Theo Pháp lệnh trọng tài Thương Mại (Luật Trọng tài thương mại năm

Một phần của tài liệu Bài giảng môn luật kinh tế (Trang 86 - 87)

2010 không đưa ra khái niệm này).

Tranh chấp thương mại là tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại. Hoạt động thương mại là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại của cá nhân, tổ chức kinh doanh bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; phân phối, đại diện, đại lý thương mại; ký gởi; thuê, cho thuê; thuê mua, xây dựng, tư vấn, kỹ thuật, li – xăng; đầu tư, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, thăm dò khai thác, vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng đường hàng không, đường biển, đường sắt, đường bộ và các hành vi thương mại khác theo quy định của pháp luật.

2. Các hình thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại :

Là việc lựa chọn các hình thức, biện pháp thích hợp để giải toả các mâu thuẫn, bất đồng, xung đột lợi ích giữa các bên, tạo lập lại sự cân bằng về mặt lợi ích mà các bên có thể chấp nhận được.

Giải quyết tranh chấp kinh doanh-thương mại trong hội nhập kinh tế phải đáp ứng các yêu cầu:

- Nhanh chóng, thuận lợi , không làm hạn chế, cản trở các hoạt động kinh doanh.

- Khôi phục và duy trì các quan hệ hợp tác, tín nhiệm giữa các bên trong kinh doanh.

- Giữ bí mật kinh doanh, uy tín của các bên trên thương trường. - Kinh tế nhất (ít tốn kém nhất)

Các hình thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh là thương lượng, hòa giải, Trọng tài thương mại và Tòa án

Thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp trực tiếp giữa các bên có tranh chấp. Đây là phương thức giải quyết xét về mặt kinh tế là có hiệu quả nhất cho các bên, nếu giải quyết được bằng phương pháp này các bên sẽ giữ được mối giao hảo, làm ăn lâu dài.

Pháp luật không điều chỉnh phương thức giải quyết tranh chấp này, Luật Thương mại chỉ quy định thương lượng (khiếu nại) đối với các bên tranh chấp trước khi đưa vụ việc ra trước cơ quan giải quyết tranh chấp.

b. Hòa giải :

Hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp có sự tham gia giúp sức của bên thứ ba, bên thứ ba này chỉ đóng vai trò là người trung gian giúp các bên đạt được sự thỏa thuận. Người trung gian không có quyền đưa ra cách thức giải quyết ràng buộc các bên. Các bên sẽ tự mình quyết định việc giải quyết tranh chấp.

Hòa giải có hai hình thức là hòa giải ngoài tố tụng và hòa giải trong tố tụng:

+ Hòa giải ngoài tố tụng: là hòa giải qua trung gian, được các bên tiến hành trước khi đưa vụ tranh chấp ra cơ quan tài phán.

+ Hòa giải trong tố tụng: là hòa giải được tiến hành tại tòa án hay trọng tài khi các cơ quan này giải quyết tranh chấp theo yêu cầu của các bên. Người trung gian hòa giải trong trường hợp này là cơ quan tài phán.

c. Trọng tài:

Là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua hoạt động của trọng tài viên, với tư cách là bên thứ ba độc lập nhằm chấm dứt xung đột bằng việc đưa ra một phán quyết buộc các bên tranh chấp phải thực hiện.

Trọng tài là một loại hình tổ chức phi chính phủ hoạt động theo pháp luật và quy chế trọng tài. Cơ chế giải quyết tranh chấp trọng tài là sự kết hợp giữa hai yếu tố thỏa thuận và tài phán. Phán xét của trọng tài có giá trị chung thẩm

d. Giải quyết tranh chấp bằng tòa án:

Là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua hoạt động của cơ quan tài phán nhà nước, nhân danh quyền lực nhà nước để đưa ra phán quyết buộc các bên có nghĩa vụ thi hành, kể cả bằng sức mạnh cưỡng chế nhà nước

Một phần của tài liệu Bài giảng môn luật kinh tế (Trang 86 - 87)