HST trảng cỏ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sinh thái cảnh quan các hệ sính thái nhằm định hướng quy hoạch phát triển bền vững tại xã Hương Sơn, Huyện Mỹ Đức, Hà Nội (Trang 62 - 64)

Hệ sinh thái trảng cỏ được xác định đó là các vùng đất được phủ bởi thảm thực vật gồm chủ yếu là các cây họ Hòa thảo, cây một năm. Chiếm tỷ lệ

hạn chế trên những sườn núi đá vôi còn có lớp đất tương đối liên tục hoặc mọc phổ biến ở vùng núi đất, ven đê, ven bờ ao. Chúng được hình thành chủ yếu do các hoạt động chặt phá, quá trình phát quang nương làm rẫy, bỏ hóa tạo nên, chưa có tác động kỹ thuật để nâng cao chất lượng thảm cỏ.... Những diện tích này phần lớn là diện tích canh tác nương rẫy không thường xuyên, trảng cỏ tồn tại chủ yếu trong khoảng thời gian bỏ hoá giữa hai kì canh tác.

HST trảng cỏ được xếp vừa là HST tự nhiên, vừa là HST nhân tạo, ở trên cạn. Tính chất hoang dã tự nhiên của trảng cỏ sẽ mất dần và thay thế bởi các cây cỏ trồng, thu hoạch trong năm. Hiện nay HST trảng cỏ đang bị đe dọa là chuyển đổi đất sử dụng hoặc là điểm dân cư.

Hình 23. Trảng cỏ ở quanh ruộng lúa và bờ đê

Người chụp: Hoàng Thanh Thương. Chụp ngày 15/6/2011

Thảm cỏ với diện tích nhỏ, phân bố thành cụm nhỏ, chủ yếu là cỏ tranh, cỏ gấu và lau sậy. Hiện nay, ngoài phần diện tích cỏ mọc tự nhiên người dân cũng trồng một số giống như cỏ Voi, cỏ VA 06 để chăn nuôi trâu bò. Chúng chủ yếu được trồng ở sườn đồi và chân đồi ( nhiều nhất ở khu đồng Hang thuộc thôn Đục Khê). Quá trình nuôi trồng này vẫn ở quy mô nhỏ lẻ, bước đầu mới chỉ đáp

Trước đây, người dân cũng quy hoạch trồng cỏ nhằm mục đích chăn nuôi bò với quy mô trang trại. Tuy nhiên, khả năng dinh dưỡng, điều kiện ẩm độ về mùa hanh khô không thuận lợi nên cỏ sinh trưởng, phát triển kém. Mùa xuân – hè điều kiện bớt khắc nghiệt hơn thì cỏ phát triển khá hơn. Nhưng xét về tổng thể việc trồng cỏ với quy mô lớn không đem lại hiệu quả so với công sức và mong đợi cũng như nhu cầu của người chăn nuôi nên xã không phát triển mô hình trồng đồng cỏ.

Quần xã sinh vật ưu thế là các động vật ăn cỏ, xích thức ăn đồng cỏ chính là xích thức ăn chăn nuôi trong đó khởi đầu là cỏ - động vật ăn cỏ - động vật ăn thịt 1 – động vật ăn thịt 2. Thông thường không vượt quá 4 mắt xích. Năng suất sinh học đồng cỏ nói chung thấp. Cần quy hoạch HST trảng cỏ một cách hợp lý phục vụ cho các hoạt động chăn thả của người dân.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sinh thái cảnh quan các hệ sính thái nhằm định hướng quy hoạch phát triển bền vững tại xã Hương Sơn, Huyện Mỹ Đức, Hà Nội (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)