Đặc trưng của đảm bảo tín dụng bằng tài sản

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình đảm bảo tín dụng bằng tài sản tại ngân hàng tmcp quân đội chi nhánh thăng long (Trang 27 - 28)

5. Kết cấu của chuyên đề thực tập tốt nghiệp

1.3.2 Đặc trưng của đảm bảo tín dụng bằng tài sản

- Giá trị bảo đảm lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm

Bảo đảm tín dụng không chỉ là nguồn thu nợ của ngân hàng mà còn có ý nghĩa thúc giục người đi vay phải trả nợ, nếu không họ sẽ mất tài sản. Nhưng nếu giá trị của tài sản nhỏ hơn nghĩa vụ được bảo đảm thì người đi vay dễ có động cơ không trả nợ. Nghĩa vụ được bảo đảm bao gồm: vốn gốc và lãi (kể cả lãi quá hạn) và các chi phí liên quan khác.

- Tài sản phải thuộc quyền sở hữu hợp pháp của khách hàng vay vốn và được pháp luật cho phép giao dịch, đồng thời phải có đủ các cơ sở pháp lý để Ngân hàng được quyền ưu tiên xử lý tài sản để thu nợ, đó là cơ sở để người cho vay có quyền xử lý TSĐB để thu hồi nợ.

- Tài sản phải có thị trường tiêu thụ

Mức độ thanh khoản của tài sản có mối quan hệ tỷ lệ thuận đến lợi ích của Ngân hàng cho vay. Mức độ thanh khoản thấp hay nói cách khác là tài

sản khó bán thường khó được ngân hàng chấp nhận. Mức độ thanh khoản trung bình có thể chấp nhận được nhưng phải tính đến chi phí do kéo dài thời gian xử lý.

- Phải mua bảo hiểm cho tài sản trong thời hạn bảo đảm tiền vay và chuyển nhượng quyền thụ hưởng duy nhất cho bên nhận đảm bảo.

- Giá trị của vật bảo đảm hoàn toàn được xác định và ổn định trong thời gian dài nhằm tránh mất giá. Tuy nhiên không phải tài sản nào cũng đáp ứng được yêu cầu này, giá trị tài sản có thể thay đổi do khách quan như khấu hao, vì vậy ngân hàng thường định kỳ định giá lại giá trị TSĐB. Nếu giá trị định giá lại của tài sản không đủ đảm bảo cho nghĩa vụ tài chính thì ngân hàng sẽ yêu cầu khách hàng bổ sung TSĐB.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình đảm bảo tín dụng bằng tài sản tại ngân hàng tmcp quân đội chi nhánh thăng long (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w