a) Vẫn đục môi trường nước
Do tác động của quá trình đào xới các vật liệu trầm tích bị khuấy trộn, làm cho hàm lƣợng chất lơ lửng trong nƣớc biển tăng, môi trƣờng nƣớc bị vẩn đục.
Tốc độ lắng đọng các chất lơ lửng phụ thuộc vào kích thƣớc hạt, tốc độ dòng hải lƣu. Mức độ phát tán đƣợc tính toán theo công thức (tham khảo tài liệu: “Nghiên cứu tối ƣu vị trí và cấu trúc công trình chắn cát cửa lấy nƣớc bên sông. Phạm Đức Thắng, năm 2002. Viện Khoa học Thủy Lợi, Hà Nội):
L = 0 . . U v K H (m) Trong đó: H: Độ sâu khai thác (H = 20m)
K: Hệ số kinh nghiệm tính đến ảnh hƣởng của dòng chảy làm cản trở tốc độ lắng của hạt (K = 1,3)
60
U0: Độ lớn thủy lực của hạt (lấy hạt có đƣờng kính nhỏ nhất d = 0,1mm,
ứng với U0 = 0,00512m/s).
Nhƣ vậy:
- Mức độ phát tán các chất lơ lửng khi chịu tác động của dòng chảy thƣờng kỳ mùa đông và mùa hè theo hƣớng dòng chảy là (v = 0,4m/s):
L = 00512 , 0 4 , 0 . 3 , 1 . 20 = 2 031 (m)
- Mức độ phát tán các chất lơ lửng khi chịu tác động của dòng triều lên và rút tại vùng cửa sông là (v = 0,8m/s): L = 00512 , 0 8 , 0 . 3 , 1 . 20 = 1 015 (m)
Do vậy, việc lựa chọn khu vực khai thác cát có bán kính đến các điểm nhạy cảm tại các vùng biển sâu trên 20m sẽ không đƣợc nhỏ hơn 2031m; tại các vùng cửa sông không đƣợc nhỏ hơn 1015m.
Nƣớc chảy tràn từ hỗn hợp cát – nƣớc trong quá trình hút cát lên tàu: chủ yếu chứa bùn cát, khi chảy tràn xuống biển sẽ làm nhiễm đục vùng nƣớc xung quanh khu vực khai thác.
b) Tập trung và phát tán ô nhiễm kim loại nặng
Trong thành phần trầm tích và nƣớc có thể chứa các nguyên tố kim loại nặng và các chất gây ô nhiễm khác, khi khai tác có thể làm tập trung hoặc phát tán ô nhiễm.
Qua các kết quả nghiên cứu cho thấy, môi trƣờng nƣớc và trầm tích khu vực biển Sóc Trăng có nguy cơ ô nhiễm bởi kim loại nặng.
- Môi trƣờng nƣớc có nguy cơ ô nhiễm bởi kẽm và chì, các nguyên tố nhƣ đồng, mangan, cadimi có dấu hiệu tập trung tuy chƣa đạt tới mức ô nhiễm (hình 4.11). Nguyên tố kẽm trong nƣớc biển khu vực ven bờ tỉnh Sóc Trăng có hàm lƣợng từ 0,008-0,022mg/l đã vƣợt giới hạn cho phép với TCVN 5943 -1995 nhƣng so với QCVN 10:2008 thì chƣa có biểu hiện ô nhiễm với nƣớc dùng cho nuôi trồng thủy sản. Kết quả phân tích cho thấy nƣớc biển ven bờ tỉnh Sóc Trăng hầu hết đã bị ô nhiễm bởi kẽm ở mức độ yếu theo TCVN 5943:1995. Hệ số ô nhiễm của Zn trong nƣớc biển ven bờ khu vực Sóc Trăng dao động từ 1,0-2,2 lần. Nguyên tố Pb có biểu hiện tập trung hàm lƣợng cao trong nƣớc biển, nhƣng so với quy chuẩn Việt Nam 10:2008 đối với khu vực nuôi trồng thuỷ sản (0,05mg/l) và các nơi khác (0,1mg/l) thì nƣớc biển ở khu vực này chƣa có biểu hiện ô nhiễm bởi Pb. Các khu vực có hàm lƣợng Pb tập trung cao trong nƣớc biển bao gồm cửa Định An (0-10m nƣớc), cửa Trần Đề (0-5m nƣớc), khu vực 0-5m nƣớc từ cửa Mỹ Thạnh đến Lạc Hòa và hầu hết nƣớc biển vùng Lạc Hòa - Vĩnh Trạch Đông.
61
Hình 4.11: Sơ dồ nguy cơ ô nhiễm môi trƣờng nƣớc và trầm tích đáy
- Môi trƣờng trầm tích khu vực ven bờ Sóc Trăng bị ô nhiễm bởi Hg và có nguy cơ ô nhiễm As (tiêu chuẩn về chất lƣợng môi trƣờng trầm tích Canada và so sánh với hàm lƣợng trung bình của chúng trong trầm tích biển nông thế giới). Trong trầm tích biển Sóc Trăng, Hg là nguyên tố tập trung mạnh (hình ). Hg đã gây ô nhiễm trầm tích với các mức độ khác nhau từ mạnh – rất mạnh – gây ảnh hƣởng. Những nơi bị ô nhiễm Hg mạnh nhất là khu vực cửa Định An (0-10m nƣớc), Cửa Trần Đề (0-5m nƣớc). Nhìn chung As chƣa có biểu hiện gây ô nhiễm trong trầm tích Sóc Trăng, tuy nhiên cũng có một số khu vực có tiềm năng ô nhiễm nhƣ ở phía nam cửa Mỹ Thạnh, hàm lƣợng As tăng cao đến 0,0035-0,005%, Tây Nam cửa Mỹ Thạnh (10-21m nƣớc) hàm lƣợng As: 0,00038-0,00044%, khu vực Lạc Hoà-Vĩnh Trạch Đông (15-20m nƣớc) hàm lƣợng As: 0,00032-0,00044%. Các dị thƣờng của As phân bố ở các khu vực trên đã đạt mức nguy cơ gây ô nhiễm trong môi trƣờng trầm tích của vùng, gấp 3,2 – 5 lần hàm lƣợng trung bình trong trầm tích biển thế giới (0,0001%) nhƣng so với tiêu chuẩn Canada (0,000724%) thì nó còn thấp hơn rất nhiều.