Thanh toán tiền hàn g:

Một phần của tài liệu Bài giảng môn luật kinh tế (Trang 66 - 67)

+ Người mua phải thanh toán tiền mua hàng theo thoả thuận trong hợp đồng kể cả trường hợp hàng hoá bị mất mát hư hỏng sau thời điểm chuyển quyền sở hữu hàng hoá từ người bán sang người mua. Thời gian thanh toán do các bên thỏa thuận, nếu các bên không có thỏa thuận thì theo Luật Thương mại bên mua phải thanh toán cho bên bán vào thời điểm bên bán giao hàng hoặc giao chừng từ liên quan đến hàng hóa và kiểm tra xong hàng hóa trừ trường hợp các bên thỏa thuận kiểm tra hàng hóa trước khi giao .

+ Nếu người mua vi phạm thời gian thanh toán , thì người bán có quyền đòi lại tiền lãi do chậm thanh toán tiền hàng…theo lãi suất quá hạn do ngân hàng nhà nước công bố tương ứng với thời gian trả chậm tại thời điểm thanh toán, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

+ Người mua có quyền ngừng thanh toán hoặc giữ lại một phần hoặc toàn bộ tiền mua hàng nếu nhận hàng phát hiện hàng bị hư hỏng, có khuyết tật hoặc có bằng chứng người bán hàng lừa gạt …

3.6 Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa :

a. Khái niệm và vai trò của trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa : hàng hóa :

* Khái niệm và đặc điểm :

Khi hợp đồng mua bán hàng hóa được xác lập có hiệu lực pháp luật , các bên có nghĩa vụ thực hiện các nghĩa vụ có thỏa thuận. Việc vi phạm các nghĩa vụ theo hợp đồng mua bán hàng hóa sẽ dẫn đến bên vi phạm phải chịu những chế tài do pháp luật quy định. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa có những đặc điểm cơ bản là :

- Được áp dụng trên cơ sở hành vi vi phạm hợp đồng mua bán có hiệu lực pháp luật

- Nội dung gắn liền với việc thực hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc trách nhiệm về tài sản.

- Do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền áp dụng hoặc do bên bị vi phạm áp dụng trên cơ sở pháp luật.

* Vai trò của chế định trách nhiệm hợp đồng mua bán hàng hóa :

- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa. Để bảo vệ lợi ích bên bị vi phạm, chế định trách nhiệm hợp đồng mua bán hàng hóa cho phép bên bị vi phạm tự mình hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng các hình thức trách nhiệm đối với bên vi phạm đồng thời cũng bảo vệ quyền

lợi bên vi phạm, bên vi phạm chỉ chịu trách nhiệm về những thiệt hại do pháp luật quy định.

- Ngăn ngừa và hạn chế vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa, nâng cao ý thức trách nhiệm của chủ thể hợp đồng trong việc thực hiện hợp đồng .

b. Căn cứ áp dụng trách nhiệm do vi phạm hợp đồng MBHH :

* Có hành vi vi phạm HĐ:

- Không thực hiện đúng điều khoản về số lượng, thời gian giao nhận hàng hoá,dịch vụ

- Không thực hiện đúng điều khoản về chất lượng hàng hoá , dịch vụ, địa điểm giao nhận hàng hoá dịch vụ.

- Không thực hiện đúng điều khoản về giá cả, thanh toán.

* Có thiệt hại vật chất xảy ra trong thực tế:

Thiệt hại vật chất bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp và khoản lợi đáng lẽ được hưởng mà bên có quyền lợi bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm hợp đồng gây ra. Trong quan hệ thương mại , thiệt hại vật chất có thể xảy ra là :

- Giá trị tài sản mất mát, hư hỏng.

- Chi phí thực tế hợp lý để ngăn chặn và hạn chế tổn chấ.

- Lợi nhuận bị bỏ lỡ thể hiện ở phần chênh lệch giá bán hàng hoá trên trên thực tế so với giá mua hàng hoá đó theo hợp đồng đã ký kết.

* Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại vật chất:

Hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại thực tế được xác định khi hành vi vi phạm và thiệt hại thực tế có mối liên hệ nội tại, tất yếu. hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại , và chỉ bồi thường thiệt hại khi thiệt hại xảy ra kà kết quả tất yếu của hành vi vi phạm hợp đồng.

* Có lỗi của bên vi phạt

c. Các hình thức trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa:

Một phần của tài liệu Bài giảng môn luật kinh tế (Trang 66 - 67)