Như vậy, Bản kế hoạch thực hiện là yếu tố quan trọng nhất để làm nên một chương trình Marketing TMĐT trực tiếp. Theo lãnh đạo công ty, một chương trình Marketing thành công đòi hỏi tất cả các yếu tố phải có sự kết hợp với nhau và yếu tố nào cũng phải làm tốt. Tuy nhiên, một bản kế hoạch thực hiện chi tiết, rõ ràng sẽ là nền tảng hỗ trợ các yếu tố khác thực hiện tốt, khắc phục được những yếu điểm của những yếu tố đó.
Như vậy, công ty cần phải chú trọng hơn nữa đến hoạt động xây dựng bản kế hoạch thực hiện chương trình Marketing TMĐT trong những năm tới để đạt được thành công hơn nữa.
3.4.6. Thực trạng theo dõi và đánh giá hiệu quả chương trình marketing TMĐT trực tiếp trực tiếp
Mục tiêu chương trình Marketing TMĐT trực tiếp là tăng doanh thu và quảng bá thương hiệu, hình ảnh công ty. Vì vậy, đây cũng là hai tiêu chí hàng đầu mà công ty lựa chọn để đánh giá hiệu quả của chương trình Marketing TMĐT trực tiếp.
Theo đánh giá chung của nhân viên công ty thì hiệu quả chương trình Marketing TMĐT trực tiếp là khá tốt. Doanh thu các hợp đồng được ký từ việc gửi thư giới thiệu và chào hàng đạt được chiếm khoảng 20% doanh thu hàng năm của doanh nghiệp. Ngoài ra, với việc dùng email để liên lạc, trao đổi thông tin với khách hàng cũng giúp công ty giảm được nhiều chí phí giao dịch làm tăng lợi nhuận. 50% số người được hỏi đánh giá hiệu quả là tốt và 50% cho rằng hiệu quả mới chỉ ở mức bình thường
Biểu đồ 6: Đánh giá hiệu quả của chương trình Marketing TMĐT trực tiếp
Như vậy, nhìn chung là chương trình Marketing TMĐT trực tiếp của công ty cần phải sửa chữa và thực hiện tốt hơn nữa.
Để thực hiện một chương trình Marketing TMĐT trực tiếp bao gồm các nội dung: • Xác định thị trường mục tiêu
• Xác định mục tiêu chương trình marketing TMĐT trực tiếp • Lựa chọn công cụ Marketing
• Kế hoạch hóa nguồn nhân lực và ngân sách thực hiện • Theo dõi và đánh giá quá trình thực hiện chương trình.
Các yếu tố này đều cần được cải thiện để công ty có một chương trình Marketing TMĐT trực tiếp hiệu quả.
Biểu đồ 7: Các bước cần cải thiện trong chương trình Marketing TMĐT trực tiếp
Như vậy, bước “Theo dõi và đánh giá hiệu quả” là bước cần được cải thiện nhất khi thực hiện chương trình Marketing TMĐT trực tiếp. Sau đó là các bước “Lựa chọn công cụ” và “ kế hoạch hóa nguồn lực thực hiện”. “ Xác định thị trường mục tiêu” là bước công ty làm khá tốt.
CHƯƠNG 4: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT VỚI VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU “GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH MARKETING TMĐT TRỰC TIẾP CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
PHÁT TRIỂN GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ TADA” 4.1. Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu
4.1.1.Những kết quả đã đạt được
Marketing TMĐT là lĩnh vực được công ty TADA triển khai thực hiện từ khi bắt đầu thành lập và hoạt động, trong đó Chương trình Marketing TMĐT trực tiếp là công cụ được thực hiện thường xuyên và có tác động lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty. Sau hai năm thực hiện chương trình Marketing TMĐT đã mang lại cho công ty những thành công sau:
• Nhận được nhiều hợp đồng và tạo thêm được nhiều mối quan hệ thông qua hoạt động gửi Email giới thiệu và chào hàng sản phẩm:
Theo thống kế của doanh nghiệp, các hợp đồng có được từ việc gửi Email chiếm khoảng 20% tổng số các hợp đồng có được của công ty. Ngoài ra, Email còn là công cụ giúp doanh nghiệp trao đổi thông tin với khách hàng và các đối tác thường xuyên, giúp lưu trữ thông tin và tiết kiệm chi phí giao dịch.
• Tạo thêm nhiều mối quan hệ với các đối tác và khách hàng
Thông qua việc gửi Email, doanh nghiệp được nhiều khách hàng và đối tác biết đến và từ đó tạo thêm nhiều mối quan hệ trong công việc cũng như trong xã hỗi, giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn trong hoạt động kinh doanh.
• Gia tăng sự nhận biết hình ảnh, thương hiệu của công ty TADA trên thị trường phần mềm và thương mại điện tử Việt Nam.
Khi công ty gửi Email giới thiệu sản phẩm và doanh nghiệp tới khách hàng đã giúp cho khách hàng biết thêm các thông tin về công ty, về các sản phẩm. Qua đây, thúc đẩy sự biết đến sản phẩm và hình ảnh doanh nghiệp trên thị trường
• Giảm chi phí hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Email được dùng trong quá trình trao đổi thông tin giữa các nhân viên trong công ty, và giữa công ty với khách hàng. Nhờ có Email, doanh nghiệp không phải in ấn hoặc di chuyển nhiều nên tiết kiệm cho doanh nghiệp một khoản chi phí hoạt động khá lớn.
4.1.2. Những tồn tại chưa được giải quyết
Bên cạnh những thành công đạt được, công ty TADA vẫn còn những vấn đề chưa được giải quyết khi thực hiện chương trình Marketing TMĐT trực tiếp:
♦ Mới chỉ ứng dụng Email marketing vào những mục đích cơ bản nhất:
Hiện nay, Email marketing mới chỉ được dùng trong hoạt động gửi Email giới thiệu và chào hàng sản phẩm; Email giới thiệu công ty; và Email dùng để trao đổi thông tin giữa các nhân viên trong doanh nghiệp, giữa công ty với đối tác và khách hàng. Trong khi Email marketing có thể được thực hiện trong rất nhiều hoạt động kinh
doanh khác mang lại lợi ích rất tốt như: là công cụ quan trọng trong lĩnh vực xây dựng mối quan hệ khách hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng; phương tiện để ký kết hợp đồng với đối tác, khách hàng đặc biệt là đối với đối tác, khách hàng nước ngoài giúp giảm chi phí;
♦ Phương thức tập hợp thông tin khách hàng còn hạn chế
Hiện nay, công ty đang tập hợp thông tin khách hàng chủ yếu bằng các phương pháp như thông qua các mối quan hệ truyền thống hoặc tìm kiếm trên mạng Internet. Đây đều là những phương pháp có rất nhiều nhược điểm như: Các thông tin có được qua các mối quan hệ có sẵn thường khá ít còn tìm kiếm trên mạng thì thông tin không chính xác và cũng không được người dùng cho phép.
Trong khi những phương pháp khác tốt hơn, đạt hiệu quả cao hơn như xây dựng diễn đàn, website cung cấp thông tin hữu ích để người dùng tự nguyện đăng ký và đồng ý nhận thư từ doanh nghiệp thì lại chưa được thực hiện.
♦ Email giới thiệu còn mang tính chất Spam
Các Email gửi đến cho người dùng chủ yếu là các Email giới thiệu sản phẩm, công ty TADA. Ngoài các địa chỉ Email do thu thập được từ các mối quan hệ có sẵn thì người dùng đồng ý nhận thư, còn lại những địa chỉ khác có được từ việc tìm kiếm trên Internet hoặc mua thông tin từ các nhà cung cấp địa chỉ Email thì hầu như người dùng sẽ không đồng ý nhận thư của công ty. Vì vậy, những Email này vẫn được coi là Spam. Mà như ta đã biết, Spam thường gây cho người dùng sự khó chịu và ấn tượng không tốt đến hình ảnh của doanh nghiệp.
♦ Ứng dụng còn hạn chế: Mới chỉ sử dụng Email Markeitng, chưa ứng dụng Marketing lan truyền và SMS marketing.
Trong ba công cụ của Marketing TMĐT trực tiếp thì doanh nghiệp mới chỉ triển khai thực hiện chủ yếu với công cụ Email marketing, còn Marketing lan truyền mới chỉ bắt đầu thực hiện với một tập khách hàng nhỏ, SMS marketing thì chưa được thực hiện.
Marketing lan truyền là một công cụ rất hữu ích mà hiệu quả lại rất cao, vì mọi người thường quan tâm đến những thông tin mà bạn bè mình cung cấp hoặc giới thiệu, lại không được công ty thực hiện.
Hiện nay, SMS marketing thường được các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông như Vinaphone, Mobiphone, Viettel, các công ty cung cấp các dịch vụ giải trí số khác, và ngân hàng … sử dụng. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp như TADA, có thể sử dụng SMS marketing trong hoạt động chăm sóc khách hàng thân thiết của công ty để nâng cao mối quan hệ và lòng trung thành của khách hàng.
4.1.3. Nguyên nhân của những tồn tại trên
♦ Ngân sách dành cho hoạt động Marketing TMĐT còn hạn chế
Là một doanh nghiệp mới chỉ hoạt động được hơn hai năm, lại vào đúng thời điểm nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, nên nguồn vốn hoạt động của công ty là không nhiều. Vì vậy, ngân sách dành cho hoạt động Markeitng chỉ dừng lại ở con số khá khiêm tốn (100 đến 120 triệu/năm) mặc dù đây là lĩnh vực rất được công ty chú trọng. Với khoản ngân sách hạn chế này, chắc chắn hoạt động Marketing khó có thể triển khai rộng rãi và chuyên sâu được. Đây là một trong những nguyên nhân chính làm cho chương trình Marketing TMĐT trực tiếp mặc dù có lợi ích rất tốt nhưng vẫn chưa thể triển khai
♦ Nguồn nhân marketing còn thiếu và chưa có nhân viên chuyên trách về Marketing TMĐT.
Hiện nay, công việc Marketing do bộ phận kinh doanh của công ty chịu trách nhiệm thực hiện. Theo điều tra, tất cả các nhân viên kinh doanh của doanh nghiệp đều không có kiến thức chuyên sâu về Marketing và TMĐT. Trong khi, đây là những kiến thức rất cần thiết đối với Marketing TMĐT trực tiếp, đặc biệt là khi lập kế hoạch và thiết kế triển khai chương trình. Do vậy, hiệu quả của các chương trình Marketing TMĐT nói chung và Marketing TMĐT trực tiếp nói riêng còn chưa cao.
♦ Hiện tại, hoạt động phát triển chương trình Marketing TMĐT trực tiếp chưa được chú trọng.
Do giai đoạn đầu, mục tiêu chính của doanh nghiệp là vượt qua thời kỳ khó khăn, để có thể tiếp tục tồn tại nên việc phát triển chươgn trình Marketin TMĐT chưa được lãnh đạo công ty chú trọng nhiều. Vì vậy, các chương trình Marketing TMĐT trong đó chủ yếu là Markeitng TMĐT trực tiếp mới chỉ được triển khai ở mức độ thấp và chưa được đầu tư phát triển hơn nữa. Đây là một nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng trên của công ty.
4.2. Dự báo triển vọng và quan điểm giải quyết vấn đề nghiên cứu
4.2.1. Dự báo tình hình phát triển chương trình Marketing TMĐT trực tiếp tại Việt Nam Việt Nam
Với những ưu điểm rất lớn như chí phí thấp, đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ không tốn kém, hiệu quả đạt được là khá cao nên Markeitng TMĐT trực tiếp đã, đang và sẽ là công cụ quan trọng được các doanh nghiệp Việt Nam tiếp tục ứng dụng và phát triển hơn nữa trong tương lai.
Theo báo cáo thương mại điện tử năm 2009, qua điều tra khảo sát hơn 2000 doanh nghiệp Việt nam 100% doanh nghiệp tham gia khảo sát đã trang bị máy tính và trung bình mỗi doanh nghiệp có 25,8 máy tính. Có 98% doanh nghiệp đã kết nối Internet dưới nhiều hình thức khác nhau, trong đó 96% là kết nối bằng băng thông rộng (ADSL) và đường truyền riêng (leased line). Các doanh nghiệp cũng đã chú trọng tới việc khai thác ứng dụng cơ bản của TMĐT là thư điện tử (email) với 86% doanh nghiệp sử dụng email cho mục đích kinh doanh, trong đó tỷ lệ sử dụng của các doanh nghiệp lớn là 95%, doanh nghiệp nhỏ và vừa là 78%.
Trên đây là những con số rất khả quan cho sự phát triển chương trình Marketing TMĐT trực tiếp trong các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là công cụ Email marketing, bởi các yếu tố về cơ sở hạ tầng công nghệ và thói quen sử dụng Email trong hoạt động sản xuất kinh doanh đã được đáp ứng. Yếu tố còn lại ảnh hưởng đến sự phát triển của chương trình chính là chiến lược phát triển của mỗi doanh nghiệp. Trong thời điểm thị trường cạnh tranh cao và môi trường kinh doanh có nhiều biến động, hầu như
các doanh nghiệp đều phải có các giải pháp cắt giảm chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh
4.2.2. Định hướng phát triển chương trình Marketing TMĐT trực tiếp của công ty trong tương lai. ty trong tương lai.
Sau hai năm, trải qua thời kỳ khó khăn của lạm phát và khủng hoảng kinh tế, công ty TADA đã xây dựng cho mình một nền tảng khá tốt để tiếp tục phát triển hoạt động kinh doanh trong tương lai. Với tầm nhìn của công ty là trở thành nhà cung cấp tin cậy hàng đầu các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin ở Việt Nam, TADA đang cố gắng tạo ra những phần mềm ứng dụng tốt nhất phục vụ cho hoạt động quản lý, sản xuất kinh doanh hiện đại hóa cho các doanh nghiệp.
Cùng với sự phát triển hoạt động kinh doanh, hoạt động Marketing TMĐT điện tử được công ty định hướng sẽ tiếp tục triển khai và phát triển. Trong kết quả phân tích điều tra lãnh đạo và nhân viên công ty thì 100% cho rằng nên tiếp tục duy trì hoạt động Marketing TMĐT trực tiếp, 80% trong số đó khẳng định công ty cần phải phát triển hơn nữa chương trình này. Điều này là hoàn toàn thống nhất với định hướng phát triển trong 3 năm tới của công ty TADA.
Biểu đồ 8: Nhận định của lãnh đạo và nhân viên công ty về việc duy trì và phát triển Marketing TMĐT trực tiếp trong tương lai
Điều này cho thấy, Marketing TMĐT trực tiếp thực sự là một công cụ Marketing rất cần thiết đối với hoạt động kinh doanh của công ty TADA.
Theo lãnh đạo của công ty, để phát triển chương trình Marketing TMĐT trực tiếp của công ty là vừa cải thiện những nội dung hiện công ty đang triển khai đồng thới phát triển đưa các công cụ của Marketing TMĐT trực tiếp, đặc biệt là Email marketing, vào những ứng dụng mới của hoạt động kinh doanh.
4.3. Các đề xuất, kiến nghị về giải pháp phát triển chương trình Marketing TMĐT trực tiếp tại công ty TADA. TMĐT trực tiếp tại công ty TADA.
4.3.1. Các đề xuất giải giải pháp phát triển chương trình Marketing TMĐT trực tiếp tại công ty TADA tiếp tại công ty TADA
4.3.1.1. Phân tích môi trường→ Phân tích SWOT
Đây là bước đầu tiên để có thể xây dựng một chương trình Marketing TMĐT trực tiếp, giúp công ty có cái nhìn tổng quan về những thay đổi, những thách thức hay cơ hội mà môi trường bên ngoài, và những điểm mạnh, điểm yếu trong nội bộ công ty. Từ đó phân tích mô hình SWOT để có thể đề ra những giải pháp có tính thực tiễn và khả thi cao.
Do vậy, khi đưa ra kế hoạch phát triển chương trình Marketing TMĐT trực tiếp, công việc đầu tiên công ty TADA cần phải nghiên cứu môi trường kinh doanh của mình. Nhận diện những thay đổi trong môi trường để có những điều chỉnh về chiến lược kinh doanh, về cơ cấu các nguồn lực, hoặc phù hợp với mục tiêu phát triển chung của doanh nghiệp.
4.3.1.2. Xác định tập khách hàng điện tử mục tiêu
Tập khách hàng mục tiêu của công ty là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nên tập khách hàng điện tử mục tiêu của chương trình Marketing TMĐT trực tiếp cũng phải hướng đến thị trường chung của doanh nghiệp. Vì vậy, công ty cần phải xác định chính xác từng đối tượng của tập khách hàng điện tử mục tiêu trong từng giai đoạn phát triển khác nhau của công ty.
Đặc điểm của chương trình Marketing TMĐT trực tiếp là gửi các thông tin tới khách hàng qua các phương tiện như Email, điện thoại. Đây là những phương tiện
mang tính cá nhân rất cao nên đòi hỏi doanh nghiệp cần phải có sự tìm hiểu, thu thập và phân loại khách hàng chính xác.
Vì vậy, công ty cần phải nâng cao hoạt động phân tích thị trường điện tử mục tiêu, từ đó có hoạt động xây dựng mối quan hệ khách hàng bằng Email theo đúng luật của nhà nước ban hành.
Từ đầu năm 2009, nghị định chống thư rác của chính phủ được ban hành đã tác động rất lớn, hạn chế hoạt động gửi Email giới thiệu và chào hàng sản phẩm đến khách hàng của công ty. Do vậy, công ty TADA cần phải nâng cao hơn nữa hoạt động phân tích thị trường từ đó tìm ra tập khách hàng tiêm năng. Có như vậy, Email mà doanh nghiệp gửi đến mới thực sự có ích cho khách hàng.