- Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít
11. Tổ chức liên minh hợp tác xã Việt Nam.
- Liên minh hợp tác xã Việt Nam được thành lập ở trung ương; liên minh hợp tác xã cấp tỉnh được thành lập ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Điều lệ liên minh hợp tác xã Việt Nam được đại hội liên minh hợp tác xã Việt Nam thông qua và do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; điều lệ liên minh hợp tác xã cấp tỉnh được đại hội liên minh hợp tác xã cấp tỉnh thông qua và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
- Liên minh hợp tác xã không có chức năng sản xuất kinh doanh mà có chức năng, nhiệm vụ sau:
+ Đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các thành viên; + Tuyên truyền, vận động phát triển hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
+ Tư vấn, hỗ trợ và cung cấp dịch vụ, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ cho việc hình thành và phát triển của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
+ Thực hiện các chương trình, dự án, dịch vụ công hỗ trợ phát triển hợp tác xã được giao;
+ Tham gia xây dựng chính sách, pháp luật về hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; + Đại diện cho các thành viên trong quan hệ hoạt động phối hợp với các tổ chức trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật.
- Trong quá trình hoạt động, liên minh hợp tác xã được Nhà nước hỗ trợ, tạo điều kiện để thực hiện các hoạt động được giao.
CHƯƠNG IV.
CÁC CHỦ THỂ KINH DOANH KHÁC(HỘ KINH DOANH, TỔ HỢP TÁC) (HỘ KINH DOANH, TỔ HỢP TÁC)
Bên cạnh các chủ thể của hoạt động thương mại là cá nhân có đăng ký kinh doanh, các doanh nghiệp được thành lập theo luật doanh nghiệp thì còn một số đối tượng khác cũng là chủ thể của hoạt động kinh doanh đó là hộ kinh doanh và tổ hợp tác, địa vị pháp lý của các đối tượng này được quy định trong luật dân sự. Khác với tổ hợp tác, hộ kinh doanh chỉ là chủ thể kinh doanh mà không có tư cách pháp nhân, cón tổ hợp tác khi có đủ điều kiện để trở thành pháp nhân theo quy định của pháp luật thì đăng ký hoạt động với tư cách pháp nhân tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.