• Hoàn thiện môi trường pháp lý cho phát triển Marketing TMĐT nói chung và
Marketing TMĐT trực tiếp:
Nhà nước đã đưa ra một số luật nhằm phát triển thương mại điện tử nói chung như Luật giao dịch điện tử có hiệu lực từ 3/2006, Luật công nghệ thông tin có hiệu lực từ đầu năm 2007. Tuy nhiên, việc áp dụng luật, hay các luật thực sự đi vào thực tiễn thì đều muộn hơn thời gian luật bắt đầu có hiệu lực. Đặc biệt là còn thiếu các văn bản hướng dẫn thi hành luật do vậy mà các doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng chưa biết vận dụng luật vào cuộc sống, dẫn đến tình trạng luật đã ban hành nhưng các doanh nghiệp và người dùng vẫn vi phạm. Chính vì thế mà nhà nước cần đẩy mạnh việc cụ thể hóa các luật và có các văn bản hướng dẫn thi hành luật một cách rõ ràng mạch lạc. Thực tế chỉ ra rằng nhiều hoạt động liên quan đến Marketing TMĐT trực tiếp được quy định tại một số văn bản pháp quy như “Nghị định 90/2008/NĐ-CP của Chính phủ về chống thư rác” và hai thông tư hướng dẫn là chưa đủ giúp doanh nghiệp hiểu rõ và thực hiện đúng.
• Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân và các doanh nghiệp về Marketing TMĐT trực tiếp:
Để Marketing TMĐT trực tiếp đi vào nhận thức của mỗi người dân và các doanh nghiệp thì cần có chiến dịch tuyên truyền hiệu quả. Thay vì việc để các doanh nghiệp và người tiêu dùng tự tìm hiểu về Marketing TMĐT trực tiếp thì nhà nước cần có các hoạt động tuyên truyền, để mỗi doanh nghiệp, mỗi người dùng có thể hiểu được lợi ích
của các hoạt động Marketing TMĐT trực tiếp, cũng như những . Nhà nước cần có kế hoạch tuyên truyền thường xuyên trên phương tiện truyền thông như Internet, báo chí... • Đầu tư phát triển hạ tầng cơ sở cho phát triển Marketing TMĐT và Marketing TMĐT trực tiếp:
Trách nhiệm đầu tư cơ sơ hạ tầng cho ứng dụng thương mại điện tử nói chung và quảng cáo trực tuyến nói riêng do Bộ Văn hóa, Thông tin và Truyền thông phối hợp với Bộ Công Thương quản lý.
Về đầu tư hạ tầng cho công nghệ thông tin và Internet, Bộ Văn hóa, Thông tin và Truyền thông căn cứ vào kế hoạch phát triển trong giai đoạn từ 2006 đến hết năm 2010, và xem xét tình hình thực tế hiện nay để ưu tiên thực hiện các giải pháp sau:
Thứ nhất, Bộ Văn hóa, Thông tin và Truyền thông cần tăng cường công tác chỉ đạo, hướng dẫn phối hợp chặt chẽ với các địa phương và đơn vị liên quan, triển khai thực hiện để thực hiện tốt mục tiêu đề ra. Quy hoạt để đẩy mạnh phát triển ngành viễn thông, Interner phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chuẩn bị tốt cho công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế.
Thứ hai, tăng cường đầu tư và phát triển hạ tầng viễn thông, Internet có công nghệ hiện đại, chất lượng tốt tạo điều kiện cho phát triển Marketing TMĐT. Thực hiện phổ cập các dịch vụ viễn thông, Internet đến tất cả các vùng miền trong cả nước đặc biệt là vùng sâu với chất lượng dịch vụ ngày cao. Đến hết năm 2010 mật độ điện thoại đạt từ 34-42 máy/ 100 dân ( trong đó mật độ điện thoại cố định đạt tử 14 đến 16/ 100 dân), mật độ thuê bao Internet đạt từ 8 đến 12 thuê bao / 100 dân ( trong đó 30% số thuê bao dùng băng thông rộng), có 25% đến 35% dân số sử dụng Internet, 70% số xã trong cả nước có điểm truy cập dịch vụ Internet công cộng.
Thứ ba, từng bước đổi mới hệ thống lệ phí, phí cấp phép, sử dụng tài nguyên viễn thông và Internet theo nguyên tắc: đảm bảo sử dụng hiệu quả, tiết kiệm, tránh lãng phí tài nguyên, đồng thời không làm tăng quá mức cho phí sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Đồng thời nhà nước lên có những chính sách khuyến khích các doanh
nghiệp ứng dụng thương mại điện tử cũng như quảng cáo trực tuyến vào hoạt động kinh doanh.
• Tạo nguồn nhân lực cho Marketing TMĐT
Để đẩy mạnh phát triển Marketing TMĐT trực tiếp thì nhu cầu về nguồn nhân lực am hiểu các lĩnh vực kính doanh, hoạt động Marketing TMĐT, công nghệ thông tin và có trình độ ngoại ngữ là rất cần thiết. Do đó, trong thời gian tới công tác đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển quảng cáo trực tuyến ở Việt Nam cần:
Thứ nhất, đẩy mạnh tiến độ các chương trình và dự án phát triển nguồn nhân lực về công nghệ thông tin, về phần mềm và thương mại điện tử đã được chính phủ phê duyệt.
Thứ hai, mở rộng, tăng chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo chuyên ngành công nghệ thông tin ở các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp. Khuyến khích các cá nhân, tổ chức, các doanh nghiệp trong và ngoài nước mở các trường đào tạo về công nghệ thông tin, Marketing TMĐT.
Thứ ba, đối với Bộ Giáo Dục và Đào Tạo cần tạo điều kiện và khuyến khích các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp mở các chuyên ngành giảng dạy về Marketing TMĐT. Đồng thời tham gia vào quá trình soạn thảo các tài liệu giảng dạy về quảng cáo trực tuyến cùng với các trường.
KẾT LUẬN:
Cùng với sự phát triển của Công nghệ thông tin và Thương Mại Điện Tử, Marketing TMĐT cũng phát triển nhanh chóng với nhiều ứng dụng khác nhau. Với vai trò ngày càng được khẳng định, Marketing TMĐT được các doanh nghiệp Việt Nam ứng dụng rộng rãi và thực sự trở thành một kênh truyền thông chính của mỗi doanh nghiệp. Cũng như Marketing truyền thống, Marketing TMĐT có rất nhiều phương thức xúc tiến khác nhau như Quảng cáo trực tuyến, Marketing TMĐT trực tiếp, Marketing quan hệ công chúng TMĐT, và xúc tiến bán TMĐT. Cả bốn công cụ này đều có thể mang lại hiệu quả rất tốt cho doanh nghiệp nếu có kế hoạch triển khai và lựa chọn công cụ chính xác với mục tiêu Marketing TMĐT trong từng giai đoạn khác nhau. Theo thông kê hiện nay, công cụ được triển khai ứng dụng nhiều nhất là Marketing TMĐT trực tiếp. Công cụ này đặc biệt thích hợp và có hiệu quả tối ưu với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, là những doanh nghiệp có khả năng tài chính chưa cao, vì đây là công cụ được đánh giá là dễ triển khai và có chi phí thấp nhất. Tuy nhiên, để triển khai thực sự có hiệu quả và khai thác triển để lợi ích của Marketing TMĐT trực tiếp đòi hỏi các công ty cần thiết phải có kế hoạch phát triển chương trình trong hiện tại và trong tương lai một cách phù hợp và đồng bộ với các phương tiện Marketing TMĐT khác và mục tiêu phát triển của doanh nghiệp.
Với Công ty Cổ phần phát triển giải pháp công nghệ TADA, trong quá trình thực tập và nghiên cứu hoạt động Marketing TMĐT trực tiếp nhận thấy đây là một công cụ hết sức quan trọng và được thực hiện hàng ngày. Tuy nhiên hiệu quả mà nó mang lại chưa phải là cao nhất. Vơi mong muốn phát triển hơn nữa chương trình này nên em đã lựa chọn đề tài “Giải pháp phát triển chương trình Marketing TMĐT trực tiếp của Công ty Cổ phần phát triển giải pháp công nghệ TADA”. Qua những giải pháp em đã đề xuất ở trong luận văn này, hi vọng Công ty TADA có thể triển khai thành công chương trình Marketing TMĐT trực tiếp, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh trong hiện tại và tương lai.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bài giảng E-Marketing – bộ môn Quản trị chiến lược 2. Bài giảng Thương Mại Điện Tử căn bản
3. Báo cáo Thương Mại Điện Tử năm 2008, 2009 4. Marketing management – Philip Korler - Năm 2002 5. Marketing căn bản – Philip Korler –
6. Email Marketing For Dummies – John Arnold – Năm 2008 7. Hồ sơ năng lực TADA
8. Website công ty Tada.vn
9. Một số website về Marketing TMĐT khác…
PHỤ LỤC
2. Phiếu câu hỏi phỏng vấn và trả lời chuyên gia 3. Kết quả phân tích SPSS dữ liệu sơ cấp