HST trảng cây bụi; tre nứa
Dựa trên nguồn lợi tiềm năng và hiện trạng khai thác sử dụng, có thể đề xuất 1 số biện pháp sử dụng hợp lý các HST trên như sau:
- Tăng cường nuôi cấy và trồng mới những loại cây trồng phù hợp với điều kiện khí hậu – thủy văn ở KVNC: tre, rau sắng, củ mài, bạch đàn, keo, kim giao, dâu tằm…
- Phát triển nghành nghề thủ công mỹ nghệ dựa trên nguồn tài nguyên tre nứa có sản lượng dồi dào tại địa phương. Có thể thành lập cơ sở mỹ nghệ với những người có trình độ chuyên môn giỏi sẽ đứng ra quản lý, làm mới và phân phối sản phẩm. Tích cực sáng tạo sản phẩm mỹ nghệ mang đặc trưng của địa phương như: mô hình chùa, đền, miếu… tại địa phương cung cấp cho du khách làm quà lưu niệm.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN
1. Toàn bộ khu vực xã Hương Sơn được chia thành 8 HST: HST khu dân cư; HST thủy vực; HST rừng trên núi đá vôi; HST rừng trên núi đất; HST trảng cây bụi, tre nứa; HST nông nghiệp; HST trảng cỏ và HST rừng trồng và cây ăn quả lâu năm.
2. Đã mô tả, phân tích chi tiết từng cảnh quan HST tại KVNC và thành lập bản đồ hiện trạng các HST của xã. Thông qua bản đồ ta có bức tranh tổng quát nhất về hiện trạng các HST, mối quan hệ giữa các HST với nhau và với những HST khác lân cận với nó, vai trò của từng HST thành phần đối với bản thân nó cũng như với các HST lân cận.
3. Đã tính được diện tích của từng HST thành phần thông qua bản đồ hiện trạng các HST.
4. Khu hệ động – thực vật cũng như cảnh quan các HST ở Hương Sơn tương đối đa dạng. Các loài động vật sinh sống ở nhiều dạng sinh cảnh khác nhau. Đã phát hiện được 7 loài thực vật quý hiếm có trong Sách Đỏ Việt Nam phân bố chủ yếu ở HST núi đá vôi và một loài tuy không có trong Sách Đỏ, nhưng lại có trong nghị định 32/CP của Chính phủ thuộc nhóm I là nhóm nghiêm cấm khai thác và sử dụng, đó là Lan một lá (Nervilia fordii (Hance) Schlechter.). Trong 7 loài quý hiếm có trong Sách Đỏ, nghiến là loài đầu tiên ghi nhận có ở Hương Sơn. Như vậy, chỉ riêng HST núi đá vôi Hương Sơn, số loài quý hiếm đã chiếm 2% tổng số loài quý hiếm của hệ thực vật Việt Nam.
5. Rượu mơ Hương Tích, rau sắng chùa Hương, chè củ mài là 3 món ngon có tiếng của vùng đất Phật cần được lưu giữ, tái tạo có hiệu quả.
6. Xã có tiềm năng lớn về du lịch và dịch vụ. Cần phát huy có hiệu quả nguồn lợi này để đem lại sự phát triển phồn thịnh cả về kinh tế và xã hội. Cần lưu ý, phát triển phải gắn liền với mục tiêu PTBV.
KIẾN NGHỊ
Mặc dù còn những khó khăn, hạn chế nhất định xong việc định hướng phát triển DLST nói riêng và PTBV nói chung ở Hương Sơn không phải là không thể thực hiện. Để đạt được mục tiêu này cần thực hiện:
1. Đầu tư phương tiện, nhân lực vào công tác giáo dục bảo tồn cho công chúng một cách hiệu quả nhất.
2. Tăng cường hợp tác quốc tế, tham gia công ước quốc tế về ĐDSH và bảo tồn.
3. Nghiêm cấm mọi hình thức săn bắn trái phép động vật hoang dã, không để sản vật núi rừng bị hủy diệt và bày bán tràn lan. Nghiêm cấm và ngăn chặn mọi hình thức khai thác mang tính chất hủy diệt như kích điện, nổ mìn và mọi hình thức chặt phá rừng trái phép.
4. Phát triển Hương Sơn thành vùng du lịch tâm linh kết hợp DLST mang tính bền vững.
5. Nâng cao ý thức của dân bản địa cũng như du khách về vai trò và ý thức bảo vệ môi trường, bảo tồn các giá trị ĐDSH, coi đó là quyền lợi cũng như nghĩa vụ của mình đối với công đồng.
6. Áp dụng GIS và viễn thám vào nghiên cứu là một hướng nghiên cứu mới và rộng. Cần tiếp tục có những nghiên cứu sâu hơn, mở rộng quy mô nghiên cứu để công nghệ này được áp dụng rộng rãi hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Lê Huy Bá (2009), Du lịch sinh thái (Ecotourism). NXB Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
2. Lê Huy Bá, Lâm Minh Triết (2000), Sinh thái môi trường ứng dụng.
NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
3. Bộ giáo dục và đào tạo (2006), Khoa học môi trường. NXB Giáo dục. 4. Lê Trọng Cúc (2002), Đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên. NXB
Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
5. Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Thượng Hùng, Nguyễn Ngọc Khánh (1997),
Cơ sở cảnh quan học của việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường lãnh thổ Việt Nam. NXB Giáo dục.
6. Nguyễn Cao Huần (2005), Đánh giá cảnh quan (theo tiếp cận kinh tế sinh thái). NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
7. Lưu Lan Hương, Đoàn Hương Mai, Phạm Mạnh Thế (2011), Bước đầu nghiên cứu đa dạng khu hệ động vật có xương sống trên cạn tại xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Tạp chí Khoa học công nghệ số 3 (tháng 5/2011), Sở Khoa học & Công nghệ Hà Nội.
8. Nguyễn Thành Long (1993), Nghiên cứu xây dựng bản đồ cảnh quan các tỷ lệ trên lãnh thổ Việt Nam. NXB Viện Khoa học Việt Nam, Hà Nội. 9. Đoàn Hương Mai (2008), Qui hoạch sinh thái học để phát triển bền
vững đa dạng sinh học và các hệ sinh thái cho một huyện miền núi (ví dụ: huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình). Luận án Tiến sỹ Sinh học. Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên.
10. Đoàn Hương Mai, Mai Đình Yên (2003), Ứng dụng hệ thông tin địa lý (GIS) trong nghiên cứu sinh thái học. Bài giảng lưu hành nội bộ trường đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội (dịch từ sách của tác giả
11. Doãn Thị Trường Nhung (2007), Nghiên cứu, phân tích sinh thái cảnh quan vùng cửa sông Bạch Đằng nhằm định hướng quy hoạch phục vụ phát triển bền vững. Luận văn Thạc sỹ khoa học, Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên. 12. GS. TS. Võ Quý, TS. Võ Thanh Sơn, Tài liệu giảng dạy chuyên đề
Phát triển bền vững với những vấn đề môi trường toàn cầu và Việt Nam. Đại học Quốc gia Hà Nội, Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường. Hà Nội, 2008.
13. Vũ Trung Tạng (2003), Cơ sở sinh thái học. NXB Giáo dục, Hà Nội. 14. Nguyễn Ngọc Thạch (2005), Cơ sở viễn thám. NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 15. Lê Bá Thảo (2002), Thiên nhiên Việt Nam. NXB Giáo dục, Hà Nội. 16. Dương Hữu Thời (1998), Cơ sở sinh thái học. NXB Đại học Quốc gia
Hà Nội, Hà Nội.
17. Vũ Anh Tuân, (2004), Nghiên cứu biến động hiện trạng lớp phủ thực vật và ảnh hưởng của nó tới quá trình xói mòn lưu vực sông Trà Khúc bằng phương pháp viễn thám và hệ thông tin địa lý. Luận án tiến sỹ Địa lý, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. 18. Lê Quang Tuấn, (2007), Góp phần nghiên cứu sinh thái cảnh quan
phục vụ cho công tác bảo tồn tài nguyên sinh vật ở vùng Thung Rếch xã Tú Sơn, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình. Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.
19. Trung tâm dữ liệu thực vật Việt Nam (2008), Khám phá hệ thực vật Hương Sơn.
20. Ủy ban nhân dân xã Hương Sơn, Báo cáo kết quả về việc thống kê đất đai năm 2011. Hương Sơn ngày 22 tháng 02 năm 2011.
21. Ủy ban nhân dân xã Hương Sơn, Báo cáo đánh giá tình hình nông thôn và lập báo cáo về nội dung – nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 ở xã Hương Sơn. Hương Sơn ngày 14 tháng 10 năm 2009.
22. Ủy ban nhân dân xã Hương Sơn, Báo cáo kết quả thực hiện nghị quyết HĐND về phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng năm 2010, phương hướng nhiệm vụ năm 2011. Hương Sơn ngày 02 tháng 12 năm 2010.
TÀI LIỆU TIẾNG ANH
23. Almo Farina (1998), Principles and methods in landscape ecology,
Chapman & Hall.
24. Doan Huong Mai, Hoang Thanh Thuong (2011). Establishing the status map of ecosystems in Huong Son commune, My Duc district, HaNoi. Journal of Science. Hanoi university of Science, ISSN 0866- 8612, Volume 27, No. 2S.
25. John A. Bissonette (2003), Landscape Ecology and Resource Management, Washington, Covele, London, Island press.
26. Pimentel D. (1994), Population and Enviroment, Cornell University Publishers, London.
27. Ricklefs, R.E. (1979), Ecology, Chiron Press, new York, NY, USA. 28. Thomas M. Lillesand, Ralph W. Kiefer (1994), Remote sensing and
PHỤ LỤC 2
MỘT SỐ HÌNH ẢNH ĐI THỰC ĐỊA TẠI KVNC
Ảnh đoàn nghiên cứu làm việc cùng Ban quản lý thắng cảnh Hương Sơn và Ban quản lý Rừng đặc dụng Hương Sơn
PHỤ LỤC 3
MỘT SỐ CÂU HỎI THƯỜNG DÙNG TRONG ĐIỀU TRA, PHỎNG VẤN
1. Kể tên những HST có tại địa phương mà bạn biết?
2. Kể tên những cây – con quí hiếm của địa phương mà bạn biết? Nơi phân bố của chúng?
3. Đánh giá ĐDSH của địa phương?
4. Khả năng của địa phương trong việc đáp ứng nhu cầu ăn nghỉ của du khách? Chính quyền có đề xuất hay kiến nghị gì để góp phần nâng cao chất lượng phục vụ không?
5. Khu vực nào trồng nhiều rau sắng? Chất lượng và thực trạng tiêu thụ sản phẩm?
6. Giá trị của mơ Hương Sơn trước kia và hiện nay như nào? Nguyên nhân của sự thay đổi chất lượng và sản lượng mơ hiện nay?
7. Củ mài được khai thác ở khu vực nào? Chất lượng và giá trị kinh tế đạt được? 8. Đề xuất của bạn để góp phần PTBV mọi mặt tại địa phương?
9. Hiện trạng và quan điểm của bạn về vấn đề “thịt thú rừng bị tận diệt và ngang nhiên xả thịt thú rừng tại lễ hội chùa Hương?
10. Mùa lễ hội nhân dân làm kinh tế bằng những nghề gì? Giá trị kinh tế đạt được?
11. Kết thúc mùa lễ hội người dân có những hoạt động sản xuất và kinh doanh gì để làm kinh tế?
12. Chuẩn bị cho mùa lễ hội năm 2011 công tác chuẩn bị của địa phương như nào? Có gì mới so với những năm trước?
PHỤ LỤC 4
THÀNH PHẦN LOÀI THÚ GHI NHẬN BAN ĐẦU TẠI XÃ HƢƠNG SƠN HUYỆN MỸ ĐỨC – HÀ NỘI
TT Tên Việt Nam Tên khoa học
Dạng thông tin Phân bố Tình trạng BỘ LINH TRƢỞNG PRIMATES 1. Họ Cu Li Loridae
1 Cu li lớn Nycticebus coucang PV 1 VU, IB
2. Họ Khỉ, Vọoc Cercopithecidae 2 Khỉ vàng Macaca malatta PV 1, 2, 3, 4 LRnt, IIB, LR/nt BỘ ĂN THỊT 3. Họ Chồn Mustelidae 3 Chồn bạc má bắc Melogale moschala PV 1, 2 4. Họ Cầy Viverridae
4 Cầy vòi đốm Paradoxurus hermaphroditus
PV 1, 2 5 Cầy vòi mốc Paguma larvata PV 1
5 Cầy hương Viverricula indica PV 1, 2 IIB
5. Họ cầy lỏn Herpestidae
6 Cầy móc cua Herpestes urva PV 1, 2, 3
6. Họ Mèo Feridae
7 Mèo rừng Prionailurus bengalensis PV 1, 2, 3 IB
BỘ DƠI CHIROPTERA
7. Họ Dơi quả Pteropodidae
8 Dơi cáo nâu Rousettus leschenaulti M 1, 5
8. Họ Dơi nếp mũi Hipposideridae
9 Dơi nếp mũi quạ Hipposideros armiger M 1, 2, 4 10 Dơi nếp mũi xinh Hipposideros pomona M 1, 2, 4
BỘ GUỐC CHẴN ARTIODACTYLA
9. Họ Hƣơu nai Cervidae
11 Hoẵng Muntiacus muntjak PV 1, 2
BỘ GẶM NHẤM RODDENTIA
10. Họ Sóc Sciuridae
12 Sóc bụng đỏ Callosciurus erythraeus QS 1, 2 13 Sóc bụng xám Callosciurus inornatus PV 1, 2 14 Sóc đen Ratufa bicolor PV 1, 2
11. Họ chuột Muridae
15 Chuột nhắt nhà Mus musculus QS 2, 3, 4, 5 16 Chuột nhà Rattus andamanensis QS 2, 3, 4, 5
Ghi chú :
Dạng thông tin : PV (Phỏng vấn), QS (Quan sát), M (mẫu)
Phân bố: 1. Rừng trên núi đá vôi, 2. Rừng tre nứa, đồng cỏ, trảng cây bụi, 3. Đất
canh tác nông nghiệp, 4. Đất ngập nước, 5. Khu dân cư
Tình trạng bảo tồn: SĐVN, 2007: Sách Đỏ Việt Nam, 2007: VU – Sẽ nguy cấp,
LR nt – Sắp bị đe dọa. IUCN, 2009: Danh lục Đỏ, 2009 – Sẽ nguy cấp, LR/nt – Sắp bị đe dọa. NĐ32/2006: Nghị Định 32/2006NĐ – CP của Chính Phủ (2006): IB – Nghiêm cấm khai thác sử dụng, IIB – Hạn chế khai thác sử dụng.
Nhận xét: Kết quả nghiên cứu ban đầu theo các tuyến khảo sát, phỏng
vấn và thu thập tài liệu đã ghi nhận 17 loài thú (thuộc 12 họ, 04 bộ) gồm: 03 loài quan sát trực tiếp, 12 loài qua phỏng vấn và 03 loài định loại từ mẫu. Có 04 loài quý hiếm có giá trị bảo tồn nguồn gen và giá trị kinh tế, gồm:
- SĐVN, 2007 có 02 loài, gồm: 01 loài ở bậc VU, 01 loài ở bậc LR nt. - Danh lục Đỏ IUCN (2009) có 01 loài ở bậc LR/nt.
- Nghị định 32/2006/NĐ – CP có 04 loài, gồm: 02 loài ở nhóm IB, 02 loài ở nhóm IIB.