Các yếu tố địa hình, địa mạo

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản rắn vùng biển nông ven bờ (0-30m nước) tỉnh Sóc Trăng (Trang 50 - 51)

3.1.3.1. Sa khoáng

Dƣới góc độ địa mạo, để có đƣợc các tích tụ sa khoáng biển có ý nghĩa thực tiễn, điều cốt yếu là phải có các điều kiện tiên quyết (tiền đề) và dấu hiệu tập trung của chúng. Về tiền đề để có các tích tụ sa khoáng nói chung và sa khoáng biển nói riêng là phải có 2 điều kiện: cần và đủ.

Điều kiện cần là phải có nguồn cung cấp các khoáng vật sa khoáng, nghĩa là các khoáng vật nặng (tỷ trọng ρ ≥ 3).

Điều kiện đủ là phải có quá trình phá hủy các thành tạo chứa các khoáng vật nặng này, sau đó di chuyển và tích tụ chúng trong những điều kiện thuận lợi.

Về dấu hiệu. Trên bãi và đáy biển có nhiều dấu hiệu cho thấy khả năng tập trung khoáng vật nặng. Nhƣng quan trọng nhất là các dạng tích tụ bãi biển cả cổ lẫn hiện đại hoặc theo cơ chế di chuyển dọc hoặc di chuyển ngang của bồi tích.

Sa khoáng bãi biển. Ở Sóc Trăng có 2 đoạn bờ bị xói lở, đặc biệt là đoạn từ xã Vĩnh Hải đến Vĩnh Trạch Đông. Tuy nhiên, do trầm tích bị xói lở cũng là phù sa của sông Mê Kông ở giai đoạn trƣớc. Do đó, khả năng tập trung khoáng vật nặng cũng không cao.

Sa khoáng trên đáy biển. Đáy biển trong phạm vi độ sâu từ 17-18 đến 20-21 mét trở ra, các đơn vị địa mạo cũng hầu hết bị xói lở-tích tụ hoặc xâm thực-tích tụ do tác động của sóng và dòng chảy gần đáy. Trên đáy biển vùng nghiên cứu tồn tại 3 đơn vị địa mạo: Bề mặt tích tụ-xâm thực hiện đại hơi trũng do tác động của dòng chảy gần đáy chiếm ƣu thế, Bề mặt xói lở-tích tụ lƣợn sóng hiện đại do tác động của sóng chiếm ƣu thế và Bề mặt xói lở-tích tụ lƣợn sóng hiện đại do tác động của dòng chảy-sóng là có khả năng lớn hơn về sự tập trung khoáng vật nặng.

3.1.3.2. Cát sạn xây dựng

- Các diện phân bố cát trên mặt tập trung ở các đơn vị địa mạo: Bề mặt tích tụ- xói lở hiện đại gần nằm ngang do tác động của sóng-dòng chảy gần đáy; Bề mặt tích tụ-xâm thực hiện đại hơi trũng do tác động của dòng chảy gần đáy chiếm ƣu thế; Bề mặt xói lở-tích tụ lƣợn sóng hiện đại do tác động của sóng chiếm ƣu thế; Bề mặt tích tụ-xói lở hiện đại bị chia cắt hơi nghiêng do tác động của dòng chảy gần đáy chiếm ƣu thế và Bề mặt xói lở-tích tụ lƣợn sóng hiện đại do tác động của dòng chảy-sóng.

42

- Các vùng cát sạn aluvi lòng sông cổ: theo tài liệu địa chấn nồng độ phân giải cao đã phát hiện các cấu trúc lòng sông cổ lấp đầy các thành tạo aluvi cát sạn sỏi có tuổi từ cuối Pleistocen muộn cho đến Holocen sớm khi mức nƣớc biển đang dâng lên.

- Cát san lấp: ngoài diện phân bố cát sạn và sét gạch ngói nhƣ nêu trên, các thành tạo trầm tích có thành phần cát là chủ yếu (thứ yếu là bột cát) trên diện tích còn lại của đáy biển vùng nghiên cứu đều có thể làm vật liệu san lấp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản rắn vùng biển nông ven bờ (0-30m nước) tỉnh Sóc Trăng (Trang 50 - 51)