• Luật lao động là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam bao gồm
tổng thể các qui phạm pháp luật điều chỉnh mối quan hệ lao động phát sinh giữa người lao động làm cơng ăn lương với người sử dụng lao động và các quan hệ xã hội liên quan trực tiếp với quan hệ lao động.
• Quan hệ lao động là quan hệ phát sinh trong quá trình người sử dụng lao động tuyển
chọn và sử dụng sức lao động của người lao động tại các doanh nghiệp hoặc tại các cơ quan nhà nước và tổ chức xã hội. Cơ sở của quan hệ lao động là hợp đồng lao động Người sử dụng lao động là các cá nhân (ít nhất đủ 18 tuổi), hộ gia đình, tổ hợp tác, các doanh nghiệp trong nước, các doanh nghiệp cĩ vốn đầu tư nước ngồi, tổ chức nước ngồi tại Việt nam và cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, …
Người lao động là người Việt Nam (ít nhất đủ 15 tuổi cĩ khả năng lao động và cĩ ký kết hợp đồng), người nước ngồi làm việc trong các doanh nghiệp Việt Nam cho cá nhân và tổ chức Việt Nam (trừ trường hợp cĩ qui định khác theo điều ước Quốc tế mà nhà nước ta tham gia). Người lao động là cơng chức, viên chức nhà nước, người giữ các chức vụ được bầu, bổ nhiệm, người thuộc lực lượng quân đội nhân dân, cơng an nhân dân người thuộc các tổ chức chính trị xã hội, xã viên hợp tác do các văn bản pháp luật khác qui định, nhưng cũng được áp dụng một số qui định trong Bộ luật lao động.
• Các quan hệ liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động là các quan hệ cĩ ý nghĩa duy trì bảo vệ sự ổn định của các quan hệ lao động. Các quan hệ này là:
- Quan hệ về việc làm - Quan hệ về học nghề
- Quan hệ giữa tổ chức cơng đồn với người sử dụng lao động và người lao động - Quan hệ về bảo hiểm xã hội
- Quan hệ về bồi thường thiệt hại tài sản - Quan hệ về giải quyết tranh chấp lao động
• Phương pháp điều chỉnh của pháp luật lao động:
- Phương pháp thỏa thuận : thể hiện trong việc ký kết hợp đồng lao động và thực hiện hợp đồng lao động. Tuy nhiên cũng cĩ sự ràng buộc nhất định giữa các chủ thể chứ khơng hồn tồn giống như trường hợp dân sự. Thí dụ tiền lương do hai bên thỏa thuận nhưng khơng thấp hơn mức lương tối thiểu do nhà nước qui định.
- Phương pháp mệnh lệnh : thể hiện trong quá trình người sử dụng lao động tổ chức điều hành quá trình lao động theo nhu cầu sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên phương pháp mệnh lệnh
được sử dụng mềm dẻo hơn so với luật hành chánh. Thí dụ người lao động cĩ quyền từ chối cơng việc hoặc bỏ nơi làm việc nếu thấy nguy cơ xảy ra tai nạn lao động.
- Phương pháp điều chỉnh quan hệ lao động bằng sự tham gia của cơng đồn : thể hiện trong ký kết thỏa ước lao động tập thể, đình cơng, …