Nâng cao chất lượng công tác xử lý TSĐB

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình đảm bảo tín dụng bằng tài sản tại ngân hàng tmcp quân đội chi nhánh thăng long (Trang 78 - 80)

5. Kết cấu của chuyên đề thực tập tốt nghiệp

3.2.6. Nâng cao chất lượng công tác xử lý TSĐB

Trong trường hợp khách hàng vay hoặc bên bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ, thì tài sản dùng để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ được ngân hàng xử lý để thu hồi nợ. TSĐB tiền vay được xử lý theo phương thức thoả thuận trong hợp đồng tín dụng hoặc hợp đồng bảo đảm. Trong trường hợp các bên không xử lý được TSĐB theo phương thức đã thoả thuận thì ngân hàng có quyền chủ động áp dụng các phương thức xử lý TSĐB theo quy định của pháp luật.

Việc phát mại TSĐB nếu thực hiện một cách đơn giản, nhanh chóng đảm bảo được quyền lợi của các bên thì sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng trong việc thu hồi khoản nợ cũng như tiết kiệm được chi phí và thời gian. Ngược lại, nếu ngân hàng xử lý không tốt, lợi ích của các bên mâu thuẫn với nhau thì rất dễ gây ra tranh chấp, trong trường hợp các bên không giải quyết được phải nhờ đến sự can thiệp của toà án, chi phí cao, ngân hàng dễ bị tổn thất, khoản nợ có thể không được thu hồi đầy đủ và mất nhiều thời gian.

Vì vậy để nâng cao chất lượng xử lý TSĐB Chi nhánh cần thực hiện: Trong công tác phát mại TSĐB cần quy định rõ cách thức áp dụng đối với từng đối tượng khách hàng và TSĐB. Nếu khách hàng có thiện chí trong việc khắc phục trả nợ, họ đã tận thu mà vẫn không trả được nợ thì Chi nhánh nên tạo điều kiện để họ tự phát mại tài sản, thu hồi đúng và đủ giá trị của tài sản từ đó thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho Chi nhánh. Biện pháp này vừa tiết kiệm thời gian và chi phí cho Chi nhánh, vừa phát huy được năng lực tự giải quyết của người vay, tuy nhiên chỉ áp dụng được trong trường hợp khách hàng có thiện chí cao trong việc hợp tác xử lý TSĐB. Trường hợp TSĐB là dây chuyền sản xuất, máy móc thiết bị không đồng bộ Chi nhánh cần tham khảo ý kiến chuyên môn từ đó chọn giải pháp bán trọn bộ hay xé lẻ cho bảo đảm có lợi nhất. Trong một số trường hợp thị trường bán sản phẩm đó còn gặp nhiều khó khăn, thủ tục pháp lý trong việc xử lý còn nhiều vấn đề, Chi

nhánh nên phối hợp với Công ty đấu giá để đẩy nhanh tốc độ hoàn thiện thủ tục cũng như nhanh chóng chuyển nhượng được tài sản, thu hồi một phần hoặc toàn bộ nợ, tuy nhiên giá phải trả là chi phí cao. Chi nhánh, trong mỗi tình huống cần linh hoạt để lựa chọn phương án xử lý tốt nhất nhằm tối thiểu hoá chi phí.

Nhằm khắc phục hạn chế về thời gian xử lý TSĐB, Chi nhánh có thể thành lập một bộ phạn chuyên về xử lý NQH cũng như xử lý TSĐB để trong trường hợp cần thiết bộ phận này có thể áp dụng các biện pháp vừa mang tính thuyết phục vừa mang tính cưỡng chế để thu hồi nhanh chóng các khoản NQH, tiết kiệm được thời gian cũng như chi phí. Chi nhánh cần có cơ chế quản lý chi phí thích hợp, phải quán triệt tinh thần tiết kiệm, cắt giảm chi phí không hợp lý hợp lệ trong công tác xử lý TSĐB.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình đảm bảo tín dụng bằng tài sản tại ngân hàng tmcp quân đội chi nhánh thăng long (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w