2.3.1.6.1. CCC (Chlor cholin chlorit)
- CCC đƣợc xem là chất đối kháng Gibberellin vì nó kìm hãm sự tổng hợp GA. Vì vậy CCC ức chế sự sinh trƣởng chiều cao của cây, làm lóng cây hòa thảo ngắn lại do đó có tác dụng chống lốp đổ cho chúng.
- CCC làm tăng sự hình thành chlorophyl, xúc tiến sự ra hoa kết quả sớm và không gây độc (Hoàng Minh Tấn và cs, 2000)[12].
2.3.1.6.2. MH (Malein hydrazit)
- Là một chất ức chế sinh trƣởng mạnh. Nó kìm hãm sự nảy mầm và kéo dài thời gian ngủ nghỉ.
- Ức chế sinh trƣởng không cần thiết của một số cây trồng, làm thui hoa và ức chế chồi bên mọc.
23
- Xúc tiến sự hóa già mạnh, làm khô và rụng lá.
- Kìm hãm sự phân chia tế bào. (Hoàng Minh Tấn và cs, 2000)[12] 2.3.1.6.3. TIBA (2,3,5 - Trijoit Benzoic Axit)
- Kìm hãm sự vận chuyển auxin trong cây.
- Làm giảm ƣa thế ngọn, làm chậm sinh trƣởng của chồi ngọn và xúc tiến sự phân cành.
- Xúc tiến sự ra hoa và hình thành củ. (Hoàng Minh Tấn và cs, 2000)[12]
2.3.1.6.4. CEPA (Chlor Ethyl Photphoric Axit)
- Trên thƣơng trƣờng CEPA đƣợc sử dụng với tên gọi là ethrel. Đây là một chất lỏng, có pH nghiêng về axit. Khi thấm vào cây, gặp pH trung tính CEPA thủy phân để giải phóng etylen và chính etylen gây hiệu quả sinh lý.
- Ethrel có hiệu quả sinh lý rất đa dạng lên cây trồng và cũng có nhiều ứng dụng rộng rãi nhất trong việc điều chỉnh cây trồng. Trong sản xuất ngƣời ta sử dụng ethrel để kích thích sự chín của quả, kích thích sự tiết nhựa mũ cho cao su, kích thích sự ra hoa cho nhiều cây trồng nhƣ dứa, làm rụng lá trƣớc khi thu hoạch đối với đậu tƣơng, bông…. (Hoàng Minh Tấn và cs, 2000)[12]
2.3.1.6.5. ALAR (SADH)
Alar có hiệu quả rõ rệt lên sự hoa kết quả của cây, ức chế sinh trƣởng và tăng tính chống chịu của cây với điều kiện bất thuận. Nó đƣợc sử dụng rộng rãi trong điều chỉnh ra hoa quả của các cây ăn quả, đặc biệt sử dụng rộng rãi ở các nƣớc ôn đới… (Hoàng Minh Tấn và cs, 2000)[12].
24
2.3.2. Phân loại
Bảng 2.4. Phân loại các chất điều chỉnh sinh trƣởng thực vật
Chất điều chỉnh sinh trƣởng tự nhiên (phytohormon)
Chất sinh trƣởng tổng hợp A. Chất kích thích sinh trƣởng (stimulator)
Auxin (IAA, IAN, PAA)
Gibberellin (A1, A2, A3, …,A54)
Xytokinin (zeatin, zeatin ribozid, IPA, diphenyl urea…)
Auxin tổng hợp (auxinoid) IBA; NAA; 2,4D; 2,4,5T; MCPA… Xytokinin tổng hợp (kinetin, BA, PBA)
B. Chất ức chế sinh trƣởng (inhibitor)
ABA, các chất phenol, axit jasnomic… Retardant (MH, CCC, TIBA, B9, fosfon D, ancymidol…)
C. Etylen CEPA
Danh pháp quốc tế
IAA: axit ß- indool axetic IAN: ß- indolyl axetonitril PAA: axit phenyl axetic IBA: axit ß- indol butyric
α - NAA: axit α - naphtyl axetic
2,4D: axit 2,4 -dichlor phenoxy axetic MCPA: axit 4chlor-2metyl-phenoxy axetic
IPA: isopentenyl addenin
BA: benzyl adenin
PBA:tetrahydropyranyl benzyl adenine
ABA: axit absxitic MH: malein hydrazid CCC: chlor cholin chlorid TIBA: axit 2,3,5-trijod benzoic B9,B995:axitN-dimetyl-
aminosucxinamic
CEPA: axit 2-chloor etyl phosphoric
25