Pháp luật ngoại giao và lãnh sự: là tổng hợp các qui phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động đối ngoại chính thức giữa các chủ thể của luật quốc tế, đặc biệt là qui định về hình thức, tổ

Một phần của tài liệu Giáo trình Pháp luật đại cương: Phần 2 (Trang 42 - 43)

II- MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỤ THỂ CỦA CƠNG PHÁP QUỐC TẾ.

4. Pháp luật ngoại giao và lãnh sự: là tổng hợp các qui phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động đối ngoại chính thức giữa các chủ thể của luật quốc tế, đặc biệt là qui định về hình thức, tổ

đối ngoại chính thức giữa các chủ thể của luật quốc tế, đặc biệt là qui định về hình thức, tổ chức và hoạt động của các cơ quan đại sứ quán, lãnh sự quán, qui định về quyền ưu đãi và miễn trừ dành cho các cơ quan này và cho một số các thành viên của các cơ quan này về cách thức đàm phán, soạn thảo các văn kiện ngoại giao :

Các văn bản pháp luật về ngoại giao Cơng ước viên 1961 về quan hệ ngoại giao Cơng ước viên 1963 về quan hệ lãnh sự

Cơng ước về quyền ưu đãi và miễn trừ của Liên hiệp quốc 1946, của các tổ chức liên chính phủ 1980

Bên cạnh các điều ước trên, Việt Nam đã ban hành : - Pháp lệnh về lãnh sự 1990

- Pháp lệnh về quyền ưu đãi miễn trừ dành cho các cơ quan ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của các tổ chức quốc tế tại Việt nam 1993

Chức năng của cơ quan đại diện ngoại giao tại nước nhận đại diện :

- Bảo vệ quyền lợi của quốc gia cử đại diện và của những người thuộc quốc tịch nước đĩ tại nước nhận đại diện

- Đàm phán với chính phủ nước nhận đại diện

- Tìm hiểu bằng những phương tiện hợp pháp về tình hình của nước nhận đại diện cho nước cử đại diện

- Thúc đẩy quan hệ hữu nghị hợp tác nhiều mặt của hai nước + Đại sứ quán là cơ quan đại diện ngoại giao cao nhất ở nước ngồi

Người đứng đầu là đại sứ quán đặc mệnh tồn quyền. Đại sứ quán và các viên chức nhân viên của đại sứ quán được hưởng các quyền về bất khả xâm phạm chỗ ở, trụ sở, phương tiện đi lại, thư tín, hồ sơ lưu trữ và tài liệu, quyền miễn thuế. Viên chức ngoại giao được quyền miễn trừ xét xử về hình sự, dân sự và xử lý hành chánh trừ những trường hợp mà viên chức ngoại giao tham gia với tư cách riêng

+ Lãnh sự quán : là cơ quan đặc biệt của nước cử đặt tại lãnh thổ của nước tiếp nhận nhằm thực hiện một số chức năng nhất định trên một lãnh thổ nhất định theo sự thỏa thuận của hai nước.

Chức năng của cơ quan lãnh sự :

- Bảo vệ lợi ích của quốc gia, cơng dân, pháp nhân của nước cử đại diện trong phạm vi cho phép

- Khuyến khích phát triển quan hệ hợp tác

- Tìm hiểu tình hình nước sở tại để báo cáo cho chính phủ nước cử lãnh sự

- Cấp hộ chiếu, giấy tờ đi đường cho cơng dân nước mình

- Thị thực giấy tờ cho người nước ngồi muốn đến nước cử lãnh sự - Cơng chứng, giúp đỡ cho cơng dân nước cử đại diện

Cơ quan lãnh sự, viên chức nhân viên của cơ quan lãnh sự được hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ lãnh sự nhưng ở mức độ hạn chế hơn so với quyền ưu đãi và miễn thuế ngoại giao.

Một phần của tài liệu Giáo trình Pháp luật đại cương: Phần 2 (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)