Các hoạt động xúc tiến bán hàng

Một phần của tài liệu Các giải pháp thúc dẩy tiêu thụ xi măng tại công ty cổ phần xi măng dầu khí 129 Anh sơn –Nghệ An (Trang 51 - 52)

Các hoạt động xúc tiến bán hàng tồn tại độc lập tương đối với các hoạt động khác và không thể thiếu được nhằm tăng cường hiệu quả của các chính sách khác mà doanh nghiệp đang thực thi làm gia tăng khối lượng hàng hóa tiêu thụ, thu hút hàng hóa vào các kênh lưu thông và tạo cho doanh nghiệp khai thác triệt để được những lợi thế khi tham gia vào thị trường, tăng doanh thu.

Trên thị trường, hàng loạt các sản phẩm mới được tung ra với tốc độ chóng mặt nhưng người tiêu dùng lại không biết được sự có mặt của chúng. Với thực tế đó, hoạt động xúc tiến bán hàng nhằm giới thiệu sản phẩm với khách hàng để khuyến khích họ mua hàng trở nên rất quan trọng. Xã hội càng phát triển, trình độ khoa học công nghệ càng được nâng cao, con người thường xuyên tiếp xúc được tiếp cận nhiều thông tin qua các phương tiện thông tin: đài, báo, mạng... Đẩy mạnh xúc tiến bán hàng bằng hoạt động quảng cáo trên các phương tiện truyền thông là điều không thể thiếu để giới thiệu và truyền tải thông tin về sản phẩm tới khách hàng. Quảng cáo là hoạt động xúc tiến yểm trợ quan trọng nhất, giúp thu hút sự chú ý của khách hàng với sản phẩm, thuyết phục khách hàng tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ, hướng dẫn tiêu dùng. Nhờ có quảng cáo mà khối lượng hàng hóa tiêu thụ được của doanh nghiệp tăng lên rõ rệt.

Doanh nghiệp còn có thể tham gia vào các hoạt động trưng bày, triển lãm, hội chợ trong và ngoài nước. Các hoạt động này nhằm tạo sự liên kết, hợp tác, truyền tải thông tin tới bạn hàng. Thông qua đó, doanh nghiệp xây dựng được đội ngũ bạn hàng tin cậy, có thể kí kết được những hợp đồng tiêu thụ sản phẩm lớn.

Hoạt động xúc tiến tại nơi bán hàng cũng cần được doanh nghiệp quan tâm và chú trọng đúng mức: cách bài trí cửa hàng, phong cách phục vụ...Vì qua đó nó thể hiện được cách ứng xử của doanh nghiệp với khách hàng, tạo nên văn hóa doanh nghiệp.

Doanh nghiệp còn sử dụng nhiều kỹ thuật xúc tiến khác tại nơi bán như: phiếu thưởng, quà tặng, cho thử sản phẩm...

Ngoài ra, dịch vụ sau bán cũng có vai trò đáng kể trong hoạt động xúc tiến bán hàng. Các hoạt động dịch vụ sau bán bao gồm: hoạt động hướng dẫn khách hàng sử dụng sản phẩm, hoạt động bán hàng, hoạt động cung cấp phụ tùng thay thế, vận chuyển sản phẩm đến tay khách hàng. Trong nền kinh tế thị trường ngày càng khốc liệt hiện nay, để giữ chân khách hàng, doanh nghiệp cùng lúc thi hành hàng loạt các biện pháp: cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá bán... Tuy nhiên với cùng 1 loại sản phẩm đó nhưng doanh nghiệp nào có dịch vụ sau bán tốt hơn thì khách hàng sẽ lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp đó. Vì khách hàng nhận thấy mình được bảo đảm khi sử dụng sản phẩm. Nó thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp trước khách hàng. Việc thực hiện tốt các hoạt động dịch vụ sau bán có ảnh hưởng lớn tới doanh thu tiêu thụ sản phẩm. Nhờ có hoạt động sau bán mà doanh nghiệp sẽ tăng cường một bước mối quan hệ với khách hàng, góp phần nâng cao uy tín doanh nghiệp, tạo lợi thế cạnh tranh, mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng doanh thu bán hàng.

Một phần của tài liệu Các giải pháp thúc dẩy tiêu thụ xi măng tại công ty cổ phần xi măng dầu khí 129 Anh sơn –Nghệ An (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w