2.2.1. Tình hình phát triển kinh tế
Sau 16 năm tái lập, tỉnh Sóc Trăng có những thành tựu khá nổi bật: đã hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi tạo nguồn cho 147.000ha canh tác, tƣới 110.000ha, tiêu úng 135.000ha; hình thành hệ thống đê ngăn mặn dài 500km... Đã có đƣờng ô tô đến 82/98 xã, đƣờng điện tới 81/98 xã, số hộ sử dụng nƣớc sạch tăng từ 55,7 lên 80% (ở đô thị), từ 8% lên 50% (ở nông thôn). Tổng số thuê bao điện thoại cố định là 36.311 máy, đạt mật độ 03 máy/100 dân.
Hiện nay, toàn tỉnh có 507 trƣờng học với 8.624 phòng học 242.605 học sinh. Năm 1999 tỉnh đạt chuẩn quốc gia về xóa mù chữ; 100% số xã phƣờng thị trấn có trạm y tế, phòng hộ sinh, tủ thuốc phổ thông (cả tỉnh có 470 bác sỹ và 656 y sỹ làm việc tại 126 cơ sở y tế trong đó có 11 bệnh viện đa khoa, 12 phòng khám đa khoa, 105 trạm y tế xã phƣờng).
Theo định hƣớng, Sóc Trăng tập trung phát triển ngành nông nghiệp và thủy sản vì đây là 2 thế mạnh của tỉnh. Bên cạnh đó tỉnh cũng đã chú ý củng cố và đẩy mạnh ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm thực phẩm truyền thống cũng nhƣ các ngành kinh tế mới mang lại giá trị kinh tế cao nhƣ cảng biển, nhà máy nhiệt điện.
2.2.1.1. Về nông nghiệp
Tổng diện tích gieo trồng lúa năm 2012 là 324.250 ha, gieo trồng cả 3 vụ có năng suất bình quân 54,1 tạ/ha, đạt sản lƣợng 1.743.500 tấn. Bình quân lƣơng thực đầu
35
ngƣời là 1.346kg/ngƣời. Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2012 là 11.672.666 triệu đồng. Số lƣợng đàn gia súc, gia cầm ngày càng tăng.
2.2.1.2. Về thủy sản
Trong những năm gần đây ngành thủy sản tỉnh Sóc Trăng phát triển không ngừng. Năm 2008, diện tích nƣớc mặt nuôi trồng thủy sản trong tỉnh là 67.678ha đến năm 2012 đã là 92,921ha. Tổng sản lƣợng thủy sản tăng từ 172.500 tấn (năm 2008) lên đến 362.800 tấn (năm 2012) (bảng 2.7). Hiện nay, toàn tỉnh có 944 tàu đánh bắt hải sản, trong đó có 196 tàu trên 90 mã lực. Giá trị kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng, từ 334,169 triệu USD (năm 2008) lên 660,284 triệu USD năm 2012.
Bảng 2.6: Sản lƣợng đánh bắt và nuôi trồng hải sản ở Sóc Trăng (2008 - 2012)
Sản lƣợng (tấn) 2008 2009 2010 2011 2012
Đánh bắt 34.316 34.370 34.401 35.309 36.627
Nuôi trồng 138.184 144.630 150.235 165.874 326.173
Tổng số 172.500 179.000 184.636 201.183 362.800
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Sóc Trăng 2012
2.2.1.3. Về công nghiệp
Sóc Trăng hiện có 7.412 cơ sở sản xuất công nghiệp (năm 2012) hoạt động chủ yếu trong ba lĩnh vực chính là công nghiệp khai thác (khai thác muối, khai thác các loại mỏ khác), công nghiệp chế biến (gồm các ngành thực phẩm và đồ uống, dệt, trang phục, sản phẩm da, chế biến gỗ…), công nghiệp sản xuất phân phối điện, khí đốt, nƣớc nóng, nƣớc…. Năm 2008, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 9.499.163 triệu đồng (giá hiện hành), đến năm 2012 đã tăng lên đến 12.231.684 triệu đồng. Sản xuất công nghiệp của tỉnh phát triển với tốc độ chƣa cao, hiện tại tỉnh chƣa xây dựng khu công nghiệp tập trung. Trong thời gian sắp tới tỉnh Sóc Trăng định hƣớng phát triển nền công nghiệp của tỉnh lên một tầm cao mới. Tỉnh đã đƣợc đầu tƣ xây dựng nhà máy nhiệt điện Long Phú (tại huyện Long Phú – Sóc Trăng) với tồng kinh phí đầu tƣ lên đến hơn 5.000 tỷ đồng. Nhà máy nhiệt điện sau khi hoàn thành và đi vào sử dụng sẽ cung cấp điện cho toàn tỉnh cũng nhƣ các tỉnh lân cận, góp phần thúc đẩy các ngành công nghiệp khác phát triển.
2.2.1.4. Về thương mại dịch vụ
Thƣơng mại - dịch vụ và khách sạn, nhà hàng của tỉnh Sóc Trăng phát triển tập trung chủ yếu ở thị xã, thị trấn và các huyện. Tính đến năm 2012 toàn tỉnh hiện có 43.467 đơn vị kinh doanh thƣơng mại, dịch vụ và khách sạn, nhà hàng (trong đó có 762 doanh nghiệp và 42.705 cơ sở tƣ nhân kinh doanh). Tổng mức lƣu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội trên địa bàn năm 2012 đạt 18.916,1 tỷ đồng. Với mạng lƣới thƣơng mại - dịch vụ này đã đảm bảo cho việc lƣu thông hàng hóa, đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ và nhu cầu tiêu thụ hàng hóa.
36
2.2.2. Tình hình phát triển xã hội
2.2.2.1. Dân cư
Tỉnh Sóc Trăng có 3 huyện ven biển gồm huyện Vĩnh Châu, huyện Long Phú và huyện Cù Lao Dung với 30 xã và 3 thị trấn. Các xã ven biển có một số dân tộc sinh sống; trong đó chủ yếu là ngƣời Kinh, Khmer và Hoa. Họ sống tƣơng đối tập trung ở ven đƣờng quốc lộ, ven biển và dọc theo các kênh rạch lớn... Dân số thành thị chiếm 19,8%, thấp hơn trung bình cả nƣớc (21%). Dân tộc Kinh chiếm 65%, dân tộc Khmer chiếm 28,9%, dân tộc Hoa chiếm 6,1%. Phần lớn dân số làm việc trong lĩnh vực nông
nghiệp (61,9%). Ở các huyện ven biển mật độ dân số là 328 ngƣời/km2 (bảng 2.7).
Bảng 2.7: Diện tích và dân số các huyện ven biển Sóc Trăng Thông số Huyện Số xã Diện tích (km2) Dân số năm 2012 (ngƣời) Mật độ dân (ngƣời/km2) Huyện Long Phú 15 453,5 188461 416
Huyện Cù Lao Dung 08 261,4 63750 244
Huyện Vĩnh Châu 10 473,4 155710 329
Tổng số 33 1188,3 407941 329
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Sóc Trăng 2012
2.2.2.2. Lao động và việc làm
Lao động trong độ tuổi năm 2012 là khoảng 823.151 ngƣời, chiếm 64,7% dân số toàn tỉnh. Bình quân hàng năm, lực lƣợng lao động tình tăng thêm khoảng 0,8 - 1 vạn
ngƣời.
Về cơ cấu lao động theo vùng, lao động thành thị chiếm 21,71%, lao động nông thôn chiếm tỷ lệ 78,29% tổng số lao động toàn tỉnh. Theo ngành kinh tế, lao động trong nông nghiệp vẫn chiếm trên 67,78% tổng số lao động trong các ngành kinh tế, lao động trong ngành công nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ thấp.
Nhìn chung, chất lƣợng nguồn lực của tình trong thời gian qua từng bƣớc nâng lên. Tỷ lệ lao động đƣợc đào tạo từ 8,7% năm 2008 tăng lên 12% năm 2012. Tuy nhiên, nếu so với các tỉnh đồng bằng sông cửu Long thì tỷ lệ lao động qua đào tạo của Sóc Trăng là thấp nhất trong vùng.
2.2.2.3. Các ngành văn hóa xã hội a) Giáo dục
Mạng lƣới về giáo dục - đào tạo của tỉnh đang từng bƣớc ổn định và có quy mô hợp lý. Toàn tính hiện có 73 trƣờng giáo dục mầm và 399 trƣờng phổ thông (270 trƣờng tiểu học, 102 trƣờng trung học cơ sơ, 27 trƣờng trung học phổ thông).
37
cầu, không còn tình trạng học 3 ca; phần lớn các trƣờng đã đƣợc xây dựng mới theo hƣớng kiên cố hóa. Đên nay, toàn tỉnh có 01 trƣờng mầm non, 28 trƣờng tiểu học, 01 trƣờng THCS đạt chuẩn quốc gia.
b) Y tế
Công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân đƣợc quan tâm; phòng trị bệnh đạt kết quả tốt, không xảy ra dịch bệnh lớn; mạng lƣới y tế cơ sở đƣợc củng cố. Lĩnh vực đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ y tế cùng với việc đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao tay nghề đội ngũ y, bác sĩ đƣợc chú trọng, góp phần nâng cao chất
lƣợng khám và điều trị bệnh cho nhân dan. Kết quả đến cuối năm 2012, có 91% xã có
bác sĩ; đạt 10,8 giƣờng bệnh/1 vạn dân; trên 98% dân cƣ đƣợc tiếp nhận các dịch vụ y tế; 71,36% hộ dân sử dụng nƣớc sạch, trong đó nông thôn đạt 70,5%. Công tác chăm sóc sức khỏe trẻ em đƣợc tỉnh quan tâm, do đó, tỷ lệ trẻ em suy dinh dƣỡng dƣới 5 tuổi đã giảm từ 23,5% năm 2005 xuống còn 18,7% năm 2012.
c) Công tác xóa đói giảm nghèo
Trong các năm qua, tỉnh đã tập trung xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm, hạ thấp tỉ lệ tăng dân số, tạo cơ hội cho ngƣời dân tiếp cận đƣợc các lĩnh vực y tế, văn hóa, giáo dục, từng bƣớc cải thiện đời sống ngƣời dân.
Tỉnh đã quan tâm thực hiện nhiều giải pháp xóa nghèo nhƣ vay vốn sản xuất, lồng ghép các chƣơng trình mục tiêu trên địa bàn, động viên mọi ngƣời cùng tham gia công tác xóa đói giảm nghèo, thực hiện việc mua bảo hiểm y tế cho hộ nghèo, miễn giảm học phí cho học sinh nghèo, lập quỹ khám chữa bệnh cho ngƣời nghèo,... Từ những sự quan tâm trên, công tác xóa đói giảm nghèo của tỉnh trong thời gian qua đạt đƣợc kết quả khả quan đƣợc Trung ƣơng và các tổ chức quốc tế đánh giá cao.
2.2.3. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
2.2.3.1. Giao thông a) Giao thông đường bộ
Từ Sóc Trăng có thể đi đến trung tâm các tỉnh, các đô thị khác trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long và vùng Nam bộ bằng cả đƣờng bộ lẫn đƣờng thủy. Quốc lộ 1 nối liền Sóc Trăng với các tỉnh Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau. Quốc lộ 60 nối Sóc Trăng với các tỉnh Trà Vinh, Bến Tre và Tiền Giang. Sóc Trăng cách Thành phố Hồ Chí Minh 231 km, cách Cần Thơ 62 km. Hệ thống đƣờng bộ từ thành phố Sóc Trăng đến các huyện, xã khá phát triển với 8 tuyến tỉnh lộ có chiều dài 277 km. Tuy nhiên việc di chuyển bằng đƣờng bộ để khảo sát dải đất liền ven biển rất khó khăn. Ở huyện Cù Lao Dung chỉ có một trục chính chạy dọc huyện theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam đến sát tuyến đê biển. Tỉnh lộ 8 (ĐT8) là tuyến đƣờng chính nối thành phố Sóc Trăng với cảng Trần Đề (huyện Long Phú). Hiện nay nhà nƣớc đang đầu tƣ xây dựng tuyến đƣờng kè sát biển từ Long Phú đi Vĩnh Châu. Tuy vậy việc di chuyển bằng đƣờng bộ ở đây còn rất khó khăn.
38
b) Giao thông đường thủy
Hệ thống giao thông đƣờng thủy ở đây rất phát triển với mạng lƣới dày đặc kênh rạch nối với sông Hậu và sông Mỹ Thạnh. Bằng đƣờng thủy có thể đi các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và ra biển theo 3 cửa: Định An, Trần Đề, Mỹ Thạnh. Tuy vậy luồng lạch ra vào hai cửa Trần Đề và Mỹ Thạnh rất phức tạp do quá trình bồi lắng làm thay đổi luồng lạch ở sông diễn ra nhanh và bất thƣờng. Hiện tàu lớn vận chuyển hàng hóa vào cảng Trần Đề phải đi vòng theo cửa Định An - Đại Ngọc và xuôi về cảng. Hiện nay Bộ Giao thông Vận tải đang xây dựng dự án cải tạo tuyến luồng vào cảng Trần Đề để tàu 1.000 tấn có thể ra vào mà không phụ thuộc chế độ triều nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế biển của địa phƣơng. Trong đó có nhiệm vụ vận chuyển than nguyên liệu cho nhà máy nhiệt điện Long Phú (khởi công ngày 19/5/2009).
2.2.3.2. Công trình thủy lợi
Sóc Trăng có hệ thống kênh rạch chằng chịt. Nguồn nƣớc từ sồng Hậu chảy vào kênh mƣơng trong tỉnh và qua hệ thống cống thủy lợi trên kênh dẫn vào đồng ruộng. Ở hạ lƣu sông Hậu, sông Mỹ Thanh khi triều lên nƣớc mặn xâm nhập rất sâu vào nội địa. Để bảo vệ đồng ruộng tỉnh đã triển khai công tác thủy lợi trên 7 vùng dự án, bao gồm: dự án Quản Lộ
- Phụng Hiệp (diện tích 76.000 ha), dự án Kế Sách (diện tích 53.000 ha), dự án
Ba Rinh - Tà Liêm (diện tích 44.000 ha), dự án Long Phú - Tiếp Nhật (diện tích 44.000 ha), dự án ven biển Đông (diện tích 46.000 ha), dự án cù lao sông Hậu (diện tích 24.000 ha) và dự án Thạch Mỹ (diện tích 24.000 ha). Trong thời gian qua, tỉnh đã tăng cƣờng thực hiện đúng đắn đê bao ven sông, biển kết hợp các cống ngăn mặn và tiêu nƣớc, đảm bảo cho việc phát triển nồng lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản. Hiện toàn tình có i.470 km kênh, 451 km đê và 68 cống.
Nhìn chung, các công trình thủy lợi hiện đang phát huy khả năng ngăn mặn, tiêu úng, tháo chua cho phần lớn diện tích đất nông nghiệp, chủ động tƣới tiêu quanh năm và trong cả những năm có điều kiện thời tiết - thủy văn bất thƣờng. Ngoài ra còn đảm bảo tạo nguồn nƣớc ngọt phục vụ sinh hoạt ngƣời dân sống ở vùng sâu, vùng nông thôn của tình.
2.2.3.3. Hệ thống cấp điện
Nguồn điện lƣới quốc gia qua trạm biến áp Sóc Trăng hiện có đặt tại ngã ba Quốc lộ 1 với đƣờng Phú Lợi, gồm 2 máy biến áp: 110/22 KV - 25 MVA (3 lộ ra) và 110/22 KV - 40 MVA (4 lộ ra), nhận điện từ trạm 220 /110 KV Trà Nóc (thông qua đƣờng dây 110 KV Trà Nốc - Sóc Trăng) và trạm 220/110 KV Bạc Liêu (thông qua đƣờng dây 110 KV Bạc Liêu - Sóc Trăng). Hiện toàn bộ lƣới điện trung thế là 22 KV và lƣới điện phân phối trung hạ thế tƣơng đối hoàn chỉnh. Đây là một thuận lợi lớn trong cung cấp điện cho sinh hoạt và sản xuất. Đến cuối năm 2005, tỉnh đã điện khí hóa cho 208.536/267.380 hộ dân, đạt tỷ lệ 77,99%.
39
Chƣơng 3
TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN RẮN VÙNG BIỂN SÓC TRĂNG 3.1.CÁC YẾU TỐ ĐỊA CHẤT THUẬN LỢI HÌNH THÀNH KHOÁNG SẢN RẮN ĐÁY BIỂN
Có thể nói khoáng sản biển liên quan đến rất nhiều yếu tố nhƣng những yếu tố chủ yếu gồm:
Các thành tạo đá gốc mang các khoáng vật quặng bị phong hoá mạnh. Tất cả các đá gốc và khoáng hoá khi bị phong hoá rửa trôi sẽ tạo ra nguồn cung cấp sa khoáng cho vùng biển, khi có điều kiện thuận lợi thì chúng đƣợc tích tụ và tập trung thành mỏ hoặc điểm khoáng ilmenit, zircon, cát sạn.
Các thành tạo trầm tích bở rời tầng mặt trong đó đáng chú ý các trƣờng trầm tích giàu vật liệu vụn thô nhƣ cát, cát-sạn là tiền đề tìm kiếm sa khoáng, cát, cát-sạn và cuội sỏi vật liệu xây dựng.
Các mỏ khoáng trên đất liền ven biển và các đảo cũng là nguồn cung cấp để thành tạo nên các khoáng sản biển.
Các tƣớng địa chấn dƣới đáy biển phát hiện theo kết quả giải đoán băng địa chấn nông độ phân giải cao gồm các tƣớng địa chấn sét bị phong hoá tạo sét loang lổ làm gạch ngói, các tƣớng đặc trƣng cho vật liệu vụn thô có thể chứa sa khoáng nhƣ các bờ biển cổ, bãi biển cổ, các thành tạo aluvi lòng sông cổ, các diện phân bố eluvi trên mặt bào mòn đá gốc.
Các đới nâng tƣơng đối trong vùng biển nghiên cứu đƣợc đặc trƣng bằng các diện lộ đá gốc trên các đảo, quần đảo, và đặc biệt là khu vực Côn Đảo cũng là tiền đề thuận lợi cho quá trình tích tụ các sa khoáng biển và vật liệu xây dựng.
Dƣới đây mô tả chi tiết một số các yếu tố quan trọng nhất có liên quan khoáng sản rắn vùng biển nghiên cứu:
3.1.1. Các thành tạo đá gốc
3.1.1.1. Các đá xâm nhập trung tính-axit
Phân bố thành diện lớn nhỏ khác nhau rải rác trên đƣờng bờ, mũi nhô, các đảo
và đáy biển khu vực Côn Đảo thuộc các phức hệ Định Quán (J3đq), Đèo Cả (Kđc),
Cù Mông. Hầu hết các đá xâm nhập granit các phức hệ kể trên liên quan với khoáng hoá thiếc, cát sạn vật liệu xây dựng.
3.1.1.2. Các đá phun trào trung tính-axit
Phân bố thành diện lớn nhỏ khác nhau rải rác trên các đảo và đáy biển khu vực từ Côn Đảo; thuộc các hệ tầng Nha Trang (Knt). Khoáng sản liên quan có vàng, titan, zircon, cát sạn vật liệu xây dựng.
40
3.1.2. Các thành tạo trầm tích tầng mặt
3.1.2.1. Trầm tích cát sạn (gS)
Trầm tích cát sạn có diện tích khá lớn, có thể nhận thấy 3 diện phân bố chính, trong đó có 2 diện phân bố ở độ sâu 20 – 25m nƣớc trƣớc cửa sông Cửu Long, diện lớn nhất phân bố độ sâu 20 – 30m nƣớc phía Tây nam vùng. Ngoài ra còn phân bố thành từng diện nhỏ rải rác trong các trƣờng trầm tích hạt mịn hơn ở độ sâu ngoài 20m nƣớc. Trầm tích có màu xám, xám xanh đôi khi xám vàng. Thành phần độ hạt bao gồm: sạn: 5,04 – 74,1%; cát 25,9 – 94,95%; bột tối đa: 5,9% và sét tối đa: 1,4%. Kích thƣớc hạt trung bình (Md): 0,11 –3mm; hệ số chọn lọc (So): 1,35 – 5,34. Thành phần sạn chủ yếu vẫn là vụn vỏ sinh vật và kết vón laterit.
3.1.2.2. Trầm tích cát (S)
Trầm tích cát phân bố ở 3 khu vực khác nhau:
- Khu vực ven bờ, độ sâu 0 - 4m nƣớc, trầm tích có màu xám, xám vàng. Hàm