Thay đổi địa hình đáy biển, chế độ lan truyền sóng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản rắn vùng biển nông ven bờ (0-30m nước) tỉnh Sóc Trăng (Trang 71)

Việc khai thác cát sẽ di chuyển dần khối lƣợng lớn vật liệu trầm tích ra khỏi khu vực khai thác làm thay đổi địa hình đáy và điều kiện tích tụ cát ở khu vực này dẫn đến sự thay đổi hoạt động của chế độ lan truyền sóng.

Hình thể mới của đáy biển sau khi khai thác sẽ tác động đến kiểu lan truyền sóng và sự vận chuyển bùn lắng. Dƣới các điều kiện mới này, hình dạng hình học của khu vực khai thác và các vùng lân cận bị ảnh hƣởng: độ sâu và sự lan truyền sóng thay đổi để đạt cân bằng mới. Đáy biển khu vực khai thác có thể bằng phẳng hơn tại một số vị trí cục bộ phụ thuộc vào sự bồi lắng sau khi khai thác trong khi toàn bộ khu vực có thể dịch chuyển dƣới tác động của dòng chảy chính. Nó có thể là kết quả của kiểu lan truyền sóng mới, chủ yếu là sự phản ánh của các hố khai thác (tăng chiều cao sóng ở một trong hai phía của hố khai thác).

Những chuyển động của sóng qua khu vực khai thác trên đƣờng tới bờ trải qua hai hình thức thay đổi do đáy biển ngày càng sâu hơn. Sự thay đổi về các mức độ của đáy biển có thể làm cho sóng đổi hƣớng chuyển động dẫn đến khả năng tích tụ của năng lƣợng sóng tại một số điểm dọc theo vùng biển lân cận. Ngoài ra, việc đáy biển bị đào sâu làm giảm sự va chạm của sóng, làm giảm sự tập trung gần bờ của năng lƣợng sóng và dẫn đến việc năng lƣợng sóng tăng lên khi tới bờ. Cả hai trƣờng hợp đều có thể làm tăng năng lƣợng sóng khi va chạm tới một nơi cụ thể trên bờ biển và khả năng xói mòn có thể xảy ra.

Chúng cũng có thể là kết quả của kiểu tác động của sóng theo hƣớng mới, chủ yếu là sự tán xạ do hố khai thác và biến đổi vị trí đới sóng vỡ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản rắn vùng biển nông ven bờ (0-30m nước) tỉnh Sóc Trăng (Trang 71)