Đối với HST rừng trên núi đá vôi và rừng trên núi đất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sinh thái cảnh quan các hệ sính thái nhằm định hướng quy hoạch phát triển bền vững tại xã Hương Sơn, Huyện Mỹ Đức, Hà Nội (Trang 71 - 74)

Toàn bộ 2372.97 ha rừng là rừng đặc dụng do nhà nước quản lý nên Hương Sơn có nhiều điều kiện để duy trì tài nguyên thiên nhiên và bảo tồn các giá trị ĐDSH. Từ đó tạo cơ sở ổn định cho công tác bảo vệ rừng và phát triển loại hình du lịch sinh thái.

Để khai thác và sử dụng hợp lý HST rừng trên núi đá vôi và HST rừng trên núi đất cần thực hiện:

- Tuyên truyền đến từng hộ gia đình trong khu vực về quy chế quản lý rừng đặc dụng Hương Sơn, các quy định của pháp luật quốc gia và quốc tế về bảo vệ thiên nhiên, bảo tồn động vật hoang dã (Luật Bảo vệ và Phát triển Rừng, Nghị định 32/2006/ NĐCP của Chính phủ,…). Tuyên truyền, khuyến khích các hộ gia đình ký cam kết bảo vệ rừng, không săn bắn, bẫy bắt, tiêu thụ động vật hoang dã. Tránh săn bắn bừa bãi để mỗi mùa lễ hội tới nạn hủy diệt sản vật núi rừng không còn là vấn đề nhức nhối như 3 – 4 năm gần đây.

- Tổ chức các đợt thi tìm hiểu thiên nhiên và pháp luật bảo vệ thiên nhiên, bảo tồn động vật hoang dã, phát các tờ rơi cho người dân địa phương và du khách nhằm nâng cao ý thức bảo vệ thiên nhiên cho mọi người dân đang sinh sống cũng như du khách đến tham quan, du lịch tại đây.

- Xây dựng kế hoạch chi tiết về mô hình du lịch tâm linh gắn với DLST để du khách được trực tiếp xem cây – con (đặc biệt cây – con quý hiếm) từ đó góp phần nâng cao nhận thức và hiểu biết của người dân về các giá trị ĐDSH.

- Theo các kết quả điều tra, ở Hương Sơn hiện có 20 loài thực vật có trong Sách Đỏ hoặc nghị định 32 của chính phủ. Tuy nhiên, không phải mọi người dân đều biết đây là các loài cây quý hiếm, đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng cần bảo vệ. Vì vậy, trước hết cần tăng cường phổ biến để mọi người dân ở Hương Sơn biết và có ý thức bảo vệ. Sau đó cũng nên giới thiệu rộng rãi với du khách, giúp họ biết thêm một nguồn tài nguyên quý giá của cả nước mà Hương Sơn đang sở hữu. Việc làm này một mặt làm tăng thêm tính hấp dẫn của khu di tích Hương Sơn, mặt khác cũng góp phần nâng cao ý thức thức bảo vệ ĐDSH, bảo vệ các loài quý hiếm cho mọi người. Kinh nghiệm ở nhiều nơi cho thấy, việc in các tờ rơi có ảnh của 20 loài thực vật quý hiếm kèm theo một số thông tin như tên khoa học, tên Việt Nam, mức độ quý hiếm... sau đó phân phát đến tay người dân. Đây là một trong những hình thức tuyên truyền, giáo dục hiệu quả.

- Một cách khác cũng đã dược áp dụng ở nhiều nơi, đó là làm các biển có ghi tên khoa học, tên Việt Nam, mức độ quý hiếm sau đó gắn vào cây cần bảo vệ. Hình thức này vừa mang tính phổ biến tuyên truyền giáo dục, nhưng cũng là hình thức mang tính pháp lý nếu ai cố tình vi phạm.

- Nâng cao nhận thức và tăng cường cảnh giác phòng chống cháy rừng, triển khai tốt các phương án bảo vệ và phòng chống cháy rừng.

Nhằm khai thác hợp lý nguồn tài nguyên sinh vật phong phú hiện có của rừng cần thực hiện: nghiêm cấm các hình thức khai thác bừa bãi mang tính hủy diệt hàng loạt như dùng cưa điện công nghiệp, khai thác hàng loạt… Quy định chủng loại, kích thước, số lượng và đối tượng được phép khai thác, khu vực được khai thác và thời gian khai thác. Khai thác phải gắn liền với trồng mới để phục hồi nguồn giống tự nhiên.

Trên các núi đá vôi có nguồn dược liệu làm thuốc Nam với nhiều tác dụng nổi trội:

+ Thổ phục linh (Smilax glabra Wall. ex Roxb.) còn có tên là cây Khúc khắc, Vũ dư lương, Thổ tỳ giải, Sơn kỳ lương, thường mọc hoang ở rừng núi. Rễ củ được thu hái làm thuốc. Theo Đông y, Thổ phục linh vị ngọt, nhạt, tính bình, có tác dụng tiêu độc, trừ phong thấp, mạnh gân xương, tán uất kết, thanh nhiệt, lợi thấp...

+ Bình vôi (Stephania cambodiana Gagnep.) có tác dụng an thần, gây ngủ và chống co quắp, hạ huyết áp; tác dụng rõ rệt nhất là gây ngủ và an thần.

+ Cốt toái bổ (Drynaria bonii Christ.) là cây thuốc quý, được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam, một trong những loài thực vật không hạt quý hiếm với nhiều tính năng chữa bệnh. Cây mọc hoang ở khắp núi đá, trên cây hay dọc suối ở rừng núi nước ta. Dùng chữa thận hư (suy giảm chức năng nội tiết), tiêu chảy kéo dài, bong gân, tụ máu, sai khớp, gãy xương, phong thấp đau nhức xương, sưng đau khớp, ù tai và đau răng, chảy máu chân răng.

Do vậy, tận dụng hợp lý nguồn dược liệu này là hướng đi đúng đắn. Cần lưu ý, khai thác phải đi đôi với trồng mới và có thời gian cần thiết để tái tạo.

Từ lâu, mơ Hương Tích, rau sắng chùa Hương và chè củ mài là 3 món ngon nổi tiếng của vùng đất Phật. Tuy nhiên, gần đây những sản phẩm này bị sụt giảm đáng kể cả về sản lượng và chất lượng. Có nhiều yếu tố tác động: do con người chỉ khai thác mà không chú trọng tái tạo và trồng mới, do ô nhiễm môi trường và ô nhiễm sinh học khiến cây trồng ngày càng bị thoái hóa. Do vậy, cần tăng cường tuyên truyền về giá trị kinh tế cũng như giá trị khoa học của những loại cây này. Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nuôi cấy và trồng trọt để bảo tồn và phát huy giá trị vốn có của cây trồng. Từ cuối năm 2001, GS, viện sĩ sinh học Vũ Tuyên Hoàng đã được mời về xã để tìm hiểu và nghiên cứu phương pháp ghép mô cho cây rau sắng. Hiện vùng nguyên liệu của dự án đã được mở rộng tới 15 ha, tạo công ăn việc làm ổn định và có thu

nhập 240.000 đồng) cho các hộ gia đình tham gia thu hoạch. Rau loại 1 được đóng gói, bán trong hệ thống siêu thị (nhiều nhất là tại trung tâm thương mại Tràng Tiền Plaza Hà Nội) và xuất khẩu; các loại rau chất lượng thấp hơn được tiêu thụ trên thị trường truyền thống. Hy vọng, trong tương lai gần rau sắng sẽ là cây trồng chiến lược được trồng phổ biến và đem lại nguồn thu ổn định cho người dân địa phương.

Rừng trên núi đất tuy chỉ chiếm phần diện tích nhỏ xong vẫn mang lại những giá trị kinh tế nhất định và góp phần tạo ĐDSH ở KVNC. Cần có các biện pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức tránh hiện tương đốt nương, phá rừng để mở rộng diện tích đất canh tác. Quy hoạch hợp lý vùng trồng cây ăn quả và trồng chè trên núi đất. Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác để nâng cao chất lượng và sản lượng cho sản phẩm chè nói riêng và cây trồng nói chung trên núi đất.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sinh thái cảnh quan các hệ sính thái nhằm định hướng quy hoạch phát triển bền vững tại xã Hương Sơn, Huyện Mỹ Đức, Hà Nội (Trang 71 - 74)