Ảnh hƣởng của nồng độ chất điều tiết sinh trƣởng B9 đến năng suất chất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều tiết sinh trưởng b9 đến sinh trưởng, phát triển cúc chi đỏ trồng chậu tại thái nguyên (Trang 59)

chất lƣợng cây hoa cúc Chi đỏ trồng chậu vụ đông xuân 2014 - 2015 tại Thái Nguyên

Hoa là sản phẩm cuối cùng của nhà sản xuất và chọn tạo giống cây trồng. Do vậy mục đích cuối cùng của các nhà sản xuất và chọn tạo giống là chọn ra giống có năng suất cao, chất lƣợng tốt, đặc biệt là về màu sắc, đƣờng kính hoa, tuổi thọ, hình dáng hoa để có thể phân loại đánh giá, điều chỉnh thời gian trồng, thời gian cất giữ vận chuyển chúng. Để có giống hoa cúc có năng suất cao ngoài việc chọn giống tốt, điều kiện ngoại cảnh thích hợp thì cần phải có các biện pháp kỹ thuật để điều chỉnh sự phát triển của nó theo hƣớng có lợi. Chất lƣợng hoa không chỉ bị chi phối bởi kiểu gen của giống mà còn phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh.

Qua theo dõi ảnh hƣởng của nồng độ chất ĐTST đến năng suất, chất lƣợng hoa cúc Chi đỏ chúng tôi thu đƣợc kết quả ở bảng 4.6 và hình 4.4

51

Bảng 4.6: Ảnh hưởng của nồng độ chất ĐTST B9 đến năng suất chất lượng cây hoa cúc Chi đỏ trồng chậu vụ Đông Xuân 2014 – 2015 tại Thái Nguyên

Chỉ tiêu CT Số nụ/cây (nụ) Số hoa/cây (hoa) Tỷ lệ nở hoa (%) Đƣờng kính hoa (cm) Độ bền hoa tự nhiên (ngày) CT1 15,44* 11,76* 76,12ns 3,75ns 26,58ns CT2 15,73* 12,09* 76,84ns 3,95ns 27,56* CT3 13,20ns 9,87ns 74,75ns 3,77ns 27,42* CT4 12,58* 9,58* 76,15ns 3,74ns 25,44* CT5 11,71* 9,04* 77,23ns 3,76ns 25,47* CT6(Đ/C) 13,67 10,67 78,05 3,71 26,40 CV% 3,4 4,9 4,1 2,7 1,2 LSD05 0,83 0,93 5,75 0,185 0,56 Ns: Không có ý nghĩa *: Có ý nghĩa có mức 95% Hình 4.4: Đồ thị ảnh hƣởng của nồng độ chất ĐTST B9 đến một số chỉ tiêu năng suất, chất lƣợng của hoa cúc Chi đỏ trồng chậu vụ đông xuân

52

* Số nụ số hoa và tỷ lệ nở hoa trên cây

Số nụ và số hoa trên cây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lƣợng của hoa cúc. Do vậy trong sản xuất bằng nhiều cách khác nhau ngƣời ta đã làm tăng số cành để từ đó phát triển số nụ và số hoa trên cây.

Số liệu bảng 4.6 cho thấy số nụ/cây của các CT thí nghiệm biến động 11,71 – 15,73 nụ/cây. Sử dụng thuốc B9 gây ra kết quả sai khác giữa các công thức thí nghiệm về số nụ/cây chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Cụ thể, tang nồng độ B9 từ 1000ppm – 2000ppm thì số nụ/cây tang dần theo chiều tăng nồng độ ( 15,44 nụ/cây CT1(1000ppm) – 15,73 nụ/cây CT2 (2000ppm) lớn hơn so với Đ/C 13,67 nụ/cây. Ở ngƣỡng 3000ppm (CT3 13,2 nụ/cây) có số nụ tƣơng đƣơng đối chứng (Đ/C: 13,67 nụ/cây). Tiếp tục tăng nồng độ B9 từ 3500 – 4000 ppm thì số nụ/cây lại giảm theo chiếu tăng của nồng độ (12,58 nụ/cây CT4 (3500ppm) – 11,71 nụ/cây CT5 (4000ppm) nhỏ hơn so với Đ/C. Nhƣ vậy sử dụng thuốc điều tiết sinh trƣởng B9 sẽ làm tăng số nụ/cây của hoa cúc theo chiều tăng nồng độ, đến ngƣỡng 3000ppm thì B9 không còn ảnh hƣởng tới số nụ/cây. Nồng độ vƣợt quá 3000ppm B9 có tác dụng ngƣớc lại làm giảm số nụ/cây.

Theo bảng 4.4 và hình 4.3 số cành cấp I/cây đêù tăng khi xử lí B9 ở cây hoa, tuy nhiên kết quả của bảng 4.6 và hình 4.4 số nụ/cây lại giảm khi tăng nồng độ xử lí B9 từ 3000 ppm trở lên. Do nồng độ B9 tác dụng kích thích khả năng phân cành cấp I tuy nhiên nồng độ quá cao (vƣợt 3000 ppm) thì có tác dụng ức chế sự ra cành thứ cấp của hoa cúc dẫn đến số nụ/cây giảm

Số hoa của các công thức thí nghiệm có sự sai khác nhau, biến động từ 9,04 – 12,09 hoa/cây. Trong thí nghiệm CT1 và 2 (nồng độ 1000 và 2000ppm) có số hoa/cây nhiều hơn Đ/C. CT4 và 5 (nồng độ 3500 và 4000ppm) số hoa/cây ít hơn Đ/C (Đ/C: 10,67 hoa/cây) ở mức tin cậy 95%, CT3 (nồng độ 3000ppm )số hoa/cây tƣơng đƣơng Đ/C. . Số nụ/cây ảnh hƣởng

53

đến số hoa trên cây. Tuy vậy không có sự sai khác về tỷ lệ hoa nở/cây của các CT thí nghiệm.

* Đường kính hoa

Đƣờng kính hoa của các công thức không có sự sai khác. Biến động từ 3,71 - 3,95 cm. Nhƣ vậy chất ĐTST không ảnh hƣởng đến đƣờng kính hoa của giống cúc Chi đỏ.

* Độ bền hoa tự nhiên

Độ bền hoa tự nhiên: là chỉ tiêu đánh giá khả năng của hoa trong điều kiện tự nhiên. Đây là chỉ tiêu quan trọng đối với những giống hoa đƣợc sản xuất với mục đích trồng chậu. Độ bền tự nhiên phụ thuộc vào yếu tố giống, thời gian ra hoa, quá trình chăm sóc.

Qua theo dõi thí nghiệm chúng tôi thấy độ bền hoa tự nhiên của các công thức có sự khác nhau. Biến động từ 25,44 - 27,56 ngày. CT2 và CT3có độ bền hoa tự nhiên cao hơn Đ/C, CT4 và CT5 có độ bền hoa tự nhiên thấp hơn Đ/C( Đ/C: 26,4 ngày) chắc chắn với mức độ tin cậy 95%. CT1(1000ppm) có độ bền hoa tự nhiên tƣơng đƣơng đối chứng.

Số liệu bảng 4.6 cho thấy túy thuộc vào nồng độ sử dụng chất ĐTST B9 có thể làm tang hoặc giảm số nụ, số hoa và độ bền hoa tự nhiên của hoa cúc trồng chậu. Cho hiệu quả cao nhất ở nồng độ xử lí 2000ppm (CT2). B9 không làm ảnh hƣởng đƣờng kính hoa và tỷ lệ nở hoa của cây cúc. Những ảnh hƣởng này có ý nghĩa rất lớn đối với năng suất và tính thẩm mỹ của cây hoa cúc trồng chậu.

- Các CT có xử lý chất ĐTST B9 đều làm thay đổi số nụ/cây và số hoa /cây, ở nồng độ từ 1000 - 2000ppm (CT1 và 2) làm tăng số hoa/cây, ở nồng độ từ 3000 - 4000ppm (CT1 và 2) làm giảm số hoa/cây, không làm ảnh hƣởng đến đƣờng kính hoa. Ở nồng độ 2000ppm (CT2) có độ bền hoa tự nhiên cao nhất (27,56 ngày).

54

4.5. Ảnh hưởng của nồng độ chất ĐTST B9 đến thành phần sâu bệnh hại cây hoa cúc Chi đỏ trồng chậu vụ đông xuân năm 2014 - 2015 tại Thái Nguyên

Nƣớc ta là nƣớc nhiệt đới gió mùa ẩm, ẩm độ cao, nhiệt độ cao, lƣợng mƣa lớn, do đó rất thích hợp cho sâu bệnh hại phát sinh phát triển. Hoa Cúc cũng nhƣ các loại cây trồng khác rất hay bị côn trùng và sâu bệnh hại tấn công.

Theo dõi tình hình sâu bệnh hại là khâu đầu tiên quan trọng trong công tác bảo vệ thực vật. Theo dõi khả năng chống chịu của giống, xác định thành phần sâu bệnh hại và mức độ gây hại để có biện pháp phòng trừ thích hợp nhằm giữ vững năng suất, phẩm chất của hoa cũng nhƣ giảm chi phí bảo vệ thực vật trong sản xuất, từ đó tăng hiệu quả kinh tế cho ngƣời trồng hoa.

Để xác định thành phần sâu bệnh hại hoa cúc, chúng tôi tiến hành theo dõi các loại sâu bệnh hại trên thí nghiệm và thu đƣợc kết quả sau:

Bảng 4.7. Ảnh hưởng của nồng độ chất ĐTST B9 đến thành phần sâu, bệnh hại giống cúc thí nghiệm trong vụ đông xuân 2014 - 2015 tại Thái Nguyên

Chỉ tiêu Nồng độ

Sâu hại Bệnh hại

Sâu xanh Rệp, muội Rỉ sắt

Mật độ sâu Mức độ bệnh Biểu hiện Mức độ bệnh Tỉ lệ bệnh Mức độ bệnh CT1 1000ppm 0,3 + Có một quần tụ nhỏ trên búp non + 11,11 + (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CT2 2000ppm 0 - Không gây hại - 2,11 +

CT3 3000ppm 0 - Không gây hại - 0 -

CT4 3500ppm 0 - Không gây hại - 0 -

CT5 4000ppm 0 - Không gây hại - 0 -

CT6

(Đ/C) 0ppm 0,5 +

Có vài quần tụ

55

-: Không xuất hiện. + : Mức độ nhẹ.

++: Mức độ trung bình.

Qua bảng 4.7 và theo dõi thực địa chúng tôi thấy:

Sâu Xanh hại chủ yếu ở các công thức CT1 và Đ/C xuất hiện ngay từ lúc cây bắt đầu hồi xanh và gây hại chủ yếu ở thời kì ra nụ. Xuất hiện với mật độ nhỏ, gây hại ở mức độ nhẹ (<2con/chậu) lên không gây ảnh hƣởng tới năng suất, chất lƣợng của hoa

Rệp, Muội hại xuất hiện khi cây bƣớc vào thời kì phân cành và trƣớc thời kỳ ra nụ, ra hoa. Trong đó CT2, 3, 4 và 5 không xuất hiện Rệp, Muội, CT1 Rệp, Muội hại ở mức độ nhẹ, CT6 Rệp, Muội hại ở mức trung bình.

Tất cả các CT thí nghiệm đều bị bệnh đốm lá hại nhẹ hơn Đ/C (Đ/C: ++). Trong đó CT3, 4 và 5 không xuất hiện bệnh.

Nhƣ vậy nồng độ chất ĐTST B9 thích hợp sẽ làm tăng khả năng chống chịu sâu bệnh hại cho cây hoa cúc Chi đỏ trồng chậu. Đây là điều rất có ý nghĩa đối với năng suất và chất lƣợng của hoa.

- Xử lý chất ĐTST B9 ở nồng độ từ 2000 - 4000ppm (CT2, 3, 4 và 5) giống cúc Chi đỏ không bị nhiễm sâu bệnh, nồng độ từ 0 - 1000ppm bị nhiễm sâu bệnh ở mức độ nhẹ (+).

4.6. Sơ bộ hạch toán kinh tế

Hạch toán kinh tế là việc rất cần thiết cho bất cứ một ngành sản xuất nào. Trong ngành trồng trọt và đặc biệt là ngành sản xuất hoa tƣơi lại càng quan trọng. Thông qua việc hạch toán ngƣời trồng hoa có thể biết đƣợc hiệu quả kinh tế, lợi nhuận mình thu đƣợc. Để đánh giá hiệu quả kinh tế chúng tôi đã thu thập số liệu và sơ bộ hạch toán kinh tế với mỗi công thức 360 chậu. Kết quả đƣợc trình bày ở bảng 4.8.

56

Bảng 4.8. Sơ bộ hạch toán kinh tế

Đơn vị: 1000đ CT Mục Nồng độ Tổng thu Tổng chi Lãi thuần

Hiệu quả kinh tế so với đối chứng (lần) CT1 1000ppm 6850 2069 4781 1,01 CT2 2000ppm 7445 2079 5366 1,14 CT3 3000ppm 7420 2084 5336 1,13 CT4 3500ppm 7278 2089 5189 1,10 CT5 4000ppm 7317 2089 5228 1,11 CT6(Đ/C) 0ppm 6787 2064 4723 1,00 Qua bảng 4.8 ta thấy:

Tổng chi cho 360 chậu dao động từ 2.064.000 – 2.089.000đ, chênh lệch giữa các công thức là không lớn, cao nhất là công thức 5 (2.089.000đ ) do cần phải mua thuốc ĐTST B9 với các nồng độ khác nhau nên số thuốc cần dùng ở các CT sau nhiều hơn các CT trƣớc.

Tổng thu của CT2 đạt cao nhất (7.445.000đ) cao hơn Đ/C và các CT khác. Lãi thuần của các công thức sau khi bán hoa dao động từ 4.723.000 - 5.366.000đ. trong đó CT2 có lãi thuần cao nhất 5.366.000đ và cao hơn so với đối chứng và các CT khác.

Ở nồng độ 2000ppm đạt hiệu quả kinh tế cao nhất (1,14 lần so với Đ/C).

57

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận

Qua theo dõi ảnh hƣởng của nồng độ chất ĐTST B9 đến cây hoa cúc Chi đỏ trồng trong chậu vụ đông xuân năm 2014 - 2015 tại Thái Nguyên chúng tôi sơ bộ đƣa ra một số kết luận sau:

Ảnh hƣởng đến các giai đoạn sinh trƣởng và phát triển: Xử lí chất ĐTST B9 ở nồng độ 2000ppm so với đối chứng thì thời gian sinh trƣởng ít hơn 3,3 ngày, chiều cao cây thấp hơn 15 cm, chiều cao phân cành thấp hơn 5,18 cm, số cành cấp I nhiều hơn 2,07 cành. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ảnh hƣởng đến các đặc điểm hình thái: Xử lí B9 ở nồng độ 2000ppm so với đối chứng thì thân cây có số đốt dày hơn, thân cứng và thấp hơn. Đồng thời ở nồng độ này làm tăng độ dày, số lƣợng lá nhiều hơn, lá có màu xanh đậm hơn.

Ảnh hƣởng đến năng suất chất lƣợng: ở công thức xử lí B9 2000ppm thì số nụ/cây, số hoa/cây và độ bền hoa tự nhiên là cao nhất so với các công thức còn lại.

Về tình hình sâu bệnh hại: ở nồng độ xử lí B9 2000ppm không có sự xuất hiện của sâu bệnh hại. Cùng ở nồng độ này hiệu quả kinh tế là đạt cao nhất so với các công thức còn lại.

5.2. Đề nghị

- Có thể sử dụng nồng độ chất ĐTST B9 : CT2 (nồng độ 2000ppm) vào sản xuất hoa cúc chậu vụ đông xuân.

- Tiếp tục làm thí nghiệm ở các thời vụ khác nhau để có kết luận chính xác hơn.

58

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tiếng Việt

1. Việt Chƣơng, Lâm Thị Mỹ Hƣơng (2001), Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cảnh - Phương pháp trồng hoa, Nxb TP. Hồ Chí Minh.

2. Ks. Phạm Văn Duệ (2005), giáo trình kỹ thuật trồng hoa cây cảnh, Nxb Hà Nội.

3. TS. Đặng Văn Đông - PGS.TS. Đinh Thế Lộc (2002), Công nghệ trồng hoa mới cho thu nhập cao - hoa cúc, Nxb Lao động - Xã hội.

4. Lê Khải Kế, Võ Văn Chi (1974), Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam, Nxb Khoa học và Kỹ thuật.

5. Nguyễn Mạnh Khải, Nguyễn Quang Thạch (1999), “Ảnh hƣởng của GA3 đến sự ra hoa và chất lƣợng giống cúc trắng CN93 trong vụ Đông ở Đồng bằng Bắc Bộ”. Tạp chí nông nghiệp và CNTP, (448), tr 458 – 460.

6. Đào Mạnh Khuyến (1998), Hoa và cây cảnh, Nxb Nông nghiệp.

7. Nguyễn Xuân linh và cộng sự (1998), Hoa và kỹ thuật trồng hoa, Nxb Nông nghiệp.

8. Nguyễn Xuân Linh (2002), Giáo trình kỹ thuật trồng hoa cây cảnh, Nxb Nông Nghiệp Hà Nội.

9. Nguyễn Xuân Linh, Nguyễn Thị Kim Lý (2005), Ứng dụng công nghệ trong sản xuất hoa, Nxb Lao Động Hà Nội.

10. Gs. Trần Văn Mão (biên dịch) (2005), Hỏi đáp về kỹ thuật trồng hoa và cây cảnh - tập 1, Nxb Nông Nghiệp Hà Nội.

11. Hoàng Minh Tấn, Nguyễn Quang Thạch (1993), Chất điều hòa sinh trưởng đối với cây trồng, NXB Nông nghiệp Hà Nội, tr 63 – 66.

59

13. Vũ Hữu Thinh (2005), Hoa Cúc, sách dịch từ tiếng trung quốc của tác giả Quách Trí Cƣơng và Trƣơng Vĩ, Nxb Thanh Hoa (1997).

14. Hoàng Ngọc Thuận (2009) "Quy trình kỹ thuật trồng và nhân giống hoa lily tại Phú Thọ".

15. Thống kê nhanh số liệu khí tƣợng từ tháng 11 năm 2014 đến tháng 2 năm 2015 trạm khí tƣợng Thái Nguyên.

16. Lê Thị Bích Thu và Cs, (2005), “Nghiên cứu quy trình bảo quản hoa cúc”,

Tạp chí khoa học và công nghệ của Bộ Nông nghiệp và PTNT, NXB LĐXH

Hà Nội.

17. Đào Thanh Vân - Đặng Thị Tố Nga (2007), Giáo Trình cây hoa, Nxb Nông Nghiệp Hà Nội

II. Tiếng Anh

17. Cornish.E and T.Stevenson (1990), Designer flowers. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

18. Gary J. Wilfret (1991), effect of growth regulators on potted chrysanthemums Proc. Fla. State Hort. Soc.

19. H. Edward Reiley, Carroll L. Shry, Jr; Introductory horticulture (6th edition).

20. Harley; Postharvest technology of horticultural crops (3rd edition).

0

PHỤ LỤC 1

Diễn biến khí hậu thời tiết vụ đông xuân năm 2014 - 2015 tại Thái Nguyên

Chỉ tiêu Tháng Nhiệt độ trung bình (0C ) Ẩm độ trung bình (%) Lƣợng mƣa trung bình (mm ) Tổng số giờ chiếu nắng (giờ ) 11/2010 22,1 82 58,5 93 12/2010 16,5 70 12,2 106 1/2011 17,2 80 49,0 100 2/2011 18,8 84 25,4 46

1

PHỤ LỤC 2

Chi phí chung cho 1 công thức

Phân loại Đơn vị Số lƣợng Đơn giá

(1000đ)

Thành tiền (1000đ)

Công lao động ngày 10 80 800

Giống cây 1080 0,35 378 Trấu hun kg 50 0,5 25 Phân chuồng kg 200 0,5 100 Đạm Ure kg 1,6 8 13 Supe Lân kg 1,4 3,5 5 Kaliclorua kg 1,2 13 16 Chậu cái 360 0,6 216 Padan 95 SP gói 1 5 5 Zinhep BTN 80% (100g) gói 1 6 6 Chi phí khác phát sinh (hao mòn nhà lƣới, điện,…) 500 Tổng 2.064

2

PHỤ LỤC 3

Chi phí chất lùn hóa cho các công thức

Đơn vị: 1000đ

CT Đơn vị Số lƣợng Đơn giá Thành tiền

CT1 Gói 1 5 5

CT2 Gói 3 5 15

CT3 Gói 4 5 20

CT4 Gói 5 5 25

3

PHỤ LỤC 4

Tổng thu của các CT

Đơn vị tính: 1000đ Công thức Số chậu thực thu (chậu) Thành tiền

Loại 1 Loại 2 CT1 3250 3600 6850 CT2 4475 2970 7445 CT3 4000 3420 7420 CT4 3750 3528 7278 CT5 3375 3942 7317 CT6 (Đ/C) 2125 4662 6787 Loại 1: 25.000đ/chậu Loại 2: 18.000đ/chậu

4 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

MỘT SỐ HÌNH ẢNH LÀM THÍ NGHIỆM 1. Thuốc lùn hóa

Mặt trước mặt sau

2. Hình ảnh cây hoa Cúc một số giai đoạn

Sau trồng 10 ngày

5

Sau trồng 30 ngày

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều tiết sinh trưởng b9 đến sinh trưởng, phát triển cúc chi đỏ trồng chậu tại thái nguyên (Trang 59)