công ty để đẩy mạnh tiêu thụ.
Giá bán là phương tiện cạnh tranh hữu hiệu thể hiện qua chính sách giá. Chính sách giá phù hợp là điều kiện quan trọng để người tiêu dùng lựa
chọn sản phẩm sao cho hợp túi tiền của họ. Để hạ giá thành sản phẩm nhằm nâng cao tính cạnh tranh, kích thích tăng lượng tiêu thụ sản phẩm Công ty phải chú trọng công tác quản lý giá thành đó là hệ thống công tác từ việc hạch toán giá thành, phân tích dự báo giá thành cho đến tất cả các quyết định về kế hoạch điều hành sản xuất linh hoạt. Để giảm giá thành, Công ty có thể sử dụng các biện pháp sau:
3.2.1.1 Hạ thấp chi phí đầu vào đối với các loại xi măng của công ty.
Đối với sản phẩm xi măng, thì chi phí thu mua vật liệu đầu vào không cao do đá được khai thác ngay tại địa bàn bằng phương pháp dật mìn. Vì vậy, giảm chi phí đầu vào của sản phẩm là tiết kiệm tối đa về nhân công, chi phí bảo quản, định mức tiêu hao nguyên vật liệu. Công ty cần thực hiện tốt các công tác sau:
* Tổ chức tốt công tác khai thác đá:
Tuy không mất nhiều tiền để mua vật liệu đầu vào, nhưng hiện nay chi phí cho công tác khai thác đá của công ty cũng tương đối lớn. Do công cụ cũng như phương pháp khai thác đang lạc hậu, chưa có hiệu quả cao. Do vậy công ty cần phải cải tiến công tác khai thác đá để giảm chi phí triệt để trong công tác này.
* Giảm chi phí bảo quản dự trữ nguyên vật liệu:
Để giảm được chi phí nguyên vật liệu dự trữ ở trong kho, Công ty cần thực hiện tốt công tác quản trị nguyên vật liệu trong kho. Thực hiện tốt công tác kiểm tra thường xuyên mức dự trữ khối lượng nguyên vật liệu đạt tính tối ưu nhất. Bên cạnh đó Công ty cần nâng cấp hệ thống kho tàng để nguyên vật liệu trong kho được bảo quản tốt hơn.
* Định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho sản phẩm.
Định mức tiêu hao nguyên vật liệu là căn cứ để phân xưởng quan tâm đến việc tiết kiệm nguyên vật liệu cũng như các cán bộ kỹ thuật dùng để
kiểm tra chất lượng sản phẩm. Mặc dù vậy, trong thời gian qua hệ thống định mức tiêu hao nguyên vật liệu ở các phân xưởng vẫn chưa sát với thực tế khi điều kiện ngày càng hoàn thiện hơn. Việc xác định lại, điều chỉnh lại hệ thống định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho từng loại sản phẩm sẽ làm giảm đáng kể giá thành sản phẩm.
3.2.1.2 Hạ thấp chi phí bán hàng.
Chi phí bán hàng là một trong những bộ phận cấu thành nên giá thành của toàn bộ sản phẩm của Công ty. Muốn hạ giá thành sản phẩm, một trong những giải pháp phải kể tới là hạ thấp chi phí của Công ty. Chi phí bán hàng của Công ty tuy không chiếm tỷ lệ cao trong công tác quản lý chung về sản xuất kinh doanh của Công ty nhưng cũng cần bố trí một cách chặt chẽ, hợp lý đúng số lượng cần thiết và phù hợp với yêu cầu của công việc, của từng thị trường. Tổ chức bán hàng phải ổn định nhưng phải linh hoạt, ổn định để chịu đựng những tổn thất nhân sự giám sát điều hành, đồng thời tổ chức phải đủ linh hoạt để biến đổi điều chỉnh theo các biến đổi ảnh hưởng đến Công ty trong ngắn hạn như biến động thị trường.
3.2.1.3 Giảm chi phí cố định.
Đối với chi phí cố định là khấu hao tài sản cố định, Công ty có thể giảm chi phí cố định này trong đơn vị sản phẩm bằng cách tăng cường khối lượng sản phẩm tiêu thụ. Trong sản xuất, cán bộ kỹ thuật thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng thiết bị máy móc để tránh xảy ra sửa chữa lớn làm tăng chi phí và ngưng trệ sản xuất, tận dụng tối đa công suất máy móc và khai thác triệt để nhu cầu thị trường. Đối với những máy móc thiết bị không còn tiếp tục sản xuất kinh doanh nên tổ chức thanh lý để thu hồi giá trị còn lại, đầu tư vào thiết bị sản xuất có lợi khác.
Nếu hạ thấp giá thành xi măng sẽ có lợi thế trong chính sách cạnh tranh về giá so với các doanh nghiệp khác cùng ngành khi đó khối lượng sản phẩm tiêu thụ sẽ tăng, doanh thu, loại nhuận tăng.