* Đối với NVL, CCDC mua ngoài về nhập kho:
Giá NVL, CCDC mua ngoài bao gồm: giá mua trước thuế ghi trên hoá đơn (trường hợp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì giá thực tế của NVL, CCDC được xác định là giá thanh toán). Trường hợp hợp đồng mua bán vật tư có quy định giao hàng tại đơn vị cung cấp thì giá mua vật tư bao
gồm cả chi phí vận chuyển bốc xếp, thuê kho bãi…, hao hụt tự nhiên trong định mức (nếu có).
* Đối với NVL, CCDC phát hiện thừa thiếu trong kiểm kê:
NVL, CCDC phát hiện thừa trong kiểm kê, căn cứ vào kết luận của Hội đồng kiểm kê xác định chất lượng và giá cả của số NVL, CCDC phát hiện thừa trong kiểm kê nhập kho. NVL, CCDC phát hiện thiếu trong kiểm kê, căn cứ vào giá trị sổ sách xuất kho và xử lý theo quy định.
* Đối với NVL, CCDC xuất kho, tồn kho cuối kỳ:
Điện Lực Thanh Hoá áp dụng phương pháp giá bình quân gia quyền tức thời cho NVL, CCDC xuất kho (bình quân sau mỗi lần nhập). Công thức tính giá NVL, CCDC xuất kho như sau:
Giá trị NVL, CCDC tồn kho tại thời điểm xuất kho Số lượng NVL, CCDC tồn kho tại thời điểm xuất kho
Đối với trường hợp nhập xuất thẳng, đơn vị cũng làm thủ tục nhập xuất kho và tính giá theo phương pháp thực tế đích danh.
Ví dụ:
Ngày 1/1/2008 tồn kho nguyên liệu ‘dầu cách điện’ của đơn vị 200 l, đơn giá 22.000 đ/l.
Ngày 6/1/2008, nhập kho nguyên liệu ‘dầu cách điện’ là 500 l, giá thực tế nhập kho: 25.500 đ/l.
Kế toán xác định giá đơn vị bình quân 1 l ‘dầu cách điện’ là: (200 x 22.000 + 500 x 25.500) : (200 + 500) = 24.500 đ/l Ngày 14/1/2008, xuất kho nguyên liệu ‘dầu cách điện’ 200 l. Kế toán xác định giá thực tế 200 l ‘dầu cách điện’ xuất kho là: 200 x 24.500 = 4.900.000 đ.
Việc sử dụng phần mềm kế toán của ngành tại Điện Lực Thanh Hoá trong công tác hạch toán kế toán đã được thực hiện tương đối hoàn chỉnh. Đối với công tác hạch toán NVL, CCDC, vật tư nhập xuất trong kỳ được nhập vào máy hàng ngày. Máy tính sẽ tự động tính ra đơn giá và giá trị vật tư xuất kho trên mỗi phiếu xuất kho.