Các thành tạo trầmtích tầng mặt

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản rắn vùng biển nông ven bờ (0-30m nước) tỉnh Sóc Trăng (Trang 49 - 50)

3.1.2.1. Trầm tích cát sạn (gS)

Trầm tích cát sạn có diện tích khá lớn, có thể nhận thấy 3 diện phân bố chính, trong đó có 2 diện phân bố ở độ sâu 20 – 25m nƣớc trƣớc cửa sông Cửu Long, diện lớn nhất phân bố độ sâu 20 – 30m nƣớc phía Tây nam vùng. Ngoài ra còn phân bố thành từng diện nhỏ rải rác trong các trƣờng trầm tích hạt mịn hơn ở độ sâu ngoài 20m nƣớc. Trầm tích có màu xám, xám xanh đôi khi xám vàng. Thành phần độ hạt bao gồm: sạn: 5,04 – 74,1%; cát 25,9 – 94,95%; bột tối đa: 5,9% và sét tối đa: 1,4%. Kích thƣớc hạt trung bình (Md): 0,11 –3mm; hệ số chọn lọc (So): 1,35 – 5,34. Thành phần sạn chủ yếu vẫn là vụn vỏ sinh vật và kết vón laterit.

3.1.2.2. Trầm tích cát (S)

Trầm tích cát phân bố ở 3 khu vực khác nhau:

- Khu vực ven bờ, độ sâu 0 - 4m nƣớc, trầm tích có màu xám, xám vàng. Hàm lƣợng cát trong trầm tích chiếm tỷ lệ tuyệt đối: 100%, hoàn toàn không có hợp phần sạn và bột sét, bởi vậy trầm tích có độ chọn lọc rất tốt, So: 1,03 - 1,37. Kích thƣớc hạt trung bình Md dao động trong khoảng hẹp: 0,097 - 0,261mm, trung bình: 0,15mm. Đây là trầm tích thuộc tƣớng bãi triều và cồn chắn cửa sông hiện đại.

- Khu vực thứ 2 có diện phân bố lớn nhất, độ sâu 20 - 27m nƣớc, nằm phía ngoài trƣờng cát bùn và phía trong trƣờng cát sạn. Trầm tích có màu xám xanh xi măng. Thành phần độ hạt ƣu thế là cát, chiếm 95,0 - 100,0%, trung bình: 98,11%. Hàm lƣợng sạn chiếm từ 0,0 - 5,0%, trung bình: 1,5%. Vắng mặt hợp phần bột và sét. Kích thƣớc hạt trung bình Md dao động trong khoảng 0,1 - 0,34mm, trung bình: 0,189mm; chọn lọc tốt đến trung bình, So: 1,06 - 1,8; đa phần có độ chọn lọc tốt, So: 1,26.

Ở khu vực thứ 3, trƣờng trầm tích này phân bố rải rác trong trƣờng cát sạn, độ sâu trên 25m nƣớc. Trầm tích có màu xám xanh, đôi khi xám vàng. Thành phần độ hạt nhƣ sau: cát chiếm 95,1 - 100,0%, trung bình: 98,5%; sạn chiếm: 0,0 - 4,9%, trung bình: 1,5%. Trầm tích có độ chọn lọc tốt đến trung bình, So: 1,06 - 2,41, đa phần có độ chọn lọc tốt: So: 1,21.

Trầm tích ở khu vực 2 và 3 ba đều thuộc tƣớng cát bãi triều cổ, tuổi Q21-2.

3.1.2.3. Trầm tích cát bùn (mS)

Trƣờng trầm tích này phân bố ở 2 khu vực.

Khu vực 1 có diện tích nhỏ hơn, phân bố ở độ sâu từ 0 - 3m nƣớc. Trầm tích có màu xám nâu, đôi khi xám tối. Thành phần hạt nhƣ sau: cát chiếm: 12,0 - 81,0%, trung bình: 30,0%; bột chiếm: 16,5 - 57,5%, trung bình: 46,26%; sét chiếm: 2,5 - 39,0%, trung bình: 23,74%. Kích thƣớc hạt trung bình Md: 0,007 - 0,091mm, trung bình: 0,029mm; chọn lọc kém, So: 3,05.

41

Trƣờng cát bùn ở khu vực thứ hai phân bố phổ biến ở độ sâu từ 5 – 25m nƣớc. Màu sắc của trầm tích ở khu vực này thay đổi từ xám, xám nâu sang xám xanh theo độ sâu tăng dần. Khác với ở khu vực một, hàm lƣợng cát ở đây ƣu thế hơn, chiếm từ 11,5 - 82,5%, trung bình: 51,73%; bột chiếm: 15,0 - 65,5%, trung bình: 36,39%; sét: 0,5 - 39,0%, trung bình: 11,88%. Kích thƣớc hạt trung bình Md dao động trong khoảng từ 0,008 - 0,17mm, trung bình: 0,059mm. Trầm tích chủ yếu có độ chọn lọc kém, So: 2,18.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản rắn vùng biển nông ven bờ (0-30m nước) tỉnh Sóc Trăng (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)