Điều kiện thực hiện giải pháp

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần thương mại Thiên Nam (Trang 56 - 60)

Nhà Nước cần xây dựng chíên lược phát triển và có các chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh. Nền kinh tế nước ta hiện đang đi sau so với một số nước trên thế giới, chính vì vậy đã có một số nước đi trước có những bài học kinh nghiệm quý báu trong hỗ trợ, nâng cao năng lực cạnh tranh doanh nghiệp chúng ta có thể tham khảo. Trong các thời kỳ phát triển của kinh tế Nhật Bản giai đoạn 1955-1973 là một thời kỳ đặc biệt được các nhà nghiên cứu gọi là giai đoạn thần kỳ hoặc thời đại phát triển cao độ. Kinh tế tăng trưởng bình quân 10%/năm và kéo dài gần 20 năm. Sự khó khăn mà Nhật Bản gặp phải trong những năm đầu của thập niên 50 của thế kỷ trước cũng gần giống như Việt Nam hiện nay. Bắt buộc phải mở cửa kinh tế, phải hội nhập để phát triển nhưng họ đã đưa ra được những chiến lược nâng đỡ để tăng năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp trong nước, đảm bảo được sự tồn tại của các doanh nghiệp trong nước trước xu thế hội nhập mạnh mẽ. Nhật Bản đã từng bước thực hiện tự do hoá mậu dịch và bảo hộ sản xuất để tăng dần năng lực cạnh tranh cho các ngành công nghiệp. Họ đã rất thận trọng và tỷ mỉ khi đưa ra các chương trình tự do hoá nhập khẩu bắt đầu từ những ngành có lợi thế so sánh hoặc ít bị áp lực xã hội. Đồng thời họ cải cách luật thuế, đưa ra mức thuế quan tuỳ theo năng lực cạnh tranh và công bố thời gian biểu giảm dần thuế quan tạo áp lực cho doanh nghiệp trong nước tự nỗ lực vươn lên và không cần bảo hộ.

Nhà nước cần tăng cường năng lực cạnh tranh quốc tế của các doanh nghiệp trong nước: Nhật Bản tăng năng lực cạnh tranh quốc tế của các ngành công nghiệp,…. Nhật đã chọn những ngành có lợi thế so sánh động. Đó là những ngành có khả năng tăng năng suất lao động nhanh, những ngành mà Nhật Bản có thể hấp thu công nghệ một cách có hiệu quả, hoặc những ngành nhu cầu sẽ tăng cao khi lợi nhuận tăng. Những ngành được chọn hầu hết là những ngành công nghiệp nặng và ngành có công nghệ cao. Sau khi đưa ra cơ cấu phát triển công nghiệp như trên Chính Phủ Nhật Bản ban hành ngay chính sách nuôi dưỡng các ngành công nghiệp đồng thời có biện pháp trợ giúp về thuế, tín dụng,…Ví dụ như chính sách nuôi dưỡng

ngành hoá dầu ra đời vào tháng 7/1955, luật chấn hưng công nghiệp điện tử tháng 6/1957,…Hầu hết các luật này chỉ có hiệu lực đến năm 1971, một thời gian đủ dài để các ngành phát triển.

KẾT LUẬN

Lịch sử kinh tế thị trường cho thấy cạnh tranh là một tất yếu khách quan, một động lực của tăng trưởng kinh tế, Tham gia cạnh tranh và thắng lợi trong cạnh tranh, mỗi doanh nghiệp có thể khẳng định vị trí của mình trên thị trường, Bới vậy nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng và Công ty cổ phần thương mại Thiên Nam nói riêng đang là vấn đề được quan tâm hàng đầu.

Những phân tích về năng lực cạnh tranh cuả Công ty cổ phần thương mại Thiên Nam cho thấy:

Thứ nhất: Là một doanh nghiệp hoạt động trong hai lĩnh vực chính là điện tử điện lạnh và trang thiết bị y tế, Công ty đã năng động vượt ra khỏi những lúng túng về hướng đi trong giai đoạn chuyển đổi cơ chế, kịp thời có những quyết sách củng cố năng lực cạnh tranh để tự đứng vững trong cơ chế mới. Điều đó được thể hiện ở các sản phẩm dịch vụ, các công trình Công ty đã và đang tham gia thi công, thể hiện ở thị phần đã giành được và thương hiệu THIENNAM,JSC được nhiều bạn hàng, đối tác biết đến.

Thứ hai: Bên cạnh những kết quả đáng khích lệ, Công ty vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần khắc phục như nguồn nhân lực cần phải bổ sung và đào tạo, cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý vẫn đang ở giai đoạn ổn định và hoàn thiện có tác động ít nhiều đến hiệu quả hoạt động chung của Công ty.

Thứ ba: Để tiếp tục tăng trường và phát triển bền vững, Công ty cần phấn đấu giải quyết các hạn chế để nâng cao năng lực cạnh tranh. Thực hiện thành công các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh, Công ty sẽ có đủ điều kiện để nắm bắt các cơ hội và đối mặt với thách thức của nền kinh tế, chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.

Thứ tư: Trong điều kiện hội nhập và cạnh tranh quốc tế gay gắt, có rất nhiều vấn đề mà một doanh nghiệp đơn lẻ không thể làm được. Điều đó nghĩa là, trong khi phải ngày càng tham gia và thực hiện mở cửa theo các cam kết quốc tế, Nhà Nước cần tranh thủ mọi khả năng có thể để hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, các doanh nghiệp thương mại nói riêng, giúp các doanh nghiệp từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh, tham gia hiệu quả vào thị trường thế giới.

Nâng cao năng lực cạnh tranh là một đề tài bao quát nhiều mặt hoạt động của doanh nghiệp, nhiều lĩnh vực hoạt động của nền kinh tế. Do vậy mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng những kết quả đạt được trong chyên đề mới chỉ là những nghiên cứu bước đầu, đóng góp nhỏ bé vào sự phát triển và thịnh vượng của Công ty cổ phần thương mại Thiên Nam.

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần thương mại Thiên Nam (Trang 56 - 60)