HST nông nghiệp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sinh thái cảnh quan các hệ sính thái nhằm định hướng quy hoạch phát triển bền vững tại xã Hương Sơn, Huyện Mỹ Đức, Hà Nội (Trang 58 - 62)

HST nông nghiệp được xác định là diện tích đất đai được nông dân trồng các cây lương thực thực phẩm và là nơi nuôi các loài gia cầm, thủy sản …

Cây lương thực được trồng nhiều là lúa, ngô, khoai, sắn … cây thực phẩm là các loại đậu đỗ, lạc, cây rau. Ruộng trồng lúa đại bộ phận là lúa nước.

Ngoài thời gian cấy lúa vào vụ chiêm và vụ mùa, trong lòng suối Yến thường bị ngập nước vào thời gian cấy vụ mùa nên người dân chuyển sang nuôi thủy sản như tôm, cá, ốc…

HST nông nghiệp được xếp loại nhân tạo, vừa có phần trên cạn vừa có phần ở dưới nước, có nhiệm vụ sản xuất các sản phẩm nông nghiệp thuộc trồng trọt và chăn nuôi (bằng cả thủy sản). HST nông nghiệp có nguồn gốc từ các vùng đất ngập nước tự nhiên, hoặc cải tạo từ các vùng đồi gò …

Hình 20. Cảnh quan HST nông nghiệp

Người chụp: Hoàng Thanh Thương. Chụp ngày 13/6/2011

Về sản lượng: Tổng diện tích cây lúa cả năm đạt 1.095,46 ha - giảm 79,7 ha so với năm 2009.

Tổng diện tích cấy vụ chiêm là 704,47 ha, đạt 62,20 tạ/ha đạt 103,66 % kế hoạch. Vụ mùa là 522 ha, đạt 37,78 tạ/ha đạt 66,75 % kế hoạch.

Xã vận động các hộ có đất bờ, bãi, đất thung đồi duy trì và ổn định diện tích trồng dâu nuôi tằm nhằm tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập kinh tế hộ gia đình. Tổng diện tích dâu tằm toàn xã là 27.1 ha. Sản lượng kén đạt 14 tạ/ha/năm (giá trị 50.000đ/ kg).

Ruộng lúa nước ở hai bên suối và vùng đất thấp, lầy thụt, ẩm ướt được hình thành do đất bồi tụ màu mỡ phù sa từ suối và chất hữu cơ trôi xuống từ các dãy núi xung quanh suối cũng như một số núi đất phân bố rải rác trong KVNC. Do khu vực ruộng lúa quanh khu vực suối Yến sẽ bị ngập nước vào mùa mưa nên toàn bộ khu vực này là ruộng 1 vụ, ưu tiên phát triển cây lúa nếp do chúng có đặc tính cao cây, chịu ngập tốt. Hàng năm, từ tháng 6 tới tháng 10 dương lịch toàn bộ khu vực này thường bị ngập nước nên nhân dân chuyển sang nuôi thủy sản, các tháng còn lại vẫn cấy lúa bình thường.

Các khu vực còn lại không bị ngập nước nên hàng năm vẫn cấy 2 vụ. Vào mùa mưa do có nước nên ở các ruộng này được trồng lúa tẻ hoặc lúa nếp và vào mùa khô thì trồng màu như ngô, khoai, lạc,…

Vụ mùa bắt đầu gieo cấy từ 20/6 đến cuối tháng 6, kết thúc để thu hoạch vào cuối tháng 9. Vụ chiêm gieo hạt sau tiết Đại hàn (tầm 20/1), cấy vào đầu tháng 2, thời gian cuối tháng 5 sang đầu tháng 6 sẽ thu hoạch.

Vụ đông giai đoạn cuối tháng 9 thường trồng đậu Tương (giống DT 84), năng suất bình quân 1,3 – 1,5 tấn/ha.

Tuy nhiên, năm 2011 thời tiết có nhiều biến động thất thường. Rét đậm, rét hại kéo dài suốt từ tháng 01 tới tháng 03/2011 nên lúa cấy vụ chiêm có thời gian sinh trưởng phải kéo dài hơn khoảng 20 – 25 ngày. Vụ chiêm năm 2011 phải gần 20/02 mới cấy nên thời gian thu hoạch cũng sẽ lùi lại khoảng 20/6 trở đi mới cho thu hoạch.

Hình 21. Khu vực canh tác lúa 1 vụ, 1 vụ nuôi thủy sản

Người chụp: Hoàng Thanh Thương. Chụp ngày 11/12/2010

Hình 22. Khu vực canh tác lúa cả 2 vụ

Người chụp: Hoàng Thanh Thương. Chụp ngày 11/12/2010

HST này do quản lý không tốt, qui hoạch kém, lạm dụng thuốc trừ sâu, diệt cỏ… nên môi trường các loại đất, nước, không khí đều bị ô nhiễm. Các sinh vật hoang dã rất có ích cho sự phát triển của HST nông nghiệp vừa bị khai thác triệt để (chim, cá …) vừa bị ô nhiễm môi trường nên ĐDSH của

- Về cấu trúc: Quần xã sinh vật ở đây ưu thế là cây trồng và cây lương thực (ngô, lúa, sắn) và công nghiệp (mía) được coi là vật cung cấp chủ yếu. Ngoài ra phải kể các quần hợp cỏ mọc trên đồng ruộng, cỏ dại ở trong các ruộng khô và thực vật phù du, thực vật thủy sinh ở trong các ruộng nước. Vào mùa mưa khu HST này được chuyển sang nuôi cá, tôm, ốc.

- Về chức năng: Quan hệ dinh dưỡng ở đây không phức tạp lắm, các chuỗi thức ăn trung bình 3 - 4 mắt xích. Ngô, lúa là vật cung cấp chủ yếu của HST và là cơ sở thức ăn cho nhiều sinh vật tiêu thụ bậc 1, chủ yếu là các loài côn trùng, chuột và gia súc, gia cầm. Sinh vật tiêu thụ bậc 2 chủ yếu là các loài chim.

Vì là hệ sinh thái nhân tạo nên năng suất sinh học phụ thuộc vào phương hướng, mục đích sử dụng, trình độ và kinh nghiệm canh tác, mức đầu tư giống, phân bón.

Tuy đã có nhiều cố gắng, năng suất bình quân vẫn còn khá thấp chưa thể cao hơn được, có thể kể tới một số nguyên nhân:

+ Đất bị xói mòn.

+ Thường xuyên xuất hiện sâu hại, chuột.

+ Việc lạm dụng các thuốc trừ sâu, diệt cỏ, phân bón hóa học … đã làm ô nhiễm đất, độ phì giảm nhanh.

+ Phụ thuộc vào thời tiết hàng năm (bão, sương muối, khô hạn,...) + Giống cây trồng chưa thật thích hợp, vốn đầu tư rất hạn chế. + Trình độ canh tác chủ yếu dựa theo kinh nghiệm.

+ Là khu vực có diện tích sông, suối, mặt nước chuyên dùng chiếm 10,5% diện tích đất tự nhiên nên nhiều khu vực bị úng ngập của lũ tháng 7. Đây cũng là giai đoạn đang cấy lúa mùa. Vào đầu tháng 9 đúng lúc lúa mùa đang trỗ thì “Sâu đục thân 2 chấm lứa 5” phát sinh làm cho cây lúa bị héo, bông bạc nên ảnh hưởng rất nhiều tới năng suất.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sinh thái cảnh quan các hệ sính thái nhằm định hướng quy hoạch phát triển bền vững tại xã Hương Sơn, Huyện Mỹ Đức, Hà Nội (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)