QUY ĐỊNH VỀ XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ XÚC TIẾN TH ƯƠNG MẠI.

Một phần của tài liệu Bài giảng môn luật kinh tế (Trang 69 - 74)

TIẾN THƯƠNG MẠI.

1. Xúc tiến thương mại:

1.1 Khái niệm:Là tất cả các biện pháp có tác động khuyến khích phát triển mở rộng hoạt động của doanh nghiệp. Thực chất đó là hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ, bao gồm hoạt động khuyếnmãi, quảng cáo thương mại, trưng bày giới thiệu hàng hóa, dịch vụ và hội chợ, triển lãm thương mại.

1.2 Đặc điểm: Là hoạt động thương mại nhằm mục đích sinh lời cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, do thương nhân thực hiện. Nó có tính chất hỗ trợ cho hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

- Về chủ thể: chủ yếu là do thương nhân thực hiện. - Cách thức thực hiện xúc tiến thương mại: có 2 cách  Tự chính mình thực hiện.

 Thực hiện cho người khác.

- Chính phủ: Xúc tiến thương mại thông qua các hoạt động quản lý và trực tiếp thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại. Thành lập các cơ quan thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại.

- Các tổ chức xúc tiến thương mại như các hiệp hội doanh nghiệp.

- Thương nhân: Gồm thương nhân của các doanh nghiệp thực hiện xúc tiến thương mại và thương nhân thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại.

2. Dịch vụ xúc tiến thương mại:

Khái niệm: Là hoạt động kinh doanh theo đó thương nhân thực hiện 1 hoặc

một số hành vi nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội thương mại cho thương nhân khác để kiếm lời.

Chủ thể: Thương nhân

- Giống nhau giữa hoạt động xúc tiến thương mại và dịch vụ xúc tiến thương mại: Chủ thể, Hình thức thông qua các hình thức xúc tiến thương mại, quảng cáo, hội chợ. Thực hiện theo khuôn khổ pháp luật, giới hạn trong hợp đồng.

- Khác nhau: + Về mục đích:

Xúc tiến thương mại: thương nhân tự tổ chức xúc tiến nhằm tìm kiếm cơ hội thương mại cho chính mình. Dịch vụ xúc tiến thương mại: nhằm tìm kiếm cơ hội thương mại cho người khác, và tìm kiếm lợi nhuận cho mình thông qua các hợp đồng ký kết được.

+ Kế hoạch kinh doanh:

Xúc tiến thương mại: Việc phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Dịch vụ xúc tiến thương mại: cơ sở tiến hành cách hoạt động xúc tiến thương mại là kế hoạch kinh doanh của thương nhân.

3. Các hình thức xúc tiến thương mại:

3. 1 Khuyến mại:

a) khái niệm: Là hoạt động thương mại nhằm xúc tiến việc mua bán hàng, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định. KM là làm sao cung cấp cho khách hàng lợi ích cụ thể về vật chất hoặc tinh thần để qua đó thúc đẩy xúc tiến thương mại.

- Khuyến mại để tiêu thụ hàng hóa kém chất lượng. - Hứa tặng thưởng nhưng không cho.

- Khuyến mại để thực hiện mục đích cạnh tranh không lành mạnh. - Giảm giá quá mức, tặng thưởng vượt quy định.

Chú ý: Hàng tồn kho khi bán giảm giá không được coi là hình thức khuyến

mại.

b) Các hình thức khuyến mại.

* Hàng tăng: Tăng hàng hóa của doanh nghiệp mình hoặc hàng hóa của doanh

nghiệp khác → tạo sự liên kết giữa các doanh nghiệp (hàng đảm bảo của doanh nghiệp khác) → cả 2 bên liên kết đều chịu trách nhiệm nếu như có vấn đề phát sinh.

Hàng mẫu: thì là hàng của mình thường là hàng mới, hàng nâng cấp.

Giảm giá: phải đăng ký với cơ quan có thẩm quyền và công khai. Trong 365 ngày giảm giá không quá 90 ngày → nhiều đợt, mỗi đợt không quá 45 ngày.

Đối với sản phẩm Nhà nước định giá thì phải bán theo mức giá đó không được vi phạm.

Chủ thể thương mại: Được chọn hình thức thương mại và phải đăng ký trong khuôn khổ pháp luật.

Mục đích khuyến mại: Lôi kéo khách hàng.

Hình thức khuyến mại: (Điều 92 - Luật thương mại )

Hình thức giảm giá: mức giảm giá không quá 50% giá sản phẩm.

* Bán hàng phiếu may rủi: nếu các giải thưởng không có khách hàng nhận thì phải trích 50% nộp cho nhà nước.

c) Quyền và nghĩa vụ:

Thông qua nội dung hình thức khuyến mại cho khách hàng. - Thực hiện đúng hình thức, thủ tục.

- Thực hiện khuyến mại trong địa bàn mình chỉ cần xin phép sở thương mại địa bàn mình. Qua địa bàn khác, rộng rãi → qui mô lớn phải thông qua bộ thương mại.

d) Các hành vi bị cấm.

Khuyến mại đối với hàng hóa, dịch vụ bị cấm kinh doanh, sử dụng những hàng hóa đó để khuyến mại, khuyến mại việc sử dụng rượu bia, thuốc lá thiếu trung thực, lừa dối khách hàng.

- Nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội mua bán hàng hóa cung ứng dịch vụ, quảng bá sản phẩm (không trực tiếp mang lại lợi nhuận).

- Về cách thức thực hiện: tự mình hoặc thuê thương nhân khác thực hiện.

2. Quảng cáo: Pháp lệnh quảng cáo: giới thiệu dịch vụ của mình trong đó có

dịch vụ sinh lời hoặc không sinh lời. Quảng cáo: là giới thiệu các sản phẩm dịch vụ hàng hóa của mình đến khách hàng.

+ Chủ thể: Thương nhân

Mục đích quảng cáo: Thông qua tính chất của nó có thể phân biệt hình thức xúc tiến thương mại này với hình thức xúc tiến thương mại khác.

+ Các thức tiến hành quảng cáo. Tự quảng cáo.

Nhờ, thuê người khác

Đặc biệt không được vi phạm pháp luật, phải đảm bảo việc quảng cáo lành mạnh.

Khi quảng cáo không được so sánh với sản phẩm khác và không được nói sản phẩm mình là tốt nhất để đảm bảo quyền lợi cho các doanh nghiệp khác, đảm bảo cạnh tranh lành mạnh, nhưng lợi ích của khách hàng không được đảm bảo.

Tên sản phẩm phải đăng ký hợp pháp nếu không sẽ gây nhầm lẫn cho khách hàng.

* Điều 102 Luật Thương mại.

Sản phẩm thương mại: yêu cầu đảm bảo đúng sự thật, không gây nhầm lẫn, không được so sánh với sản phẩm khác.

Hình thức: phải rõ ràng, dễ hiểu thông qua sử dụng hình ảnh, biểu tượng, âm thanh và khi quảng cáo phải sử dụng tiếng Việt và nếu có tiếng nước ngoài thì phải sử dụng sau tiếng Việt và kích cỡ không được lớn hơn tiếng Việt.

Các hành vi cấm quảng cáo làm ảnh hưởng Nhà nước, xã hội, khôngđược trái thuần phong mỹ tục, không được quảng cáo sai chất lượng sản phẩm.

Quảng cáo lên truyền thông phải làm thủ tục bộ thông tin truyền thông. Quảng cáo bằng afíc, băng rôn.

Chủ thể: Thương nhân doanh nghiệp, thương nhân dịch vụ, các cơ quan báo đài, những chủ sở hữu phương tiện quảng cáo, trưng bày …

Chủ thể: Thương nhân Việt Nam, chi nhánh của thương nhân Việt Nam, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài được phép hoạt động thương mại tại Việt Nam có quyền quảng cáo về hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của mình hoặc thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo thực hiện việc quảng cáo thương mại cho mình. Văn phòng đại diện của thương nhân không được trực tiếp thực hiện hoạt động quảng cáo thương mại. Nếu được thương nhân ủy quyền thì văn phòng đại diện có quyền ký hợp đồng với thương nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo. Đối với thương nhân nước ngoài phải thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo hàng hóa, dịch vụ của mình (điều 103 LTM).

- Về hợp đồng quảng cáo thương mại: hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại là sự thỏa thuận giữa bên thuê quảng cáo và bên làm dịch vụ quảng cáo thương mại nhằm phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quyền và nghĩa vụ về quảng cáo, hoạt động sản xuất kinh doanh, hàng hóa, dịch vụ thương mại. Tùy thuộc vào nội dung, phạm vi sử dụng dịch vụ, hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại có thể là hợp đồng dịch vụ trọn gói, có thể là hợp đồng phát hành quảng cáo, hay hợp đồng cho thuê phương tiện quảng cáo.

Chú ý:

Khuyến mại: Chủ thể: thương nhân và không được ủy quyền cho các chi nhánh, văn phòng đại diện.

Quảng cáo, trưng bày, hội chợ triển lãm: Chủ thể: thương nhân và được ủy quyền.

Quảng cáo: Thương nhân nước ngoài phải thuê người khác làm không được phép

tự làm.

Trưng bày, Hội chợ, triển lãm: tất cả các thương nhân đều có quyền tham gia, nhưng thương nhân nước ngoài chỉ được tham gia hoạt động hội chợ, triển lãm nhưng không được quyền tổ chức mà phải thuê thương nhân trong nước.

* Hợp đồng xúc tiến thương mại.

Quảng cáo: thuê dịch vụ quảng cáo trọn gói, hoặc thuê từng phần thuộc bộ phận quảng cáo, hoặc mình tự làm và phải ký nhiều hợp đồng.

Trưng bày, giới thiệu.

3. Trưng bày, giới thiệu hàng hóa dịch vụ.

Giới thiệu trực tiếp sản phẩm hàng hóa của mình. Chủ thể: Thương nhân

Hình thức:

Mục đích: Thông qua hội chợ để ký kết, giao kết hợp đồng với khách hàng. Hội chợ: người ta tập trung nhiều sản phẩm, mặt hàng gom về 1 địa điểm để người ta giới thiệu sản phẩm hàng hóa trong 1 khoảng thời gian nào đó.

Trưng bày: Có thể chỉ là 1 sản phẩm là đủ, các hàng hóa trưng bày liênquan hoạt động xuất nhập khẩu.

a) Khái niệm: Trưng bày, giới thiệu hàng hóa dịch vụ là hoạt động xúc tiến

thương mại của thương nhân dùng hàng hóa, dịch vụ và tài liệu về hàng hóa, dịch vụ để giới thiệu với khách hàng về hàng hóa, dịch vụ đó.

Đặc điểm: Chủ thể: thương nhân Việt Nam, chi nhánh của thương nhân Việt Nam, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam có quyền trưng bày giới thiệu hàng hóa, dịch vụ hoặc thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ thực hiện trưng bày giới thiệu hàng hóa. Văn phòng đại diện thương nhân không được trực tiếp trưng bày giới thiệu hàng hóa, dịch vụ. Nếu được thương nhân ủy quyền, văn phòng đại diện có quyền ký hợp đồng trưng bày giới thiệu hàng hóa. Thương nhân nước ngoài chưa được phép hợp đồng thương mại tại Việt Nam không được trực tiếp trưng bày, giới thiệu nhưng được phép thuê dịch vụ trưng bày (điều 118).

- Cách thức tiến hành: Mở phòng trưng bày giới thiệu hàng hóa, dịch vụ, tổ chức trưng bày giới thiệu hàng hóa dịch vụ; tổ chức các hội nghị, hội thảo có trưng bày giới thiệu hàng hóa dịch vụ. Trưng bày giới thiệu, trên mạng internet và các hình thức khác.

Mục đích: Giới thiệu các thông tin về hàng hóa để nhiều khách hàng biết đến sản phẩm hàng hóa dịch vụ của mình; qua đó khuyến khích nhu cầu tiêu dùng của khách hàng.

- Hàng hóa trưng bày giới thiệu. Hàng hóa đảm bảo hợp pháp, tuân thủ các qui định về chất lượng hàng hóa và nhãn mác hàng hóa theo qui định. Đối với hàng hóa tạm nhập, tái xuất để trưng bày giới thiệu phải tái xuất khi kết thúc việc trưng bày trong thời hạn 6 tháng.

* Các hành vi cấm trong hoạt động trưng bày giới thiệu hàng hóa.

Không được sử dụng hàng hóa khác trưng bày cùng hàng hóa mình để so sánh chất lượng.

* Hợp đồng trưng bày giới thiệu hàng hóa: Là sự thỏa thuận giữa các

thương nhân có nhu cầu trưng bày giới thiệu hàng hóa, dịch vụ (bên thuê dịch vụ) và thương nhân kinh doanh dịch vụ, trưng bày giới thiệu hàng hóa dịch vụ (bên cung ứng dịch vụ) theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện việc trưng bày giới thiệu hàng hóa dịch vụ cho bên thuê dịch vụ để hưởng thù lao. Bên thuê dịch vụ có quyền yêu cầu bên cung ứng trưng bày giới thiệu sản phẩm của mình, có quyền kiểm tra giám sát việc thực hiện các hợp đồng đó, đồng thời có nghĩa vụ cung ứng hàng hóa, thông tin chính xác về hàng hóa để trưng bày và trả thù lao. Đối với bên cung ứng dịch vụ thì ngược lại.

4. Hội chợ triển lãm:

a) Khái niệm, đặc điểm:Hội chợ triển lãm, thương mại là hoạt động xúc tiến

thương mại được thực hiện tập trung trong một thời gian và tại một địa điểm nhất định để thương nhân giới thiệu hàng hóa, dịch vụ nhằm mục đích thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng dịch vụ (điều 129 LTM).

Đặc điểm: Mục đích: tìm kiếm cơ hội giao kết hợp đồng để thúc đẩy hoạt động mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ.

Chủ thể: thương nhân Việt Nam, chi nhánh của thương nhân Việt Nam, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam có quyền trực tiếp tổ chức, tham gia hội chợ triển lãm hoặc thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ hội chợ triển lãm

thương mại thực hiện. Văn phòng đại diện thương nhân nếu được thương nhân ủy quyền thì có quyền ký kết hợp đồng với thương nhân kinh doanh dịch vụ hội chợ triển lãm. Đối với thương nhân nước ngoài có quyền trực tiếp tham gia hoặc thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ tham gia hội chợ triển lãm. Nếu muốn tổ chức hội chợ triển lãm thì phải thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ hội chợ triển lãm thương mại Việt Nam thực hiện (điều 131). Cách thức tổ chức: có thể trực tiếp tổ chức hoặc thông qua hoạt động dịch vụ để tổ chức hội chợ triển lãm hàng hóa dịch vụ tập trung trong một thời gian và tại một địa điểm nhất định.

Hình thức xúc tiến thương mại: giới thiệu quảng cáo hàng hóa, bán lẻ và giao kết hợp đồng.

b) Hàng hóa: Đối với hàng hóa tạm xuất, tái nhập để tham gia hội chợ triển

lãm khi đưa ra nước ngoài không được quá 12 tháng, nếu quá thời gian này thì hàng hóa, dịch vụ đó phải chịu thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo qui định. Hợp đồng hội chợ triển lãm: là sự thỏa thuận bằng văn bản về việc cung cấp và sử dụng dịch vụ tổ chức hội chợ triển lãm giữa thương nhân kinh doanh dịch vụ và thương nhân có nhu cầu tham gia hội chợ triển lãm.

* Về quyền và nghĩa vụ các bên tham gia hợp đồng hội chợ triển lãm.

Đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ có quyền yêu cầu bên thuê dịch vụ cung cấp hàng hóa, thông tin về hàng hóa, có nghĩa vụ tổ chức hộichợ triển lãm và bảo quản hàng hóa tham gia hội chợ triển lãm. Đối với bên thuê dịch vụ: ngược lại.

Một phần của tài liệu Bài giảng môn luật kinh tế (Trang 69 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w