Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều tiết sinh trưởng b9 đến sinh trưởng, phát triển cúc chi đỏ trồng chậu tại thái nguyên (Trang 36)

Một số nghiên cứu về chất điều hòa sinh trƣởng trên hoa cúc

Năm 1991 Gary J. Wilfret nghiên cứu ảnh hƣởng của điều hòa sinh trƣởng trên hoa cúc trong chậu. Kết quả của những thí nghiệm chỉ ra rằng uniconazole là một thay thế khả thi để daminozide để kiểm soát chiều cao của hoa cúc trong chậu.

Năm 1992 Sanaya. L (Indonesia) khi nghiên cứu ảnh hƣởng của 6 công thức xử lý chất điều tiết sinh trƣởng đến sự ra rễ của cây hoa cúc là IBA, IAA, - NAA, Birotin, Rootoni và đối chứng không xử lí đã kết luận IBA cho hiệu quả cao nhất đối với sự ra rễ của hoa cúc.

Năm 2012,theo Ds Uppar khi nghiên cứu ảnh hƣởng của điều hòa sinh trƣởng thực vật khác nhau về tốc độ tăng trƣởng, chất lƣợng, năng suất và sản lƣợng các thành phần trong hoa cúc thấy là GA3 200ppm cho chiều cao cây, số chi nhánh, diện tích lá, trọng lƣợng khô, năng suất hạt cao hơn so với các công thức khác.

2.4.2 Tình hình nghiên cứu trong nước

Nghiên cứu về chất điều hòa sinh trƣởng trên hoa cúc

Theo Nguyễn Mạnh Khải, Nguyễn Quang Thạch [1999] [5], việc sử dụng chất kích thích sinh trƣởng GA3 50ppm có tác dụng rõ rệt đến sự sinh trƣởng và phát triển của cúc vàng Đài Loan. Trong đó, GA3 tác động mạnh ở giai đoạn sinh trƣởng sinh dƣỡng, làm tăng chiều cao cây và rút ngắn thời gian nở hoa và GA3 cũng có ảnh hƣởng tốt đến sinh trƣởng phát triển của cúc CN93 trong vụ Đông, làm tăng tỷ lệ nở hoa và chiều cao cây, mang lại hiệu quả kinh

28

tế cao.

Hoàng Minh Tấn và Nguyễn Quang Thạch (1993) [11] đã nghiên cứu để cây cúc hè có thể ra hoa vào mùa đông bằng xử lý GA3 nồng độ 20 – 25 ppm phun vào đỉnh sinh trƣởng và GA3 ở nồng độ 10 – 50 ppm có thể làm tăng chiều cao cây hoa cúc hoặc sử dụng Chlor cholin chlorid (CCC) 0,25 – 1 % có tác dụng ức chế chiều cao của cúc trồng chậu. Ngoài ra để loại bỏ tác động xấu của Etylen tác nhân gây già hóa ở hoa có thể dùng AgNO3, muối Clo của các kim loại nặng nhƣ Titan, Niken và một số chất có tác dụng đối kháng với Etylen nhƣ Axin, GA3 và Xytokinin có thể ngăn cản quá trình này. Sử dụng dung dịch có Saccaroza và các chất kể trên để cắm hoa trong thời gian từ 6 – 8h trƣớc khi bảo quản lạnh có tác dụng giữ màu xanh của lá và cành rất tốt. Có thể sử dụng dung dịch 50g/l Sucrose + 600mg/l AgNO3 hoặc 50g/l Sucrose + 200 mg/l HQS ( 8 – Hydroxy quinoiline sulphate) và 50 g/l Sucrose + 4 mg/l Physan đều có tác dụng kéo dài độ bền hoa cắt.

Lê Thị Bích Thu và cộng sự (2005) [16] khi nghiên cứu quy trình bảo quản hoa cúc đã đƣa ra kết luận: Dùng dung dịch bao gồm axit citric 400 ppm + đƣờng saccaroza 2 % + 8 – HQS 200ppm, STS (Silver thiosunphate) 0,1 ppm để cắm hoa cúc bảo quản lạnh sẽ làm tăng chất lƣợng và độ bền hoa cắt sau bảo quản từ 5 – 10 ngày.

Theo Nguyễn Bá Lộc, Phùng Thị Bích Hòa khi nghiên cứu: ảnh hƣởng của gibberellin đến quá trình sinh trƣởng và phát triển của giống cúc pha lê (chrysanthemum sp.) trồng tại Phú Mậu, Phú Vang, Thừa Thiên-Huế đã đƣa ra kết luận: Phun GA3 đã ảnh hƣởng tốt đến quá trình sinh trƣởng và năng suất cũng nhƣ phẩm chất, làm tăng các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của cúc pha lê. Đặc biệt tỉ lệ nụ nở thành hoa, đƣờng kính hoa và thời gian tồn tại của hoa trên cây và thời gian tồn tại của hoa sau khi bẻ cành ở các công thức thí nghiệm đều cao hơn đối chứng.

29

Phần 3

ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tƣợng nghiên cứu

- Giống cúc: Cây cúc Chi đỏ nhập tại Trung tâm hoa cây cảnh Viện Di Truyền Nông nghiệp Việt Nam.

3.2. Vật liệu nghiên cứu

- Chất lùn hóa B9 của công ty Quốc Quang.

- Chất lùn hóa B9 là Thuốc điều tiết sinh trƣởng thực vật của công ty Quốc Quang. Công thức: R.CO-R-NH-NH2, Thuốc dạng bột, 50% nguyên chất, tính chất hóa học dễ hòa tan trong nƣớc, Hàm lƣợng: 10g

- Tác dụng: là một loại thuốc khống chế nấm. Thuốc có tác dụng rút ngắn thời gian phát triển, làm tăng số lƣợng đốt của thân có và độ dày của lá, phòng rụng hoa, kéo dài thời kì ra hoa, kích thích quá trình hình thành rễ, nâng cao khả năng chống rét.

- Cây trồng đăng ký sử dụng: Cây hoa Cúc. - Phƣơng pháp sử dụng: Phun sƣơng.

3.3. Địa điểm và thời gian tiến hành

- Địa điểm: TTSX rau hoa quả khoa Nông học ĐHNL Thái Nguyên. Xã Quyết Thắng TP Thái Nguyên

- Thời gian: từ tháng 11 năm 2014 đến tháng 2 năm 2015.

3.4. Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu ảnh hƣởng của chất chất điều tiết sinh trƣởng B9 đến các giai đoạn sinh trƣởng vả phát triển của cây cúc Chi đỏ trồng chậu tại Thái Nguyên.

- Nghiên cứu ảnh hƣởng của chất điều tiết sinh trƣởng B9 đến các đặc điểm hình thái của cây cúc Chi đỏ trồng chậu tại Thái Nguyên.

30

- Nghiên cứu ảnh hƣởng của chất điều tiết sinh trƣởng B9 đến năng suất, chất lƣợng hoa cúc Chi đỏ trồng chậu tại Thái Nguyên.

- Nghiên cứu ảnh hƣởng của chất điều tiết sinh trƣởng B9 đến tình hình sâu bệnh hại hoa cúc Chi đỏ trồng chậu tại Thái Nguyên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.5. Phƣơng pháp nghiên cứu và chỉ tiêu theo dõi

3.5.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm đƣợc bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh. Gồm 6 công thức 3 lần nhắc lại.

Tổng số có 18 ô thí nghiệm.

Số lƣợng chậu của 1 ô thí nghiệm: 20 chậu. Tổng số chậu của 18 ô thí nghiệm: 360 chậu.

Sơ đồ thí nghiệm 1 4 2 3 5 6 rãnh 5 3 2 6 1 4 rãnh 6 3 5 4 1 2

31 CT1: Nồng độ 1000 ppm CT2: Nồng độ 2000 ppm CT3: Nồng độ 3000 ppm CT4: Nồng độ 3500 ppm CT5: Nồng độ 4000 ppm CT6: Phun nƣớc lã (Đ/C)

- Thời điểm xử lý: khi cây phân cành, 5 ngày phun 1 lần, phun 4 lần đến khi cây phân hóa mầm hoa thì dừng lại.

3.5.2. Các biện pháp kĩ thuật áp dụng

Các yếu tố phi thí nghiệm nhƣ: phân bón, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh đƣợc tiến hành đồng đều ở các công thức.

- Giá thể trồng: hỗn hợp của đất phù sa + trấu hun, tơi xốp, thoáng khí. - Thí nghiệm đƣợc trồng trong nhà lƣới, có hệ thống lƣới che phủ,hệ thống tƣới phun.

- Cây giống khỏe mạnh, đồng đều về kích thƣớc và độ tuổi, không nhiễm sâu bệnh do Trung tâm hoa cây cảnh Viện Di Truyền Nông Nghiệp Việt Nam cung cấp.

- Phân bón: Lƣợng phân và cách bón nhƣ sau:

+ Bón theo quy trình của Trung tâm hoa cây cảnh Viện Di Truyền Nông Nghiệp Việt Nam bao gồm: 30 tấn phân chuồng + 160 kg N + 140kg P2O5 + 120kg K2O/ha. (Với mật độ là 84000 cây/ha, tính trên mỗi cây là: 0,36kg phân chuồng + 0,0019kg đạm + 0,0017kg lân + 0,0014kg Kali). + Cách bón:

* Bón lót: toàn bộ phân hữu cơ và 2/3 lƣợng supe lân. * Bón thúc: hòa loãng phân tƣới cho cây.

- Kỹ thuật trồng: Chọn cây to khỏe, sạch bệnh trồng 3 cây vào 1 chậu. Mỗi chậu cách nhau 10cm.

32

- Sau trồng: Ngày tƣới nƣớc 2 lần vào sáng sớm và chiều mát cho đến khi cây hồi xanh, luôn giữ ẩm cho đất.

- Sau 3- 4 tuần trồng, tiến hành gắt ngọn chính nhằm tập trung dinh dƣỡng nuôi các nhánh nụ. Gắt ngọn kịp thời hoa nở đồng đều.tốt nhất là gắt khi cây đã có 3 – 6 nhánh bên.

- Phòng trừ sâu bệnh: Theo dõi phát hiện và phun thuốc trừ sâu bệnh (nếu đến ngƣỡng phòng trừ, theo hƣớng dẫn chung của BVTV).

- Tỉa bỏ lá già hạn chế sâu bệnh hại phát sinh phát triển.

- Phòng trừ bệnh hại: Cũng nhƣ các loại cây trồng khác cúc bị nhiều đối tƣợng dịch bệnh côn trùng tấn công. Vì vậy ta phải kết hợp giữa các biện pháp canh tác với các loại thuốc bảo vệ thực vật diệt trừ chúng.

3.5.3. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

3.5.3.1. Phương pháp theo dõi

- Mỗi ô chọn 5 chậu để theo dõi, 10 ngày lấy số liệu 1 lần. - Tiến hành đo, đếm, quan sát các chỉ tiêu.

3.5.3.2. Các chỉ tiêu theo dõi

3.5.3.2.1. Các chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển

- Các giai đoạn sinh trƣởng và phát triển đƣợc tính từ khi trồng đến khi cây hồi xanh, phân cành, ra nụ, ra hoa.

- Các giai đoạn sinh trƣởng và phát triển đƣợc tính từ khi trồng đến khi cây hồi xanh (20%, 80%), phân cành (20%, 80%), ra nụ (20%, 80%), nở bông hoa đầu tiên (20%, 80%).

công thức 3.1 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số cây sống

Tỉ lệ cây sống(%) = x 100 Tổng số cây trồng

33

- Chiều cao cây (cm) đƣợc đo từ mặt đất tới đỉnh sinh trƣởng

- Chiều cao thân chính khi phân cành (cm) đƣợc đo từ gốc tới điểm phân cành đầu tiên.

- Số cành cấp 1: đếm tất cả các cành cấp 1 trên các cây theo dõi.

- Đƣờng kính gốc thân chính (cm) đƣợc đo bằng thƣớc panme ở nơi to nhất ở gốc.

3.5.3.2.2. Các chỉ tiêu sinh vật học

Quan sát và mô tả đặc điểm hình thái bên ngoài của giống hoa cúc làm thí nghiệm bao gồm:

Thân: Màu sắc thân, đặc điểm của đốt thân. Lá: Màu sắc, hình dạng lá

Hoa: Màu sắc, số hoa/cây.

3.5.3.2.3. Các chỉ tiêu về năng suất chất lƣợng

- Tỷ lệ ra hoa hữu hiệu: số cây nở hoa / tổng số cây trồng.

- Số nụ và số hoa nở trên cây: Đếm toàn bộ số nụ và số hoa nở đến các cây theo dõi.

- Chiều cao cây hoa (cm): Đo từ sát mặt đất đến bông cao nhất. - Đƣờng kính hoa (cm): Đo lúc hoa đạt kích thƣớc lớn nhất.

- Độ bền hoa tự nhiên: Tính từ khi hoa nở đến khi tất cả các cánh hoa / bông bị héo. Tính cho bông hoa nở đầu tiên / cây theo dõi.

- Năng suất thực thu: Số chậu đƣợc thu / tổng chậu cây (tính cho 360 chậu/CT).

3.5.3.2.4. Các chỉ tiêu về sâu bệnh hại

a. Theo dõi số cây bị bệnh / số cây điều tra (phƣơng pháp chuẩn đoán bệnh bằng mắt thƣờng).

34

TLBH (%) = A x 100 B

Trong đó: A: Tổng số cây bị bệnh.

B: Tổng số cây điều tra

Mức độ bệnh hại: nặng, trung bình, nhẹ. - Không bị hại

+: Mức độ bệnh hại nhẹ tỷ lệ hại (TLBH) < 20%. ++: Mức độ bệnh hại trung bình TLBH: 20 - 40%. +++: Mức độ bệnh hại nặng TLBH: > 40%.

b. Sâu: đếm số con / cây (một lần không nhắc lại) - Không bị hại.

+: Mức độ sâu hại nhẹ: mật độ sâu hại (MĐSH) < 2 con/ chậu. ++: Mức độ hại trung bình: MĐSH 2 - 4 con / chậu.

+++: Mức độ hại nặng: MĐSH > 4 con / chậu. c. Rệp

- Không gây hại

+: Mức độ nhẹ: có từ 1 cá thể đến 1 quần tụ nhỏ trên búp non. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

++: Mức độ trung bình: xuất hiện vài quần tụ nhỏ trên búp và lá non. +++: Mức độ nặng: xuất hiện nhiều quần tụ nhỏ liên kết với nhau làm thui nụ và lá non.

3.6. Phƣơng pháp pha và xử lý thuốc điều tiết sinh trƣởng B9

3.6.1. Phương pháp pha thuốc B9

* Pha dung dịch mẹ

Trong những trƣờng hợp pha chế dung dịch, để đảm bảo chính xác nồng độ pha chế ngƣời ta thƣờng pha dung dịch đậm đặc (dung dịch mẹ)

35

trƣớc, sau đó mới pha đến nồng độ cần dùng. Trong trƣờng hợp này cũng vậy. Cách pha dung dịch mẹ nhƣ sau:

Pha gói thuốc 10g vào 100ml nƣớc, khuấy cho tan hết ta sẽ đƣợc dung dịch mẹ có nồng độ 100.000ppm.

* Pha dung dịch phun cho cây

Sau khi pha đƣợc dung dịch mẹ, ta tiến hành pha những dung dịch đúng nồng độ sử dụng. Cách pha nhƣ sau:

- Nồng độ 1000 ppm: Lấy 10 ml dung dịch mẹ pha với 1 lít nƣớc. - Nồng độ 2000 ppm: Lấy 20 ml dung dịch mẹ pha với 1 lít nƣớc. - Nồng độ 3000 ppm: Lấy 30 ml dung dịch mẹ pha với 1 lít nƣớc. - Nồng độ 3500 ppm: Lấy 35 ml dung dịch mẹ pha với 1 lít nƣớc. - Nồng độ 4000 ppm: Lấy 40 ml dung dịch mẹ pha với 1 lít nƣớc.

3.6.2. Phương pháp xử lí thuốc điều tiết sinh trưởng B9

Sau khi pha đƣợc dung dịch xử lý, ta tiến hành xử lý cho cây. Dùng bình xịt tạo dạng sƣơng mù để phun cho cây. Phun đều lên khắp cây đến khi ƣớt đẫm mặt lá. Liều lƣợng 1 lít/30 chậu.

Phun trong giai đoạn sinh trƣởng của cây, vào thời diểm cây phân cành. Phun 4 lần, mỗi lần cách nhau 5 ngày.

3.7. Phƣơng pháp xử lý số liệu

Xử lý theo chƣơng trình phần mềm EXCEL và phần mềm xử lý thống kê IRRISTAT.

36

Phần 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Ảnh hƣởng của chất điều tiết sinh trƣởng B9 đến các giai đoạn sinh trƣởng vả phát triển của cây cúc Chi đỏ trồng chậu tại Thái Nguyên. trƣởng vả phát triển của cây cúc Chi đỏ trồng chậu tại Thái Nguyên.

Nghiên cứu các thời kỳ sinh trƣởng, phát triển là một phƣơng pháp để đánh giá khả năng thích nghi của giống đó và cũng là căn cứ để xác định thời điểm gieo trồng hợp lý. Biết đƣợc thời gian của từng giai đoạn sinh trƣởng phát triển sẽ giúp cho việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật đạt hiệu quả cao nhất cho ngƣời sản xuất.

Thời kì sinh trƣởng, phát triển của cây hoa có vai trò quan trọng trong suốt quá trình sống của cây sau này.

Qua nghiên cứu các giai đoạn sinh trƣởng, phát triển của cây hoa cúc Chi đỏ chúng tôi thu đƣợc kết quả ở bảng 4.1.

Bảng 4.1: Ảnh hƣởng của nồng độ chất điều tiết sinh trƣởng B9 đến các thời kì sinh trƣởng, phát triển của giống cúc Chi đỏ trong vụ

đông xuân 2014 - 2015 tại Thái Nguyên.

Đơn vị: ngày CT Chỉ tiêu Nồng độ Tỷ lệ cây sống (%) Thời gian từ trồng đến ………

Hồi xanh Phân cành Ra nụ Ra hoa 20% 80% 20% 80% 20% 80% 20% 80% CT1 1000ppm 91,67 3,3 6,7 24,0 33,3 46,0 53,3 61,7 71,0 CT2 2000ppm 95,56 3,0 6,3 24,3 33,7 44,7 52,0 60,3 69,7 CT3 3000ppm 97,22 3,3 6,7 23,7 33,0 42,0 49,3 57,7 67,0 CT4 3500ppm 96,11 2,7 6,3 24,7 34,0 42,3 49,7 58,0 67,3 CT5 4000ppm 98,33 3,3 6,7 24,7 34,0 42,0 49,3 57,7 67,0 CT6 (Đ/C) 0ppm 95,56 3,3 6,7 24,3 33,7 48,3 55,7 64,0 73,0

37

* Tỷ lệ cây sống

Bảng số liệu 4.1 cho thấy tỷ lệ cây sống ở các công thức đạt từ 91,67 – 98,33%, chênh nhau không nhiều lắm. Công thức 5 có tỷ lệ sống đạt cao nhất 98,33%, tiếp theo là công thức 3, công thức 4, công thức 2 và CT 6, cuối cùng là công thức 1 có tỷ lệ sống thấp nhất 91,67%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Thời gian từ trồng tới hồi xanh

Thời gian cây con hồi xanh là thời kì đánh giá khả năng thích ứng của giống với điều kiện môi trƣờng thay đổi (từ vƣờn giâm ra ruộng sản xuất). Qua bảng số liệu cho thấy thời gian hồi xanh của các công thức chênh lệch nhau không nhiều lắm. Sau trung bình từ 2,7 - 3,3 ngày các công thức hồi xanh 20% và sau trung bình từ 6,3 - 6,7 ngày 80% số cây của các công thức đã hồi xanh.

* Thời gian từ trồng đến phân cành

Thời kì từ trồng đến phân cành là thời kì quyết định số nụ và đặc biệt số hoa sau này. Nếu số cành nhiều sẽ dẫn đến số nụ/ cây cũng tăng lên và số hoa nở sau này sẽ nhiều hơn.

Qua bảng số liệu cho thấy thời gian phân cành ở các công thức không có sự chênh lệch nhau nhiều: Trung bình thời gian từ trồng đến phân cành 20% của các công thức dao động từ 23,7 - 24,7 ngày, phân cành 80% dao động từ 33 - 34 ngày.

* Thời gian từ trồng đến ra nụ

Thời gian từ trồng tới ra nụ, ra hoa là thời kì quyết định đến hiệu quả

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều tiết sinh trưởng b9 đến sinh trưởng, phát triển cúc chi đỏ trồng chậu tại thái nguyên (Trang 36)