại lý thanh toán tiền giao hàng …

Các trường hợp chấm dứt hợp đồng: Hợp đồng thực hiện xong, hết thời hạn,

đơn phương chấm dứt hợp đồng. Thông thường thời hạn đại lý chỉ chấm dứt sau một thời gian hợp lý nhưng không sớm hơn 60 ngày kể từ ngày một trong 2 bên thông báo về việc chấm dứt hợp đồng. Trong trường hợp bên giao đại lý thông báo chấm dứt hợp đồng thì bên đại lý có quyền yêu cầu bồi thường với giá trị một tháng thù lao đại lý. Trung bình trong thời gian nhận đại lý cho mỗi năm (Điều 177 LTM).

CHƯƠNG VI.

PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN

Một phần của tài liệu Bài giảng môn luật kinh tế (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w