1. Khái niệm xung đột pháp luật.
Xung đột luật là trường hợp hai hay nhiều hệ thống pháp luật của các nước khác nhau cùng cĩ thể được áp dụng để điều chỉnh một nhĩm quan hệ cụ thể cĩ yếu tố nước ngồi và cơ quan Nhà nước cĩ thẩm quyền phải tiến hành chọn một trong hai hệ thống pháp luật để áp dụng.
Thí dụ : Cơng dân A là người Pháp kết hơn với cơng dân B là người Việt Nam, luật hơn nhân gia đình Việt Nam và Luật Dân sự (phần Hơn nhân Gia đình) của Pháp đều được áp dụng để điều chỉnh việc kết hơn. Vấn đề đặt ra là phải chọn hệ thống pháp luật nào để điều chỉnh quan hệ cụ thể đĩ.
2. Quy phạm xung đột.
Quy phạm xung đột là loại quy phạm pháp luật đặc thù của tư pháp quốc tế khơng giải quyết trực tiếp, dứt khốt, cụ thể quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ pháp luật mà chỉ xác định pháp luật nước nào cần phải áp dụng để điều chỉnh các quan hệ quốc tế phát sinh giữa các bên.
Cĩ nhiều loại quy phạm xung đột:
- Quy phạm xung đột một chiều: đĩ là những qui phạm qui định rõ việc áp dụng pháp luật của một nước cụ thể để giải quyết các quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ tư pháp quốc tế cụ thể. Thơng thường pháp luật được áp dụng là pháp luật của nước ban hành văn bản cĩ qui phạm xung đột.
Thí dụ: Điều 17 luật hàng khơng dân dụng Việt Nam qui định rằng: “Việc chuyển nhượng quyền sở hữu, cầm cố, thế chấp tàu bay dân dụng Việt Nam phải tuân theo qui định của pháp luật Việt Nam”.
- Quy phạm pháp luật hai chiều: là qui phạm pháp luật khơng qui định phải áp dụng pháp luật của nước ban hành ra qui phạm này (hoặc tham gia xây dựng qui phạm này) hay của nước khác một cách cụ thể mà chỉ vạch ra nguyên tắc chung xác định pháp luật nước nào sẽ phải được áp dụng.
Thí dụ : Khoản 2 điều 31 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam – Hung-ga-ri 1985 qui định : “các điều kiện về nội dung của việc kết hơn đối với mỗi người trong cặp vợ chồng tương lai phải tuân theo pháp luật của nước mà họ là cơng dân”.
Việc phân loại trên dựa trên cơ sở về mặt hình thức. Qui phạm xung đột cịn được phân loại dựa trên cơ sở là phần hệ thuộc của qui phạm căn cứ vào phần hệ thuộc, qui phạm xung đột được chia thành các loại :
- Quy phạm qui định áp dụng pháp luật nhân thân : pháp luật nhân thân gồm pháp luật của nước mà đương sự là cơng dân và pháp luật nơi cư trú của đương sự. Thí dụ các quan hệ thừa kế động sản, hơn nhân gia đình … Tuy nhiên pháp luật nhân thân cịn tùy thuộc vào qui định từng quốc gia, của từng điều ước quốc tế giữa các quốc gia.
- Quy phạm qui định áp dụng pháp luật của nước mà pháp nhân mang quốc tịch. Qui phạm này được áp dụng để xem xét các vấn đề như thành lập giải thể, thanh lý tài sản của pháp nhân.
- Quy phạm qui định áp dụng pháp luật của nước nơi cĩ vật : được áp dụng trong quan hệ sở hữu, thừa kế bất động sản cĩ yếu tố nước ngồi.
- Quy phạm qui định áp dụng pháp luật do các bên ký kết hợp đồng lựa chọn áp dụng trong mua bán hàng hải.
- Quy phạm qui định áp dụng pháp luật của nước nơi thực hiện hành vi : như nơi ký kết hợp đồng, nơi thực hiện nghĩa vụ, nơi tiến hành kết hơn. Việc áp dụng qui phạm loại này tùy thuộc vào qui định của từng quốc gia hoặc điều ước giữa các quốc gia.
- Quy phạm qui định áp dụng pháp luật của nước bên bán hàng : áp dụng trong trường hợp các bên khơng cĩ thỏa thuận gì về việc chọn pháp luật.
- Quy phạm qui định áp dụng pháp luật của nước nơi xảy ra sự vi phạm pháp luật. - Quy phạm qui định áp dụng pháp luật của nước cĩ Tịa án giải quyết tranh chấp.