Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình đảm bảo tín dụng bằng tài sản tại ngân hàng tmcp quân đội chi nhánh thăng long (Trang 69 - 72)

5. Kết cấu của chuyên đề thực tập tốt nghiệp

2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế

Thứ nhất, nguyên nhân từ môi trường pháp lý, kinh tế

Sự tác động của môi trường kinh tế, chính trị, xã hội có ảnh hưởng rất lớn không chỉ đến hoạt động của các doanh nghiệp mà của các ngân hàng nói chung, công tác thẩm định đảm bảo tiền vay của ngân hàng nói riêng. Sự thay đổi của môi trường kinh tế vĩ mô là rất khó dự đoán, khung giá các TSĐB liên tục biến động, gây khó khăn cho ngân hàng trong việc định giá TSĐB cũng như việc xử lý phát mại những TSĐB này để thu hồi nợ

Hơn nữa về mặt hồ sơ thủ tục pháp lý và sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng còn nhiều hạn chế. Thủ tục cho vay có TSĐB còn nhiều bất cập rắc rối, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn nhiều phiền hà, thủ tục công chứng còn nhiều phức tạp. Điều này gây tâm lý e ngại khi vay vốn của khách hàng. Trong nhiều trường hợp, khách hàng đã mua đất, nhà và muốn đem tài sản thế chấp cho món vay, nhưng vì chưa có sổ đỏ nên ngân hàng không thể tiến hành đăng ký giao dịch đảm bảo được, vậy là khách hàng phải đợi đến khi được cấp sổ đỏ ngân hàng mới có thể giải quyết cho vay. Thêm vào đó, sự phối hợp thiếu đồng bộ giữa các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền như: Phòng công chứng, Sở địa chính… làm mất rất nhiều thời gian của ngân hàng và khách hàng làm chậm tiến độ giải ngân…

Sự không đồng bộ, phù hợp của các điều luật, sự bất hợp lý giữa các điều luật với nhau như văn bản của Chính phủ với văn bản của các Bộ ngành liên quan hay với các bộ luật như luật đất đai, luật TCTD… cũng như giữa các quy định với thực tế nhiều khi tạo khe hở cho các cá nhân lợi dụng lừa đảo ngân hàng hoặc đôi khi hạn chế khả năng vay vốn của khách hàng, gây ảnh hưởng đến chất lượng đảm bảo tiền vay của ngân hàng.

Việc quản lý TSĐB của Chi nhánh vẫn chưa thực sự hiệu quả, chưa tổ chức một cách khoa học và hợp lý. Vì vậy, khi xảy ra biến động như sự tăng giảm giá của TSĐB, chất lượng TSĐB giảm sút do sự quản lý yếu kém của khách hàng, Chi nhánh có thể không phản ứng kịp, ảnh hưởng đến chất lượng công tác bảo đảm tiền vay của ngân hàng.

Các cán bộ của MB Thăng Long hầu hết vẫn còn trẻ và chưa được đào tạo bài bản, chuyên sâu về công tác thẩm định TSĐB, chưa có nhiều kinh nghiệm, thực thế trong công tác này dẫn đến có nhiều hạn chế trong việc thẩm định, đánh giá khách hàng cũng như công tác định giá TSĐB.

Việc thu nhập thông tin về khách hàng vẫn còn nhiều hạn chế. Hiện nay, tại Chi nhánh cán bộ tín dụng còn ít so với quy mô hoạt động tín dụng. Do vậy, việc phải thường xuyên tiếp cận với một lượng lớn các mối quan hệ khách hàng làm cho họ không có nhiều thời gian thu thập thông tin đầy đủ, toàn diện để đánh giá dự án, phương án vay vốn của khách hàng.

Nguyên nhân từ phía khách hàng

Khách hàng vay vốn không có đủ khả năng để xây dựng, đánh giá phương án, dự án sản xuất kinh doanh nên số liệu trình ngân hàng khác xa so với số liệu thực tế nên gây khó khăn cho công tác thẩm định của ngân hàng và có thể ảnh hưởng đến khả năng thu nợ từ phương án, dự án vay vốn. Do vậy buộc ngân hàng phải xử lý TSĐB để thu nợ.

Mỗi khách hàng khi đến vay vốn ngân hàng đều muốn nhận được số tiền lớn hơn số tiền họ cần để bù đắp những chi phí phát sinh, vì vậy họ thường sửa đổi, chế biến số liệu làm cho giá trị của TSĐB lớn hơn giá trị thực tế hay giá trị của dự án đầu tư tăng lên nhằm vay được nhiều vốn hơn. Ngoài ra có những trường hợp khách hàng còn cố tình lừa đảo ngân hàng nhằm sử dụng những mục đích không hợp pháp, sai mục đích, gây ảnh hưởng đến chất lượng bảo đảm tiền vay của ngân hàng.

Do khách hàng yếu kém trong năng lực quản lý kinh doanh, thiếu sự nhan nhạy, nắm bắt thị trường, đầu tư vốn không hợp lý đã dẫn đến việc tình hình sản xuất kinh doanh không hiệu quả làm ảnh hưởng đến khách hàng và ngân hàng. Khách hàng thì mất khả năng thanh toán còn ngân hàng thì không thu hồi được nợ.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BẢO ĐẢM TÍN DỤNG BẰNG TÀI SẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG

MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH THĂNG LONG 3.1. Định hướng phát triển và nâng cao chất lượng TSĐB tại NHTM Cổ phần Quân đội Chi nhánh Thăng Long

3.1.1. Định hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Quân đội Chi nhánh Thăng Long nhánh Thăng Long

Mục tiêu tổng quát

Xác định mục tiêu kinh doanh: tăng trưởng bền vững, an toàn, chất lượng, hiệu quả.

Mục tiêu cụ thể:

Trở thành chi nhánh hàng đầu trong hệ thống Ngân hàng Quân Đội trong tất cả các lĩnh vực: huy động vốn, chất lượng tín dụng, chất lượng dịch vụ và lợi nhuận.

Tập trung vào các khách hàng doanh nghiệp truyền thống, các tập đoàn kinh tế và các doanh nghiệp lớn.

Tập trung có chọn lọc các doanh nghiệp vừa và nhỏ Mở rộng các hoạt động kinh doanh trên thị trường vốn.

Phát triển hơn nữa các dịch vụ khách hàng cá nhân, các hoạt động đầu tư của ngân hàng.

Phát triển tín dụng với phương châm an toàn hiệu quả và bền vững.

Đẩy mạnh công tác đào tạo đội ngũ cán bộ, chuẩn bị tốt nguồn nhân lực cho sự phát triển và mở rộng.

Phấn đấu tăng tỷ lệ thu nhập từ các hoạt động tín dụng lên 45% tổng thu nhập của ngân hàng.

Nâng cao công tác vận động, tuyên truyền quảng cáo, tiếp thị đổi mới phong cách làm việc, thái độ giao tiếp và công tác thanh toán kịp thời đối với khách hàng.

Liên kết chặt chẽ hơn nữa với các chi nhánh khác, hỗ trợ nhau cùng phát triển góp phần đưa MB thành tập đoàn tài chính vững mạnh.

Kinh doanh đảm bảo thực hiện theo đúng pháp luật của Nhà nước, của ngành, đảm bảo hiệu quả, an toàn vốn.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình đảm bảo tín dụng bằng tài sản tại ngân hàng tmcp quân đội chi nhánh thăng long (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w