Chất lượng đảm bảo tín dụng bằng tài sản của NHTM

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình đảm bảo tín dụng bằng tài sản tại ngân hàng tmcp quân đội chi nhánh thăng long (Trang 34)

5. Kết cấu của chuyên đề thực tập tốt nghiệp

1.3.6 Chất lượng đảm bảo tín dụng bằng tài sản của NHTM

1.3.6.1 Quan niệm về chất lượng đảm bảo tín dụng bằng tài sản

Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, bên cạnh yêu cầu tăng trưởng tín dụng thì yêu cầu về chất lượng tín dụng luôn được đặt ra. Chỉ có hoạt động có chất lượng thì ngân hàng mới phát triển bền vững và nâng cao tính cạnh tranh. Để đảm bảo được chất lượng tín dụng thì một điều quan trọng là phải nâng cao chất lượng đảm bảo tín dụng, trong đó chất lượng đảm bảo tín dụng bằng tài sản là chủ yếu.

Chất lượng đảm bảo tín dụng bằng tài sản phản ánh những tài sản mà ngân hàng chấp nhận làm đảm bảo cho những khoản vay của khách hàng có khả năng thực hiện đúng chức năng là nguồn thu nợ thứ hai cho ngân hàng

hay không, có giúp ngân hàng bảo toàn được vốn khi có rủi ro tín dụng xảy ra hay không? Để đảm bảo tín dụng có chất lượng ngân hàng cần thực hiện tốt ngay từ công tác lựa chọn TSĐB, thẩm định khách hàng, thẩm định phương án/ dự án vay vốn, thẩm định TSĐB, cũng như công tác kiểm soát sau giải ngân, bảo quản TSĐB.

1.3.6.2 Các tiêu chí đánh giá chất lượng đảm bảo bảo tín dụng bằng tài sảntài sản tài sản

Các tiêu chí đánh giá chất lượng đảm bảo tín dụng bằng tài sản được xây dựng trên cơ sở các tiêu chí đánh giá chất lượng tín dụng như: các nhóm nợ, tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu,…. Các chỉ tiêu phản ánh chất lương đảm bảo tín dụng bằng tài sản gồm có: Tỷ lệ nợ quá hạn theo loại TSĐB tín dụng, tỷ lệ nợ xấu theo loại tài TSĐB tiền vay, tỷ lệ giữa số lượng tín dụng và giá trị TSĐB của khoản tín dụng đó.

a. Tỷ lệ nợ quá hạn theo loại TSĐB tín dụng

Để xem xét chất lượng đảm bảo tín dụng bằng tài sản trước tiên cần phải xét đến tỷ lệ NQH cho vay có TSĐB được tính :

Tỷ lệ NQH cho vay có TSĐB =

Dư NQH cho vay có TSĐB ---

Tổng dư nợ cho vay có TSĐB Tỷ lệ này phản ánh số dư NQH cho vay có TSĐB tại ngân hàng chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng dư nợ có TSĐB tại ngân hàng. Tỷ lệ này càng cao thì chất lượng tín dụng có TSĐB càng thấp và ngược lại.

Đi sâu vào từng loại tài sản đảm bảo ta cần phải xem xét các chỉ tiêu : - Tỷ lệ NQH cho vay có TSĐB bằng sổ tiết kiệm

- Tỷ lệ NQH cho vay có TSĐB bằng GTCG khác - Tỷ lệ NQH cho vay có TSĐB bằng BĐS

- Tỷ lệ NQH cho vay có TSĐB bằng máy móc thiết bị - Tỷ lệ NQH cho vay có TSĐB bằng hàng tồn kho

- Tỷ lệ NQH cho vay có TSĐB bằng tài sản hình thành từ vốn vay - Tỷ lệ NQH cho vay có TSĐB bằng tài sản khác

Các chỉ tiêu này càng cao thì phản ánh chất lượng tín dụng cho vay có bảo đảm bằng các tài sản đó càng thấp và ngược lại.

b.Tỷ lệ nợ xấu theo loại bảo đảm tiền vay

Tỷ lệ nợ xấu cho vay có TSĐB =

Dư nợ xấu cho vay có TSĐB --- Tổng dư nợ cho vay có TSĐB

Tỷ lệ nợ xấu cho vay có TSĐB phản ánh khả năng thu hồi nợ của ngân hàng với các khoản cho vay có TSĐB. Tỷ lệ này càng cao thì chất lượng tín dụng cho vay có TSĐB càng thấp và ngược lại

Để đánh giá sâu hơn chỉ tiêu này ta cần xem xét các chỉ tiêu: - Tỷ lệ nợ xấu cho vay có TSĐB bằng sổ tiết kiệm

- Tỷ lệ nợ xấu cho vay có TSĐB bằng GTCG khác - Tỷ lệ nợ xấu cho vay có TSĐB bằng BĐS

- Tỷ lệ nợ xấu cho vay có TSĐB bằng máy móc thiết bị - Tỷ lệ nợ xấu cho vay có TSĐB bằng hàng tồn kho

- Tỷ lệ nợ xấu cho vay có TSĐB bằng tài sản hình thành từ vốn vay - Tỷ lệ nợ xấu cho vay có TSĐB bằng tài sản khác

Các tỷ lệ này càng cao phản ánh chất lượng đảm bảo tín dụng bằng tài sản càng thấp và ngược lại c. Tỷ lệ cấp tín dụng trên giá trị TSĐB Tỷ lệ cấp tín dụng trên giá trị TSĐB = Số lượng tín dụng --- Giá trị TSĐB

nghĩa vụ trả nợ thì mức độ bù đắp vốn của TSĐB là bao nhiêu. Ngân hàng nhà nước cũng như nội bộ ngân hàng đều có quy định về tỷ lệ cấp tín dụng trên giá trị tài sản đảm bảo tối đa cho từng loại tài sản đảm bảo: sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá, bất động sản, máy móc thiết bị, hàng tồn kho, tài sản hình thành từ vốn vay, ….. Các ngân hàng thường duy trì tỷ lệ này ở mức 50% đến 70%.

1.3.6.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đảm bảo tín dụng bằng tài sảntài sản tài sản

a. Nhân tố chủ quan

* Chất lượng thẩm định TSĐB của ngân hàng

Ngân hàng có thể lựa chọn tự định giá TSĐB hoặc thuê công ty định giá để định giá TSĐB. Nhưng dù ngân hàng tự định giá hay thuê định giá thì giá trị TSĐB phải được xác định tại thời điểm ký kết hợp đồng bảo đảm, giá trị này chỉ được dùng để xác định mức cho vay, không áp dụng khi xử lý TSĐB thu hồi nợ. Giá trị định giá phải dựa trên quy định khung giá của cơ quan nhà nước, thực trạng tài sản, giá thị trường của tài sản. Nếu giá trị định giá quá cao sẽ gây rủi ro cho ngân hàng khi phải xử lý TSĐB, ngược lại nếu giá trị định giá quá thấp khách hàng sẽ không khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn ngân hàng. Như vậy, nếu công tác định giá được thực hiện tốt sẽ tạo điều kiện cho khách hàng tiếp cận nguồn vốn ngân hàng và tránh được rủi ro cho ngân hàng khi xử lý TSĐB thu hồi nợ

* Chất lượng thẩm định khách hàng của ngân hàng

Khi việc thẩm định khách hàng được thực hiện tốt thì khả năng thu hồi nợ của ngân hàng sẽ cao, do đó giảm được tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn. Đồng thời thẩm định khách hàng tốt là điều kiện để lựa chọn biện pháp đảm bảo cũng như tài sản đảm bảo thích hợp.

* Chất lượng cán bộ tín dụng

quản lý và xử lý TSĐB tốt. Cán bộ tín dụng phải thường xuyên trau dồi kinh nghiệm, kiến thức, tu dưỡng đạo đức nghề nghiệp.

* Chất lượng công tác xử lý tài sản đảm bảo

Việc xử lý tài sản đảm bảo ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích các bên, vì vậy việc xử lý TSĐB phải công khai, minh bạch, đúng quy định, nhanh chóng, thuận tiện, bảo đảm quyền lợi các bên. Nếu xử lý tài sản không tốt sẽ dẫn đến xung đột về lợi ích và gây ra tranh chấp, trong trường hợp các bên không thể giải quyết được phải nhờ đến can thiệp của toàn án sẽ gây ra tổn thất cho ngân hàng, khoản nợ có thể không thu hồi được đầy đủ.

b. Nhân tố khách quan ảnh hưởng đến chất lượng bảo đảm tín dụng bằng tài sản của NHTM

* Môi trường pháp lý

Tín dụng là một hoạt động phức tạp, đòi hỏi môi trường pháp lý đầy đủ minh bạch. Vì vậy NHNN và chính phủ cần ban hành hệ thống văn bản pháp luật chi phối hoạt động tín dụng cũng như bảo đảm tín dụng đầy đủ, cụ thể, rõ ràng. Các văn bản pháp lý cần có sự thống nhất, tránh chồng chéo và thiếu đồng bộ, không phù hợp với thực tế.

* Môi trường kinh tế

Cả khách hàng và ngân hàng đều hoạt động trong môi trường kinh tế chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Công tác đảm bảo tín dụng có liên quan mật thiết đến tài sản của khách hàng, mà tài sản đảm bảo lại chịu ảnh hưởng của môi trường kinh tế. Vì vậy chất lượng đảm bảo tín dụng bằng tài sản phụ thuộc rất lớn vào môi trường kinh tế. Nếu môi trường kinh tế ổn định, phát triển, giá cả ổn định sẽ vừa là điều kiện thuận lợi để khách hàng trả nợ vừa là điều kiện thuận lợi để ngân hàng định giá và xử lý tài sản đảm bảo.

* Khách hàng

Bản thân khách hàng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng cũng như chất lượng đảm bảo tín dụng. Nếu khách hàng có năng lực tài chính, năng lực pháp lý, trình độ quản lý thì khả năng thu hồi nợ của ngân

hàng sẽ cao, do đó chất lượng tín dụng và chất lượng đảm bảo tín dụng sẽ tốt. Bên cạnh đó, rủi ro đạo đức cũng là một vấn đề quan trọng trong tín dụng. Nếu khách hàng cố tình lừa đảo, cung cấp thông tin sai sự thật mà ngân hàng không phát hiện ra thì rủi ro tín dụng là rất lớn mà tài sản đảm bảo khó có thể bù đắp được.

CHƯƠNG II

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH ĐẢM BẢO TÍN DỤNG BẰNG TÀI SẢN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI

CHI NHÁNH THĂNG LONG

2.1 Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội chi nhánh Thăng Long

2.1.1 Lịch sử hình thành

Trong 16 năm qua, nền kinh tế tài chính Việt Nam đã có những biến đổi to lớn. Việt Nam có những thời kỳ tăng trưởng mạnh mẽ, đồng thời cũng có những giai đoạn khó khăn do ảnh hưởng từ nền kinh tế tài chính quốc tế, mà đặc biệt phải kể đến cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997 và mới đây là cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2009 mà hậu quả của khủng hoảng kinh tế vẫn kéo dài đến bây giờ. Trong bối cảnh đó, Ngân hàng thương mại Cổ Phần Quân Đội đã có những bước đi đúng đắn, có những điều chỉnh thích hợp với thị trường. Vài năm trở lại, Ngân hàng thương mại Cổ Phần Quân Đội luôn vững vàng ở tốp 5 ngân hàng có mức lợi nhuận trước thuế cao nhất trong hệ thống ngân hàng TMCP tại Việt Nam.

NHTM Cổ Phần Quân Đội được thành lập theo Quyết định số 0037/GP- UB ngày 30/12/1993 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và hoạt động theo giấy phép số 0054/NH-GP ngày 14/09/1994 của NHNN Việt Nam với thời hạn hoạt động là 50 năm. Ngày 14/11/1994 NHTM Cổ Phần Quân Đội được chính

thức thành lập, có Hội sở chính tại số 3 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội.

NHTM Cổ Phần Quân Đội Thăng Long có tiền thân là chi nhánh Lê Trọng Tấn. Chi nhánh Lê Trọng Tấn được thành lập từ 18/6/2003, là chi nhánh cấp 2 của hệ thống NHTM Cổ Phần Quân Đội, trực thuộc chi nhánh cấp 1 Điện Biên Phủ. Từ tháng 11/2009 chi nhánh Lê Trọng Tấn đã có quyết định chuyển thành chi nhánh cấp 1. Từ tháng 12/2010 chi nhánh đã có quyết định chuyển thành chi nhánh Thăng Long, hiện chi nhánh Thăng Long đang quản lý 3 chi nhánh cấp 2 là chi nhánh Lê Trọng Tấn, chi nhánh Định Công, chi nhánh Yên Hòa.

Tuy thời gian hoạt động của chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội Thăng Long chỉ 8 năm nhưng chi nhánh đã đạt được nhiều thành tích nổi bật: tập thể tiềm năng 2003; đơn vị xuất xắc toàn diện 2004; cờ luân lưu quý 3 năm 2005; đơn vị vững mạnh toàn diện 6 tháng đầu năm 2006; đơn vị vững mạnh toàn diện 2009; đơn vị vững mạnh toàn diện 2010.

2.1.2 Cơ cấu bộ máy tổ chức

Số lượng nhân sự các phòng ban:

- Ban giám đốc : 3 đồng chí, chiếm 3,61%

- Phòng tín dụng : 29 đồng chí, chiếm 34,94%; trong đó: + Bộ phận hỗ trợ quan hệ khách hàng: 12 đồng chí + Bộ phận quan hệ khách hàng cá nhân: 7 đồng chí

+ Bộ phận quan hệ khách hàng doanh nghiệp: 10 đồng chí - Bộ phận quản lý tín dụng: 12 đồng chí, chiếm 14,46% - Phòng kế toán: 30 đồng chí, chiếm 36,14% , trong đó: +Phòng kho quỹ : 3 đồng chí

+Kế toán giao dịch: 12 đồng chí +Kế toán nội bộ: 12 đồng chí +Chăm sóc khách hàng: 3 đồng chí

- Phòng bảo vệ

Với gần 90 đồng chí (bao gồm cả phòng bảo vệ), quy mô của chi nhánh là tương đối lớn và đầy đủ các phòng ban nghiệp vụ và sắp xếp tương đối hợp lý đã tạo điều kiện cho cán bộ phát huy được năng lực chuyên môn và khả năng tiếp cận khác.

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức các phòng ban

Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban

Ban giám đốc

• Giám đốc và các Phó giám đốc có nhiệm vụ:

Phòng kho quỹ

Chi nhánh ngân hàng TMCP Quân Đội Thăng Long

Ban giám đốc Phòng tín dụng Phòng quản lý tín dụng Phòng kế toán và chăm sóc khách hàng Phòng hành chính nhân sự Kế toán dịch vụ Kế toán nội bộ Bộ phận chăm sóc khách hàng Phòng kho quỹ Bộ phận hỗ trợ quan hệ khách hàng Bộ phận quan hệ khách hàng doanh nghiêp Bộ phận quan hệ khách hàng cá nhân Doanh nghiệp vừa và nhỏ Tập đoàn lớn

• Xây dựng chương trình, kế hoạch và điều hành công việc hoạt động kinh doanh của chi nhánh theo sự chỉ đạ của ngành, ngân hàng thành phố, ngân hàng cấp ủy quyền cơ sở.

• Kịp thời phổ biến, kiểm tra việc thực hiện chế độ chính sách, thông tư, chỉ thị và nghị định của ngành đến với cán bộ nhân viên.

• Chăm lo bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ và đời sống của cán

bộ nhân viên trong chi nhánh.

Phòng tín dụng

a. Bộ phận quan hệ khách hàng( cá nhân và doanh nghiệp)

• Tham mưu, đề xuất chính sách và kế hoạch phát triển khách hàng

doanh nghiệp và khách hàng cá nhân trong và ngoài nước.

• Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình Marketing tổng thể

cho từng nhóm sản phẩm.

• Tiếp nhận, triển khai và phát triển các sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng dành cho khách hàng của mb. Phối hợp với các đơn vị liên quan, đề nghị mb hỗ trợ tổ chức quảng bá, giới thiệu với khách hàng về những sản phẩm dịch vụ của mb dành cho khách hàng, những tiện ích và những lợi ích mà khách hàng được hưởng.

• Tư vấn cho khách hàng lựa chọn sử dụng các sản phẩm dịch vụ của

mb. Phổ biến, hướng dẫn, giải đáp thắc mắc cho khách hàng về quy trình sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng với tính chuyên nghiệp cao.

• Chịu trách nhiệm về việc bán sản phẩm, nâng cao thị phần của chi

nhánh, tối ưu hoá doanh thu nhằm đạt mục tiêu lợi nhuận, phù hợp với chính sách và mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng.

• Chịu trách nhiệm theo dõi và quản lý khách hàng của chi nhánh

• Thực hiện các nghiệp vụ quản lý sau như: Kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất, thông qua các kênh thông tin khác nhau để giám sát tình hình sử dụng vốn của khách hàng có đúng như cam kết hay không, đề ra các biện pháp xử lý các sai phạm của khách hàng.

• Giải quyết các khiếu nại, thắc mắc của khách hàng trong phạm vi

• Duy trì, phát triển quan hệ giao dịch của khách hàng, thu hút khách hàng mới.

b. Bộ phận hỗ trợ quan hệ khách hàng

• Thẩm định, định giá TSĐB của khách hàng, ký kết hợp đồng thế chấp,

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình đảm bảo tín dụng bằng tài sản tại ngân hàng tmcp quân đội chi nhánh thăng long (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w