Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán NVL,

Một phần của tài liệu Công tác kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ tại Công ty CP Điện Thanh Hoá (Trang 74 - 80)

với số lượng lớn các chủng loại, quy cách đa dạng của NVL - CCDC như vậy, kế toán NVL, CCDC có tầm quan trọng đáng kể trong công tác kế toán nói chung của đơn vị. Kế toán và quản lý tốt đối với NVL, CCDC sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì công tác kế toán và quản lý NVL, CCDC tại Điện Lực Thanh Hoá vẫn còn tồn tại những hạn chế mà đơn vị có khả năng sửa chữa, cải thiện nhằm đáp ứng tốt hơn nữa yêu cầu trong công tác quản lý của đơn vị.

Như vậy, hoàn thiện công tác kế toán NVL, CCDC tại Điện Lực Thanh Hoá không chỉ xuất phát từ nhu cầu thực tế của bản thân đơn vị mà còn là sự đòi hỏi khách quan của công tác nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý.

3.2.2/ Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán NVL, CCDC tại Điện Lực Thanh Hoá Điện Lực Thanh Hoá

Để nâng cao và hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán nói chung và công tác kế toán NVL, CCDC nói riêng, ngoài việc duy trì và phát huy những ưu điểm đã có thì bên cạnh đó cần tìm nhanh chóng tìm ra các biện pháp khắc

phục những hạn chế đang tồn tại làm ảnh hưởng nhất định đến công tác kế toán tại đơn vị.

Với đặc thù ngành nghề kinh doanh, tình hình thực tế, sau thời gian thực tập tại Điện Lực Thanh Hoá, nhận thức được tầm quan trọng của kế toán NVL, CCDC đối với công tác kế toán nói chung, em đưa ra một số kiến nghị sau dựa vào những hạn chế còn tồn tại cũng như điều kiện, tình hình thực tế của kế toán NVL, CCDC.

Kiến nghị 1: Về công tác mua sắm NVL, CCDC tại Điện Lực Thanh Hoá

Như đã trình bày ở phần trên, công tác mua sắm NVL, CCDC tại Điện Lực Thanh Hoá còn tồn tại nhiều bất cập. Điện Lực cần cải tiến thực trạng công tác mua sắm NVL, CCDC còn chưa linh hoạt, chưa năng động hiện nay. Để hoàn thiện hơn, Điện Lực Thanh Hoá ngay từ bây giờ phải đổi mới sao cho việc mua sắm vật tư được linh hoạt và phù hợp, sát với thực tế. Cụ thể là kế hoạch vật tư trước hết phải xuất phát từ các đơn vị, bộ phận cơ sở sử dụng vật tư. Bởi vì có dựa trên kế hoạch của các bộ phận sử dụng thì Điện Lực mới tổng hợp và làm căn cứ cho kế hoạch mua sắm NVL, CCDC sát thực với thực tế, mới biết được chủng loại nào cần mua nhiều, cần dự trữ và số lượng, chất lượng ra sao để đảm bảo cho các hoạt động một cách vừa kinh tế vừa hiệu quả nhất.

Đồng thời đội ngũ quản lý tại Điện Lực phải kịp thời, linh hoạt với những biến động của thị trường như nguồn cung cấp, giá cả, chất lượng, các chủng loại quy cách… bởi vì không chỉ như các doanh nghiệp thông thường khác, NVL, CCDC của Điện Lực mang nhiều đặc điểm kỹ thuật đặc thù với các yêu cầu và thông số cần thiết. Quá trình thực hiện công tác mua sắm tốt nhất phải là sự phối hợp linh hoạt giữa thông tin và thực tế của các hoạt động khác như sử dụng, quản lý, nhu cầu… đối với NVL, CCDC. Do vậy nó cũng đòi hỏi sự phối hợp và thống nhất trong quản lý và thông tin giữa các cấp, các

bộ phận trong đơn vị. Điện Lực Thanh Hoá cần chú ý từ khâu lập kế hoạch cho đến chào hàng cạnh tranh, từ quán triệt trong đơn vị cho đến trình lên Công ty I đảm bảo sao cho thời gian nhanh chóng, kịp thời.

Kiến nghị 2: Về công tác sử dụng NVL, CCDC

Như đã trình bày ở trên, công tác sử dụng NVL, CCDC tại Điện Lực Thanh Hoá còn có một số hạn chế tại các đơn vị (phần lớn là các chi nhánh, phân xưởng, đội trạm). Các đơn vị này đều lĩnh vật tư dư thừa hàng quý. Do đó gây nên tình trạng tồn đọng vật tư và tốn kém cho công tác bảo quản tại các đơn vị cơ sở.

Để cải thiện thực trạng trên, cụ thể, cần chấn chỉnh đối với các đơn vị sử dụng vật tư trong việc lập kế hoạch sử dụng vật tư cho hàng kỳ. Kế hoạch sử dụng vật tư của các đơn vị, bộ phận cần phải sát với thực tế hơn, tránh tình trạng kế hoạch lập ra quá chênh lệch so với thực tế sử dụng làm ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý và công tác kế toán, công tác quản lý vật tư. Từ kế hoạch sử dụng sát thực tế đó, Điện Lực mới có căn cứ để tiến hành lập kế hoạch và mua sắm NVL, CCDC phù hợp và hiệu quả, tránh tình trạng dư thừa một số loại vật tư nhưng lại thiếu một số loại khác, không đáp ứng hiệu quả cho các hoạt động của đơn vị. Muốn vậy, ngay tại các đơn vị cơ sở (các chi nhánh điện, phân xuởng, phòng ban…) phải chú trọng, cẩn thận trong khi lập kế hoạch sử dụng vật tư, căn cứ vào thực tế sử dụng năm trước, kỳ trước của mình đồng thời cũng cần chú ý đến các kế hoạch sản xuất, sửa chữa, phục hồi nâng cấp, đầu tư xây dựng mới của mình.

Các đơn vị cơ sở khi lĩnh vật tư từ Điện Lực thì trước đó cần đưa ra kế hoạch chi tiết ngắn hạn dưới 1 tháng và kế hoạch này phải sát với thực tế sử dụng.

Kiến nghị 3: Về công tác báo cáo quản trị tình hình NVL, CCDC

Công tác báo cáo nhanh về tình hình Nhập - xuất - tồn NVL, CCDC còn rất thụ động, không kịp thời mà còn chậm trễ. Do đó, một số loại vật tư NVL, CCDC kém, mất phẩm chất không được báo cáo kịp thời ảnh hưởng lớn đến các quyết định kinh tế, quyết định quản lý và xử lý không kịp thời nên không đạt được hiệu quả cao.

Đây là một tồn tại mà Điện Lực Thanh Hoá có thể khắc phục được ngay. Bởi vì hiện tại phần mềm kế toán vật tư đã đáp ứng tốt yêu cầu, cho phép lập các báo cáo hàng ngày. Theo em, để tránh thụ động trong công tác kế toán lập các báo cáo quản trị về tình hình NVL, CCDC thì các nhà quản lý Điện Lực Thanh Hoá có thể đưa ra một quy chế riêng trong đơn vị quy định cụ thể về thời gian và trình tự, cách thức lập các báo cáo kế toán quản trị về vật tư. Đồng thời theo đó là các hình thức xử phạt đối với việc vi phạm để cán bộ kế toán theo đó nâng cao ý thức với công tác này, áp dụng và thực hiện đúng đắn, kịp thời tránh tình trạng thực hiện thụ động như hiện nay. Nhờ đó, NVL - CCDC mới được theo dõi quản lý chặt chẽ, các loại kém mất phẩm chất được phát hiện, xử lý kịp thời và nâng cao hiệu quả công tác kế toán và quản lý vật tư.

Kiến nghị 4: Về công tác thanh xử lý NVL, CCDC

Tại Điện Lực Thanh Hoá NVL, CCDC được tiến hành thanh lý 1 năm hai đợt trong khi vật tư cần thanh lý 1 năm lên đến vài tỷ đồng. Công tác thanh xử lý vật tư thu hồi, tồn đọng, kém, mất phẩm chất còn nhiều bất cập, chậm trễ như đã phân tích ở trên.

Để đối mới và hoàn thiện công tác này, Điện Lực Thanh Hoá cần tiến hành thanh lý, xử lý đối với NVL, CCDC thu hồi, tồn đọng, kém mất phẩm chất thường xuyên hơn, có thể tăng lên 4-5 đợt mỗi năm.

KẾT LUẬN

Điện Lực Thanh Hoá là một doanh nghiệp Nhà nước hạch toán phụ thuộc Công ty Điện Lực I, tuy nhiên trong những năm gần đây đơn vị đã đạt được những thành tích đáng kể trong sản xuất kinh doanh. Không chỉ hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch được giao, đơn vị đã nhận thức được vai trò và nhiệm vụ quan trọng của mình từ đó nỗ lực để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về điện năng sinh hoạt và sản xuất của nhân dân trong tỉnh. Tại Điện Lực Thanh Hoá, công tác kế toán NVL, CCDC có vai trò quan trọng vì với một số lượng lớn chủng loại NVL, CCDC có giá trị lớn để cung cấp cho các hoạt động sản xuất kinh doanh vận hành lưới điện, duy tu sửa chữa thì hoàn thiện kế toán NVL, CCDC chính là góp phần vào việc nâng cao hiệu quả kinh doanh và quản lý cho đơn vị.

Trong suốt quá trình thực tập tại Điện Lực Thanh Hoá, em đã có điều kiện tìm hiểu về đặc điểm cũng như chi tiết về công tác kế toán NVL, CCDC. Nhìn chung, công tác kế toán NVL, CCDC tại đơn vị tuân thủ đúng chế độ và quy định , thủ tục nhập xuất tương đối chặt chẽ. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, kế toán NVL, CCDC tại đơn vị còn tồn tại một số hạn chế làm ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý. Xuất phát từ tình hình thực tế của Điện Lực Thanh Hoá cũng như kiến thức đã được trang bị tại trường lớp, em đã đưa ra một số biện pháp để khắc phục và hạn chế những tồn tại trong công tác kế toán NVL, CCDC của đơn vị. Qua đó, góp phần hoàn thiện và nâng cao hơn hiệu quả công tác kế toán và hiệu quả quản lý nói chung.

Để hoàn thành được chuyên đề thực tập này, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Th.s Nguyễn Hữu Đồng, Ban Giám đốc, Phòng Tài chính - kế toán và các phòng ban khác của Điện Lực Thanh Hoá đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình thực tập và hoàn thiện chuyên đề.

Trong quá trình hoàn thành chuyên đề thực tập, do trình độ và thời gian nghiên cứu còn hạn chế, em không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được đóng góp của thầy giáo và các anh chị cán bộ phòng kế toán – tài chính Điện Lực Thanh Hoá để chuyên đề được hoàn thiện hơn.

Ngày18 tháng 4 năm 2008

Sinh viên Trịnh Thị Ngọc

1/ Giáo trình Kế toán tài chính doanh nghiệp – NXB Đại học Kinh tế Quốc Dân – 2006.

2/ Giáo trình Lý thuyết hạch toán kế toán – NXB Tài chính – 2003. 3/ Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam – H. Tài chính 2006. 4/ Chế độ kế toán doanh nghiệp – NXB Tài chính – 2006.

5/ Hệ thống sổ sách kế toán tại Điện Lực Thanh Hoá năm 2007, 2008. 6/ Một số tạp chí và trang web khác…

Một phần của tài liệu Công tác kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ tại Công ty CP Điện Thanh Hoá (Trang 74 - 80)