Tổng quan tình hình tiêu thụ xi măng năm 2010 của công ty.

Một phần của tài liệu Các giải pháp thúc dẩy tiêu thụ xi măng tại công ty cổ phần xi măng dầu khí 129 Anh sơn –Nghệ An (Trang 32 - 35)

Năm 2010 là một năm đầy khó khăn với công ty trong việc tiêu thụ xi măng. Khó khăn trên trước hết là do ảnh hưởng chung của nền kinh tế thế giới nói chung cũng như Việt Nam nói riêng và sau nữa một phần do công tác thúc đẩy tiêu thụ của công ty. Trong năm 2010, thị trường tiêu thụ của

công ty bị tuy không bị thu hẹp nhưng không có sự mở rộng, dẫn đến sản lượng tiêu thụ của sản phẩm cũng giảm sút. Thị trường tiêu thụ của công ty vẫn đang gói gọn trong tỉnh và số ít các tỉnh lân cận như Thanh Hóa, Hà Tĩnh.... Với một số huyện trong tỉnh Nghệ An như Quỳ hợp, Quỳnh Lưu, Nghĩa đàn... do sự ảnh hưởng của nền kinh tế nên sự phát triển kinh tế gặp nhiều khó khăn, vì vậy việc xây dựng bị hạn chế rất nhiều. Chính vì vậy lượng xi măng tiêu thụ trong các huyện này giảm đi chỉ bằng khoảng 70% của năm 2008. Thêm vào đó, một số hợp đồng cung cấp xi măng cho các gói xây dựng lớn với các đối tác của công ty bị cắt giảm, hủy bỏ gây ra sự sụt giảm về sản lượng tiêu thụ cũng như doanh thu tiêu thụ (đa số khách hàng chỉ đặt số lượng bằng 30 – 60% hợp đồng cũ). Sản lượng tiêu thụ giảm sút phần nhiều do sức mua của người tiêu dùng bị giảm.

Mặc dù có gặp khó khăn trong việc tiêu thụ nhưng công ty vẫn thực hiện những biện pháp cụ thể nhằm thúc mạnh việc bán hàng như tăng chất lượng xi măng, cơ chế thưởng trên doanh số bán, tăng chiết khấu cho các đại lý. Cùng với đó thì công ty cũng đã thực hiện đầu tư cải tiến mẫu mã bao bì với hình thức mẫu mã đẹp hơn, đơn giản dễ nhận biết hơn, thay thế logo công ty bằng logo mới có thêm biểu tượng của tập đoàn dầu khí tạo ấn tượng tốt cho khách hàng khi tiếp xúc với sản phẩm của công ty. Điều này cũng góp phần làm giảm bớt khó khăn trong công tác tiêu thụ của công ty, mở ra cơ hội tăng trưởng trong tương lai.

Nhận thấy vai trò quan trọng của hoạt động xúc tiến thương mại công ty cũng đã chú trọng quan tâm tới các biện pháp quảng bá hình ảnh sản phẩm của công ty, năm qua công ty cũng đã dành 8% CPBH cho quảng cáo trong khi đó quảng cáo năm 2009 chỉ chiếm có 6%, công ty đã giới thiệu sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng như đài, báo đặc biệt vào những dịp lễ lớn thì công ty cũng có quảng cáo trên truyền hình nhưng mật

độ quảng cáo vẫn còn ít. Công ty vẫn cố gắng duy trì những hoạt động xúc tiến thương mại trong điều kiện khó khăn nhằm tăng doanh thu bán hàng so với kế hoạch.

Nguyên nhân thứ hai dẫn đến việc khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm đó là sự tăng giá bán.

Bảng số 03: So sánh đơn giá bình quân 1 đvị sản phẩm năm 2009 và 2010

Tên sản phẩm Đơn giá BQ 2009 (đồng) Đơn giá BQ 2010 (đồng) Tăng, giảm (đồng) % 1. Xi măng PC40 680.000 790.000 110.000 16% 2. Xi măng PC30 615.000 700.000 85.000 14%

Nhìn vào bảng số 03 ở trên ta thấy giá bán của tất cả các loại xi măng đều tăng. Nguyên nhân của việc tăng giá là do giá cả đầu vào nguyên vật liệu của tất cả các mặt hàng đều tăng, để đảm bảo bù đắp được chi phí công ty phải tăng giá bán, bên cạnh đó thì năm 2010 công ty cũng chú trọng đầu tư mẫu mã và chất lượng sản phẩm. Tăng mạnh nhất là sản phẩm Xi măng PC40 tăng 110.000 đồng/tấn tương ứng tăng 16%. Giá bán tăng cũng là một lý do dẫn đến khối lượng sản phẩm bán ra giảm làm cho kết quả tiêu thụ giảm. Việc tăng giá bán là một nguyên nhân khách quan, nằm ngoài sự kiểm soát của công ty. Do sự biến động của thị trường, nguyên liệu đầu vào cho sản xuất của công ty tăng lên, không cạnh tranh được với các sản phẩm xi măng khác ở gần khu vực như xi măng Hoàng Mai-Thanh Hóa. Điều này dẫn tới việc làm giảm khối lượng sản phẩm của công ty tiêu thụ trên thị trường, là nguyên nhân làm cho doanh thu giảm mạnh so với năm 2009.

Một điều nữa là quy trình sản xuất, chế biến của công ty còn lạc hậu, chưa chuyên môn hóa dẫn đến việc lãng phí nguyên liệu, tiền bạc và nhân công làm tăng giá bán giảm doanh thu. Mặc dù hiện tại công ty đã có sự đầu

tư góp vốn của tập đoàn dầu khí, nhưng hiện tại dự án nhà máy mới đang trong quá trình thực hiện chưa thể đi vào hoạt động, vì vậy mà chưa thể áp dụng ngay công nghệ tiên tiến của nhà máy mới.

Một nguyên nhân chung khác của việc doanh thu bị giảm nữa là do sự cạnh tranh ngày càng lớn từ các đối thủ. Hiện nay xuất hiện ngày càng nhiều

Một phần của tài liệu Các giải pháp thúc dẩy tiêu thụ xi măng tại công ty cổ phần xi măng dầu khí 129 Anh sơn –Nghệ An (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w