longterm fruit tree ecosystem
HST này có rải rác khắp nơi. Cây trồng tập trung nhiều dưới các chân núi, bãi đất ven suối, ven các thung hoặc xen kẽ ở vườn nhà. Cây trồng cung cấp sản lượng lớn quả phục vụ nhu cầu của dân địa phương cũng như phục vụ du khách thập phương.
Hình 24. Vƣờn cây trồng trong khu dân cƣ
Quần xã sinh vật ở đây rõ ràng là nhân tạo, gồm nhiều loại cây trồng như: Nhãn, na, sấu, vải, xoài, mít, chuối… cây trồng đang cung cấp mọi thứ, mang lại nhiều sản phẩm liên quan đến tiêu thụ là rất cần thiết cho người dân địa phương. Có thể chia 3 lớp: lớp cao; lớp trung, và lớp thấp. Không có nhiều liên kết trong chuỗi thức ăn ở đây, trung bình khoảng 4 mắt xích.
Đa số là quần xã cây trồng do con người tạo nên. Bản chất sinh thái phụ thuộc vào phương thức canh tác và ý muốn sử dụng chủ quan của con người cũng như nguồn gốc cây trồng. HST này có chức năng về kinh tế - xã hội rất quan trọng. Cây trồng không chỉ góp phần phủ xanh đất trống – đồi trọc mà còn cho sản phẩm mang giá trị hàng hóa có thể tiêu thụ tại chỗ hoặc trao đổi thương mại mang lại nguồn thu nhập cho người trồng trọt. Nhưng có lẽ chức năng về môi trường là quan trọng nhất. Nhờ có rừng trồng tái sinh mà ĐDSH các loài có cơ hội được bảo tồn, chống xói mòn đất, bảo vệ cảnh quan tự nhiên và tạo môi trường sống trong lành cho con người.
Hình 25. Vƣờn cây trồng dƣới chân núi đá vôi