Đặc điểm thủy, hải văn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản rắn vùng biển nông ven bờ (0-30m nước) tỉnh Sóc Trăng (Trang 34 - 36)

Chế độ thủy, hải văn ven biển và biển Sóc Trăng chịu ảnh hƣởng của dòng chảy, lƣu lƣợng nƣớc của sông Cửu Long và chế độ thủy triều.

Với lƣu lƣợng nƣớc lớn (400x109 m3/năm), hàng năm hệ thống sông Mê Công

chuyển tải ra biển một lƣợng bùn cát rất đáng kể qua 7 cửa, riêng đổ ra biển Sóc Trăng qua 2 cửa Trần Đề và Định An chiếm tới khoảng 30%. Nhiều tài liệu đã xác định, hàng năm sông Mê Công tải ra biển khoảng 80 triệu tấn bùn cát. Thực tế có thể còn lớn hơn, vì

26

ngoài lƣợng bùn cát di chuyển dƣới dạng lơ lửng còn có thêm một lƣợng bùn cát đáng kể di chuyển dƣới dạng lăn trƣợt theo đáy. Theo số liệu đo đạc tại trạm quan trắc Pakse (Lào) trong vòng 30 năm (1960 - 1989), hàng năm lƣợng bùn cát vận chuyển qua đây khoảng 170 - 180 triệu tấn vật liệu trầm tích. Nhƣ vậy có thể thấy hàng năm sông Mê Công mang ra biển một lƣợng vật liệu trầm tích không dƣới 100 triệu tấn. Từ đó có thể sơ bộ xác định, hàng năm lƣợng bùn cát chuyển tải ra khu vực biển nông ven bờ tỉnh Sóc Trăng qua hai của Trần Đề và Định An có thể tới 30 triệu tấn.

Hệ thống các kênh rạch trong vùng đều có cửa thông với sông Hậu, cho nên chế độ thủy văn phụ thuộc vào chế độ thủy triều của biển. Vùng biển ven bờ Sóc Trăng có chế độ bán nhật triều không đều. Trong tháng có 2 đợt triều cƣờng vào ngày 15 và 30 âm lịch, biên độ dao động trung bình 3 - 4m. Về mùa mƣa một phần các huyện Thạnh Trị và Mỹ Tú bị úng ngập. Mùa khô các huyện ven biển, ven cửa sông Hậu bị nhiễm mặn. Nguồn nƣớc mặt từ sông Hậu đổ vào hệ thống kênh rạch trong tỉnh là nguồn cung cấp nƣớc chủ yếu cho sản xuất và đời sống. Lƣu lƣợng sông Hậu vào mùa mƣa

khoảng 7.000 - 8.000m3/s.

a) Chế độ sóng

Chế độ sóng vùng nghiên cứu hình thành 2 mùa rõ rệt.

Mùa khô sóng có hƣớng thịnh hành là Đông Bắc chiếm khoảng 75 - 85%, độ cao sóng trung bình khoảng 2 - 3,5m. Sóng lớn có tần suất xuất hiện nhiều nhất vào tháng 11, với độ cao sóng cực đại có thể lên tới 5 - 6m.

Mùa mƣa sóng chủ yếu có hƣớng Tây Nam hoặc Tây. Độ cao sóng trung bình khoảng 2 - 3m. Sóng hƣớng Tây Nam có tần suất xuất hiện cực đại vào tháng 8 - 9, với độ cao cực đại 4 - 5m. Thời gian lặng sóng hoặc có sóng yếu trong năm chỉ xấp xỉ 2%.

b) Chế độ dòng chảy vùng biển ven bờ:

Trong mùa mƣa dòng chảy các tầng nhìn chung có xu thế đi từ Nam lên Bắc. Tuy nhiên do ảnh hƣởng của đƣờng bờ và địa hình đáy mà từng nơi có xuất hiện các hƣớng riêng biệt lệch khỏi hƣớng chính, tạo nên các hƣớng dòng cục bộ. Ngoài khơi, dòng chảy ổn định hơn với tốc độ trung bình 0,4 - 0,5 m/s. Đặc biệt tại khu vực cửa Định An và Trần Đề, do dòng chảy sông khống chế nên hƣớng dòng chảy bị biến đổi phức tạp theo luồng sông và đạt tốc độ trung bình khoảng 0,6 - 0,8m/s.

Mùa khô dòng chảy thƣờng kỳ có hƣớng từ Bắc xuống Nam và chịu ảnh hƣởng của các đợt gió mùa Đông Bắc. Khu vực ngoài khơi, dòng chảy có hƣớng tƣơng đối ổn định. Ở gần bờ, do ảnh hƣởng của các cửa sông và kênh rạch đổ ra biển, cùng với dòng chảy của sông Hậu đã gây tác động đến hƣớng của dòng chảy.

c) Dòng triều

Trong thời kỳ triều lên, dòng triều có hƣớng thịnh hành là Tây - Tây Bắc với tốc độ trung bình vào khoảng 0,4 - 0,6 hải lý/giờ. Trong thời kỳ triều xuống, dòng triều

27

có tốc độ trung bình 0,5 - 1,5 hải lý/giờ. Vận tốc dòng triều cực đại có thể lên tới 2 - 3

hải lý/giờ. Hƣớng dâng lên và rút xuống của dòng triều gần ngƣợc nhau (~1800).

d) Bão

Vùng biển, ven biển Sóc Trăng gặp ít bão hơn so với các vùng biển phía Bắc. Mùa bão thƣờng xảy ra vào những tháng cuối năm. Tuy ít bão nhƣng cũng có cơn bão gây ra thiệt hại lớn về ngƣời và tài sản.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản rắn vùng biển nông ven bờ (0-30m nước) tỉnh Sóc Trăng (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)