Ảnh hƣởng của chất ĐTST B9 đến khả năng sinh trƣởng, phát triển của cây

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều tiết sinh trưởng b9 đến sinh trưởng, phát triển cúc chi đỏ trồng chậu tại thái nguyên (Trang 53 - 57)

cây hoa cúc Chi đỏ trồng chậu vụ đông xuân 2014 - 2015 tại Thái Nguyên

Đặc điểm sinh trƣởng của hoa cúc phụ thuộc vào đặc tính di truyền của giống và chịu ảnh hƣởng của điều kiện ngoại cảnh. Khi điều kiện ngoại cảnh phù hợp cây sẽ sinh trƣởng phát triển tốt cho năng suất tối ƣu, nếu điều kiện ngoại cảnh nhƣ ánh sáng, ẩm độ, dinh dƣỡng, nhiệt độ thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi về các chỉ tiêu sinh trƣởng, phát triển của cây làm cho năng suất chất lƣợng của hoa thay đổi. Vì vậy, nghiên cứu các đặc điểm sinh trƣởng có ý nghĩa quan trọng trong việc điều khiển các biện pháp kĩ thuật ở từng giai đoạn của cây để làm tăng năng suất chất lƣợng hoa.

45

Kết quả nghiên cứu các đặc điểm sinh trƣởng phát triển của hoa cúc làm thí nghiệm qua đƣợc trình bày ở bảng 4.4 và hình 4.3.

Bảng 4.4: Ảnh hƣởng của nồng độ chất ĐTST đến khả năng sinh trƣởng của giống cúc Chi đỏ trồng chậu vụ đông xuân năm 2014 - 2015 tại Thái Nguyên

CT

Chỉ tiêu Nồng độ

Chiều cao cây (cm )

Chiều cao phân cành (cm) Số cành cấp 1 (cành) Đƣờng kính gốc (cm) CT1 1000 ppm 20,3* 10,87* 7,44* 0,43ns CT2 2000 ppm 17,1* 7,01* 8,40* 0,43ns CT3 3000 ppm 13,3* 6,10* 7,53* 0,43ns CT4 3500 ppm 12,3* 5,20* 7,58* 0,42ns CT5 4000 ppm 12,0* 4,94* 7,71* 0,43ns CT6(Đ/C) 0 ppm 29,1 12,28 6,33 0,41 CV% 3,4 6,7 2,1 1,6 LSD05 1,07 0,94 0,29 0,12 Ns: Không có ý nghĩa *: Có ý nghĩa ở mức 95%

46

Hình 4.3: Đồ thị ảnh hƣởng của nồng độ chất ĐTST đến một số chỉ tiêu sinh trƣởng của hoa cúc Chi đỏ trồng chậu tại Thái Nguyên

Số liệu bảng 4.4 và hình 4.3 cho thấy:

* Chiều cao cây

Chiều cao cây biểu hiện đặc tính di truyền của giống trong điều kiện trồng trọt. Khi xử lý chất ĐTST với các nồng độ khác nhau thì chiều cao cây của các CT thí nghiệm biến động từ 12 – 29,1 cm. Trong thí nghiệm chiều cao cây các CT xử lí chất điều tiết sinh trƣởng B9 có chiều cao cây thấp hơn Đ/C chắc chắn ở mức tin cậy 95%, trong đó CT5 (xử lý ở nồng độ 4000ppm) chiều cao cây thấp nhất (12 cm).

Nhƣ vậy xử lý chất ĐTST nồng độ từ 1000ppm trở lên đã làm ảnh hƣởng đến chiều cao cây của hoa cúc Chi đỏ.

* Chiều cao phân cành

Chiều cao phân cành đƣợc đo từ gốc đến điểm phân cành đầu tiên. Đây là chỉ tiêu để đánh giá khả năng phân cành, khả năng cây cho hoa nhiều hay hoa ít.

47

Số liệu bảng 4.4 cho thấy chiều cao phân cành của các công thức thí nghiệm biến động từ 4,94 – 12,28 cm, trong thí nghiệm CT1, 2, 3, 4 và 5 (nồng độ từ 1000 - 4000ppm) đã làm cho chiều cao phân cành thấp hơn đối chứng ở mức tin cậy 95%.

* Số cành cấp I

Số cành/cây có ý nghĩa rất lớn đến việc quyết định số hoa của cây sau này, bởi vì số hoa/cây tỷ lệ thuận với số cành cây. Nếu số cành trên cây nhiều thì số nụ, hoa trên cây nhiều và ngƣợc lại. Số cành trên cây phụ thuộc vào chiều cao thân chính khi phân cành, đặc tính di truyền của giống điều kiện ngoại cảnh tác động.

Đối với số cành cấp I, bảng 4.4 và hình 4.3 cho thấy các CT1, 2, 3,4 và 5 do chất ĐTST ức chế sinh trƣởng về chiều cao nên đã kích thích sự phân cành, làm cho số cành cấp I của các CT này nhiều hơn đối chứng ở mức tin cậy 95%, trong đó CT2 (nồng độ 2000ppm) có số cành cấp I nhiều nhất (8,4 cành/cây).

* Đường kính gốc

Đƣờng kính gốc liên quan chặt chẽ tới tính chống đổ của cây, đƣờng kính gốc lớn thì khả năng chống đổ tốt, số hoa trên bông nhiều và ngƣợc lại.

Bảng số liệu 4.4 cho thấy đƣờng kính gốc của các công thức tƣơng đƣơng nhau, dao đông từ 0,41 - 0,43 cm. Chất lùn hóa không làm ảnh hƣởng đến dƣờng kính gốc của giống cúc Chi đỏ.

Nhƣ vậy việc sử dụng chất ĐTST ở nồng độ khác nhau đã cho những mức tác động khác nhau. Chất ĐTST B9 làm giảm chiều cao cây, chiều cao phân cành, làm tăng số cành cấp I nhƣng không ảnh hƣởng tới đƣờng kính thân. Trong đó xử lí ở nồng độ 2000ppm cho hiệu quả cao nhất ở chỉ tiêu

48

phân cành cấp I. Những ảnh hƣởng này có ý nghĩa rất lớn đối với năng suất và tính thẩm mỹ của cây hoa cúc trồng chậu.

.- Chất ĐTST B9 đã làm giảm chiều cao cây, chiều cao phân cành, tăng số cành cấp I ở các CT1, 2, 3, 4 và 5 (nồng độ 1000 - 4000ppm) nhƣng không làm ảnh hƣởng đến đƣờng kính thân. Đặc biệt, xử lí ở nồng độ 2000ppm(CT2) cho khả năng phân cành cao nhất so với các công thức khác.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều tiết sinh trưởng b9 đến sinh trưởng, phát triển cúc chi đỏ trồng chậu tại thái nguyên (Trang 53 - 57)